Thực tiễn triển khai chuyển đổi

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 67)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Thực tiễn chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn

2.2.1. Thực tiễn triển khai chuyển đổi

Kể từ khi Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 có hiệu lực thi hành cho đến hết năm 2007, đã có 334 doanh nghiệp chuyển đổi sang cơng ty TNHH một thành viên. Trong đó phải kể đến các Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tập đồn kinh tế có số lượng doanh nghiệp chuyển đổi và thành lập mới khá lớn, đó là: Bộ Cơng nghiệp có 27 doanh nghiệp; Bộ Xây dựng: 8 doanh nghịêp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 6 doanh nghiệp; Tập đồn Cơng nghiệp tàu thuỷ: 16 doanh nghiệp; Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 8 doanh nghiệp; Tập đồn Dầu khí: 4 doanh nghiệp; Tổng cơng ty Giấy: 10 doanh nghiệp; Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam: 4 doanh nghịêp... Đồng thời với quá trình chuyển đổi, một số bộ, ngành, địa phương, tổng công ty đã tiến hành thành lập mới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, điển hình là Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam đã thành lập mới 30 công ty. Theo kế hoạch, trong thời gian tới có khoảng 440 cơng ty nhà nước sẽ được chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên11.

Đối tượng chuyển đổi chủ yếu vẫn là công ty nhà nước độc lập và đơn vị thành viên của tổng công ty (bao gồm công ty thành viên hạch toán độc lập và doanh nghiệp hạch tốn phụ thuộc tổng cơng ty). Các doanh nghiệp chuyển đổi chủ yếu là có quy mơ vừa và nhỏ.

Về cơ cấu các loại hình doanh nghiệp chuyển đổi: Cơng ty nhà nước độc lập chiếm 52,1%; Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty chiếm

11

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một

45

38,7%; Doanh nghiệp hạch tốn phụ thuộc tổng cơng ty chiếm 9,2%; Tổng công ty, tập đồn, cơng ty mẹ chiếm 0%.

Trong số các doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đã có một số doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa và hoạt động dưới hình thức cơng ty cổ phần sau khi chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn. Đến cuối q I/2007 đã có 7 cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiến hành cổ phần hóa. Dự kiến sẽ có 144 cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được cổ phần hóa trong thời gian tới. Về dài hạn, theo ước tính của các bộ, ngành, địa phương và các tổng cơng ty, tập đồn sẽ có khoảng 1/4 số doanh nghiệp đã chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ tiến hành cổ phần hóa. Theo chúng tơi, ngun nhân các doanh nghiệp khơng cổ phần hóa ngay mà phải chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên rồi mới cổ phần hóa là do lĩnh vực hoạt động của các công ty TNHH một thành viên trước đây Nhà nước xác định cần nắm giữ 100% vốn nhưng đến nay việc nắm giữ là không cần thiết. Do vậy, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp này chính là để huy động nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế khác, thơng qua đó Nhà nước có thể tạo ra được một số vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu phát triển của mình. Tuy nhiên, khơng loại trừ ngun nhân la do việc xây dựng tiêu chí và lựa chọn doanh nghiệp trước đây chưa phù hợp.

Về mơ hình tổ chức quản lý, đa số các cơng ty áp dụng mơ hình Chủ tịch cơng ty (hoặc chủ tịch Hội đồng thành viên) kiêm Tổng giám đốc. Trong đó mơ hình có Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) chiếm 16%; mơ hình có Chủ tịch cơng ty chiếm 84%. Trong số các doanh nghiệp áp dụng mơ hình chủ tịch cơng ty, đa số áp dụng việc kiêm nhiệm giữa Chủ tịch công ty và Tổng Giám đốc (chiếm 65,8%), chỉ có 34,2% áp dụng tách bạch giữa Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc. Tỷ trọng của doanh nghiệp địa phương áp dụng mơ hình kiêm nhiệm giữa Chủ tịch cơng ty và Tổng giám đốc cao hơn rất nhiều (81,7%) so với

46

doanh nghiệp trung ương (18,3%)12.

Một vấn đề cũng đáng chú ý là hiện nay vẫn cịn có sự chưa đồng nhất về tổ chức quản lý và điều lệ hoạt động của một số doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên. Có thể thấy sự chưa đồng nhất trên qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn trước khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2006): các doanh nghiệp chuyển đổi theo Nghị định số 63/2001/NĐ-CP và Nghị định số 145/2005/NĐ-CP và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999.

- Giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành (sau ngày 01/7/2006): các doanh nghiệp chuyển đổi chủ yếu theo Nghị định số 95/2006/NĐ-CP và một phần theo Nghị định số 63/2001/NĐ-CP và Nghị định số 145/2005/NĐ-CP và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005.

