7. Cấu trúc của đề tài
2.3.1. Định hướng phát giao thông vận tải
2.3.1.1. Đường bộ
Cải tạo nâng cấp tuyến quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Mũi Chùa đạt tiêu chuẩn cấp II, xây dựng đường ven biển từ Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình – Thanh Hóa.
Cải tạo và nâng cấp quốc lộ 18C từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô, đường 340 từ Hải Hòa đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh và quốc lộ 279 trong vành đai 2 đạt cấp III miền núi.
Cải tạo và nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ kết nối với hệ thống đường quốc gia. Nâng cấp và xây dựng mới các đường 341, 324, 343, 344.
Xây dựng cầu Vân Tiên và đường 18 nối qua đảo Cái Bầu (Cẩm Phả - Vân Đồn – Tiên Yên). Hoàn thiện hệ thống các bến xe liên tỉnh và nội tỉnh, phát triển giao thông công cộng.
2.3.1.2. Đường sắt
Kết hợp đầu tư nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và xây dựng mới một số tuyến đường sắt tốc độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng KTTĐ Bắc Bộ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Xây dựng đoạn nối ga Hạ Long và cảng Cái Lân. Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại nối vào ga Cổ Thành trên tuyến Kép – Cái Lân; tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái nối với đoạn Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định để kết nối với tuyến đường sắt Thống Nhất vào phía Nam. Xây dựng tuyến đường sắt chuyên dùng cho ngành than tại khu vực Vàng Gianh – Uông Bí và cảng Điền Công.
2.3.1.3. Cảng biển
Xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân, công suất năm 2020 đạt 16 – 20 triệu tấn, tiếp nhận tàu đến 5 vạn DWT. Tuy nhiên, việc phát triển cảng Cái Lân cần hết sức lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Tiếp tục nâng cấp cảng Mũi Chùa thành cảng cửa ngõ của khu vực miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng cảng Vạn Hoa phục vụ cho KKT Vân Đồn, mở rộng cảng Vạn Gia đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực Móng Cái, đồng thời là cửa ngõ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Tập trung nghiên cứu đầu tư và hoàn thành tổ hợp cảng biển lớn tại khu vực Đầm Nhà Mạc (TX Quảng Yên); xây dựng cảng Hải Hà thành cảng
trung chuyển hàng hóa lớn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các cảng và bến thủy nội địa, mở rộng các bến tàu nhỏ như: Dân Tiến, Thọ Xuân, Đá Đỏ…
Tiếp tục nâng cấp và mở rộng các cảng than Cẩm Phả, Cửa Ông, duy trì quy mô cảng Nam Cầu Trắng, xây dựng mới cảng dầu tại Hòn Gạc có thể tiếp nhận tàu 3 vạn DWT, cảng chuyên dùng cho nhà máy thép Cẩm Phả. Triển khai xây dựng cảng hành khách Hòn Gai quy mô lớn, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ tuyến vận tải hành khách bằng đường biển cao tốc Bắc – Nam và các tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển.
2.3.1.4. Hàng không
Xúc tiến xây dựng sân bay Vân Đồn, để đưa vào khai thác trong giai đoạn 2016 – 2020 và sau năm 2020 mở rộng quy mô phù hợp với tiến độ phát triển của KKT Vân Đồn. Dự kiến, sân bay Vân Đồn sẽ đón khoảng 1 – 1,5 triệu lượt khách/năm bằng các loại máy bay tầm trung như A321, AS20, B777 - 200.