Nguyên nhân, điều kiện về văn hó a giáo dục.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

2.1.1.3 Nguyên nhân, điều kiện về văn hó a giáo dục.

Mặt trái của cơ chế thị trường không những tác động ảnh hưởng tiêu cực

đối với kinh tế xã hội mà cịn trên lĩnh vực văn hố. Nhiều người đặc biệt là giới

trẻ hiện nay quay lưng lại với văn hoá truyền thống của dân tộc, các chuẩn mực văn hoá, đạo đức, quy tắc xã hội chưa được coi trọng. Tệ sùng bái nước ngoài,

đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chúng ta chỉ tập trung sức lực

vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhưng chưa lường hết những tác động tiêu cực nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của văn hố, chưa coi trọng cơng tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, dẫn đến các tác động tiêu cực cho xã hội, làm gia tăng các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn đánh bạc.

Bên cạnh nguyên nhân về văn hố thì tồn tại về giáo dục cũng là vấn đề

đáng quan tâm. Chất lượng giáo dục trong những năm đổi mới đã từng bước được cải thiện, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần quan trọng

vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nhìn chung cịn yếu kém, bất cập, lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, giáo dục chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức nhằm ứng phó với các kỳ thi, chưa chú trọng

đến việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, kiến thức chun

ngành ít được cập nhật, trình độ ngoại ngữ, tin học yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế. Đặc biệt, chương trình giáo dục của chúng ta chưa chú trọng đúng mức

đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh, sinh viên.

Giáo dục đạo đức vốn không phải là một môn học cứng nhắc trong trường học,

trong sách vở mà phải bắt nguồn từ những tình huống thực tế. Trong giới trẻ hiện nay, những khái niệm như lịng u nước, lịng tự tơn dân tộc, ý thức tự lực tự cường, phấn đấu vì những mục tiêu cao cả dường như đang dần bị lãng quên.

Thay vào đó, một lối sống thực dụng, hưởng thụ, thờ ơ với những biến động của xã hội, với nỗi bất hạnh của người khác đang có khuynh hướng gia tăng. Nhiều thanh niên sống buông thả, tiêu tiền khơng có mục đích. Ngun nhân dẫn đến

tình trạng trên là cơng tác giáo dục những giá trị truyền thống của đạo đức, văn hoá dân tộc bị xao lãng, những truyền thống văn hoá chuẩn mực về gia đình, về

đối nhân xử thế giữa người với người chưa được quan tâm đúng mức. Chính sự

thiếu giáo dục về đạo đức, lối sống, cùng với việc buông lỏng, thiếu sự kiểm tra, uốn nắn, kịp thời của gia đình, đã hình thành tâm lý hưởng thụ, khát vọng kiếm tiền nhanh chóng bằng mọi giá, kể cả vi phạm pháp luật.

Trong xã hội hiện nay vấn đề nắm vững pháp luật và thực hiện pháp luật trong mỗi người dân còn hạn chế, chúng ta chưa thực sự quan tâm tới giáo dục pháp luật. Pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

triển theo hướng phục vụ cho đông đảo tầng lớp nhân dân lao động. Tuy nhiên, mục đích điều chỉnh của pháp luật được thực hiện hay không phải thông qua

hành vi xử sự của mỗi người dân, của các cơ quan, tổ chức, trong đó hành vi xử sự tự giác của người dân theo đúng yêu cầu của pháp luật là vấn đề có ý nghĩa

quan trọng nhất để bảo đảm cho pháp luật phát huy hiệu lực, và một trong những phương tiện quan trọng để hình thành và củng cố xử sự tự giác của người dân là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật chưa thực sự được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới từng người dân. Các cơ quan ban ngành hữu quan cũng đã tổ chức một số cuộc tuyên truyền nhưng

nội dung còn nghèo nàn, chưa cụ thể, chưa phản ánh đầy đủ thông tin về các quy

định pháp luật. Đặc biệt, các thơng tin về tình hình đánh bạc, hậu quả và các chế

tài xử lý tội phạm chưa được tuyên truyền phổ biến đầy đủ. Để đạt được hiệu quả của việc tuyên truyền đó là phải nhắm được vào các đối tượng được tuyên

truyền, với mỗi loại đối tượng cần có những hình thức tun truyền phổ biến phù hợp, không thể cào bằng, tuyên truyền chung chung. Chủ trương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng ngừa tội phạm về đánh bạc phải xuất phát từ chính tình hình và đặc điểm nhân thân của tội phạm để nhằm vào những loại

đối tượng nào cần tác động nhiều hơn. Một vấn đề cũng cần quan tâm đó là

phương pháp tuyên truyền còn đơn điệu, thiếu những minh họa, kém hấp dẫn

nên tính thuyết phục chưa cao. Hoạt động tuyên truyền thường mang tính tự

phát, nhỏ lẻ nên hiệu quả chưa cao. Việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật chưa đi kèm với các biện pháp cụ thể, thiết thực để tạo thành thói quen tuân thủ pháp luật trong đông đảo tầng lớp nhân dân. Vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng cũng góp một phần quan trọng trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật qua các phương tiện truyền thông chưa cao, chưa bám sát những thông tin mới về cuộc

phịng ngừa tội phạm, chưa có các phóng sự, thông tin chuyên đề về vấn đề đánh bạc mà các thơng tin đưa ra cịn mang tính chung chung, thiếu cụ thể. Chính vì các ngun nhân trên nên hiệu quả của công tác tuyên truyền chưa cao, chưa khơi dậy được sự tự giác chấp hành pháp luật của quần chúng, chưa chỉ ra được tác hại, hậu quả của việc đánh bạc.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)