Sở dĩ có tình trạng này là do có mơ hình tổ chức quản lý và nội dung điều lệ của các doanh nghiệp chuyển đổi và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999 có những điểm khác với công ty TNHH một thành viên chuyển đổi và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp đã chuyển đổi trước đây (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999) phải điều chỉnh lại để hoạt động theo các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2005 mới ban hành. Tuy nhiên, vẫn cịn một số cơng ty TNHH một thành viên chưa điều chỉnh về tổ chức quản lý hoặc chưa sửa đổi lại điều lệ theo Luật Doanh nghiệp 2005.

2.2.2. Những tồn tại và hạn chế của mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi chuyển đổi

Sau khi chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên và hoạt động theo

12

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một

47

Luật Doanh nghiệp, nhiều công ty bước đầu hoạt động có hiệu quả, bộ máy điều hành đã chủ động hơn trong việc xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh. Cơ chế quản lý và trả lương bớt được một số thủ tục không cần thiết. Các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách đều tăng. Ở một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cơng ích tác động chuyển đổi khơng nhiều, song cũng có tác động tích cực đến các hợp đồng cung ứng dịch vụ, các đối tác ký kết hợp đồng (kể cả cơ quan chủ sở hữu đặt hàng) đều phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các điều khoản của hợp đồng (nhất là vấn đề thanh tốn tài chính). Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp sau chuyển đổi hoạt động ổn định, chủ động hơn, ngành nghề kinh doanh được mở rộng hơn và tăng trưởng cao hơn trước khi chuyển đổi. Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) Doanh nghiệp được xử lý những tồn đọng về tài chính, lao động; (ii) Doanh nghiệp được giao quyền tự chủ, độc lập cao hơn nên nhiều vấn đề phải trình chủ sở hữu đã giảm so với trước; (iii) và ở những nơi nhận thức đúng về mục tiêu chuyển đổi, thực hiện đúng quy định chỉ có một tổ chức là chủ sở hữu đã khắc phục được tình trạng phân tán quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu cũng như giảm sự can thiệp của các cơ quan chức năng nhà nước (sở, ban, ngành) vào hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh những thành công đạt được cũng đã nảy sinh những hạn chế, bất cập của mơ hình cơng ty TNHH sau khi chuyển đổi.

Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế cho thấy chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên khơng được đón nhận tích cực như hình thức cổ phần hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do mơ hình hoạt động của cơng ty TNHH một thành viên có những hạn chế, chưa tạo được động lực mạnh cho việc chuyển đổi, ngồi ra cịn có lý do xuất phát từ nhận thức sai lệch và thiếu nhất qn về mơ hình cơng ty TNHH một thành viên nên dẫn tới cơ chế vận hành trong thực tế gặp vướng mắc, đặc biệt là quản trị công ty.

Trong phạm vi nghiên cứu của phần này, Luận văn sẽ đi sâu làm rõ các tồn tại và hạn chế của mơ hình cơng ty TNHH một thành viên sau khi chuyển đổi tập

48

trung ở các vấn đề cơ bản như: chủ sở hữu, cơ chế và kết quả hoạt động và mơ hình tổ chức quản lý.

2.2.2.1. Về chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển đổi từ công ty nhà nước là một tổ chức. Nghị định số 95/2006/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể và chi tiết về chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi đối với từng loại công ty nhà nước, đơn vị thành viên tổng công ty ... nhằm đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu; tránh tình trạng thiếu rõ ràng và phân tán chức năng chủ sở hữu; giảm thiểu sự can thiệp đồng thời của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan .v..v. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã phát sinh các khó khăn, vướng mắc cụ thể sau:

(i) Việc chuyển giao đầu mối chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thành viên được thực hiện rất chậm trễ.

Tính đến hết năm 2007, trong số 334 doanh nghiệp đã được chuyển đổi thì mới chỉ có 23 cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được chuyển giao quyền sở hữu cho Tổng Công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Phần lớn các bộ ngành, địa phương chưa thực hiện việc chuyển giao này với nhiều lý do khác nhau, trong đó, vấn đề cơ bản khơng phải chỉ chuyển quyền quản lý vốn mà cịn liên quan đến rất nhiều vấn đề cơ bản quyết định sự tồn tại phát triển hay thua lỗ trong sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, như các doanh nghiệp hoạt động cơng ích về mơi trường, khi chuyển giao cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thì Tổng cơng ty không đủ năng lực để chỉ đạo và điều hành doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, không bảo đảm chi phối được hệ thống quản lý và người lao động. Trong khi đó, nhiệm vụ duy trì bảo đảm mơi trường lại là một trong những nhiệm vụ thường xuyên đặt ra cho chính quyền địa phương, nhất là các đô thị, thành phố. Do đó tình trạng phổ biến là các địa phương đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét lại và dãn tiến độ bàn giao theo

49

quy định. Tương tự, có nhiều doanh nghiệp thuộc các Bộ ngành có nhiệm vụ sản xuất phức tạp, khi xem xét bàn giao về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước cũng rất lúng túng. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã phải thoái vốn và trong một số trường hợp đã gặp phải sự phản đối của người lao động trong doanh nghiệp. Ngồi các ngun nhân trên, cũng có nơi đã xuất hiện tư tưởng và nhận thức coi đây là chuyển giao về "quyền lợi", quyền quản lý đối với doanh nghiệp nên đã cố tình trì hỗn việc chuyển giao.

Cùng với vấn đề chuyển giao vốn, một vấn đề quan trọng khác được đặt ra trong điều kiện hiện nay là liệu Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước có thể đảm đương được vai trị của chủ sở hữu công ty khi cùng lúc phải quản lý, điều hành và là chủ sở hữu quá nhiều công ty TNHH một thành viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với những đặc thù hoạt động khác nhau. Hơn nữa, vấn đề chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cơng ích như quản lý khai thác cơng trình thủy lợi, quản lý duy tu cơng trình đê điều, cung cấp điện và các sản phẩm thiết yếu cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ... của UBND tỉnh bị hạn chế do UBND tỉnh khơng cịn là chủ sở hữu cơng ty, khơng bổ nhiệm thành viên HĐTV hoặc chủ tịch công ty13.

(ii) Cơ chế vận hành các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên chưa được đổi mới trong thực tế và về cơ bản khơng có sự khác biệt nhiều so với trước chuyển đổi.

Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 95/2006/NĐ-CP, đầu mối chủ sở hữu nhà nước đối với công ty TNHH một thành viên được quy định như sau:

- Tổng Công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập (trừ các công ty trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ cơng ích thiết yếu

13

Stt Audit & Advisory Partnership, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Dự án VIE 01/025 (2005),

50

của các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

- Cơng ty mẹ là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên chuyển đổi từ cơng ty thành viên hạch tốn độc lập và đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của tổng công ty nhà nước hoặc công ty con, đơn vị hạch tốn phụ thuộc của cơng ty mẹ.

Theo các quy định trên, thì đầu mối chủ sở hữu nhà nước đối với công ty TNHH một thành viên mới chỉ được hình thành trên danh nghĩa. Cơ chế thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu về cơ bản chưa có sự đổi mới. Thậm chí trong nhiều trường hợp cịn khó khăn hơn khi khơng có một tổ chức, cá nhân hay cơ quan nào có đủ thẩm quyền và năng lực để "tập trung và thống nhất" thực hiện toàn bộ các quyền của chủ sở hữu theo quy định, nhất là đối với các cơng ty quy mơ lớn hình thành từ chuyển đổi công ty nhà nước độc lập thuộc bộ, UBND cấp tỉnh. Những vướng mắc cụ thể trong quá trình chuyển đổi được thể hiện qua các loại hình cơng ty như sau:

Một là, đối với công ty TNHH một thành viên do tổng công ty, công ty mẹ

hoặc công ty nhà nước làm chủ sở hữu, vấn đề đầu mối thực hiện chức năng chủ sở hữu ít phức tạp hơn. Tổng công ty, công ty mẹ hoặc công ty nhà nước cử người đại diện trực tiếp thực hiện các chức năng chủ sở hữu tại công ty TNHH một thành viên; tham gia vào HĐTV hoặc Chủ tịch công ty tùy theo mơ hình HĐTV hoặc Chủ tịch công ty của từng công ty. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người đại diện với chủ sở hữu vẫn là quan hệ phân cấp và trong thực tế, cơ bản khơng thấy có sự khác biệt nhiều so với mối quan hệ với tổng công ty, công ty mẹ hoặc công ty nhà nước như trước chuyển đổi.

Về nguyên tắc, Chủ tịch công ty, HĐTV sẽ nhân danh chủ sở hữu để tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu, quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty nhưng đến nay vẫn chưa có quy định hướng dẫn vấn đề nào do chủ sở hữu trực tiếp quyết định, vấn đề nào phân công cho HĐTV

51

quyết định. Mặt khác do giữ thói quen cũ và một phần khơng dám tự chịu trách nhiệm nên có khá nhiều cơng ty vẫn tiến hành xin ý kiến chỉ đạo hoặc phê duyệt của chủ sở hữu đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền đã được phân cấp; ví dụ quy định các khoản vay, dự án đầu tư, bán tài sản. Với thực tế đó, khơng ít ý kiến cho rằng Chủ tịch công ty, HĐTV chỉ là một cấp trung gian giữa bộ máy điều hành (Giám đốc) với chủ sở hữu.

Hai là, đối với công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi từ công ty

nhà nước trực thuộc bộ, UBND cấp tỉnh chưa bàn giao cho Tổng Công ty đầu tư

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)