Đối với tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thế chấp tài sản trong trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 56 - 57)

6. Kết cấu của khĩa luận

2.2. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt

2.2.1. Đối với tài sản thế chấp

Một là, đối với điều kiện về tài sản thế chấp, luật nên quy định theo

hướng: tài sản thế chấp cĩ thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp hoặc quyền quản lý, sử dụng của bên thế chấp trong các trường hợp pháp luật cĩ quy định và cĩ dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật cĩ liên quan.

Hai là, với những khĩ khăn mà các TCTD đang gặp phải đối với khách

hàng là DNNN, pháp luật Việt Nam cần cĩ những quy định đẩy nhanh tiến độ hồn thành các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản của DNNN và được Nhà nước giao nhằm tạo cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho vay tại ngân hàng. Cũng cần mở rộng quyền cho các DNNN thế chấp những tài sản được Nhà nước giao theo hướng cho phép DNNN tự quyết, chỉ cấm những tài sản liên quan đến an ninh, quốc phịng; quy định cụ thể các hình thức chế tài để DNNN chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính, nâng cao tính minh bạch, chính xác về mặt pháp lý của tài sản thế chấp và phải cĩ một khái niệm cụ thể về “dây chuyền cơng nghệ chính” để việc áp dụng pháp luật được rõ ràng hơn.

Ba là, đối với quy định chỉ thế chấp nhà ở tại một TCTD và khi bảo đảm

cho nhiều khoản vay thì tổng giá trị tài sản phải lớn hơn tổng tài sản vay là khơng phù hợp như đã phân tích ở trên chính vì vậy mà theo tơi tư tưởng pháp lý tơn trọng sự thoả thuận của các bên đã được thể hiện trong BLDS và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cần được áp dụng cho cả việc thế chấp bằng nhà ở.

Bốn là, Xuất phát từ thực trạng trên, để hạn chế rủi ro trong việc nhận tài

sản thế chấp hình thành từ vốn vay, thiết nghĩ:

- Khi nhận thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, TCTD cần phân loại khách hàng và vận dụng linh hoạt điều kiện về mức vốn tự cĩ của khách

hàng tham gia vào dự án cho phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể là, nếu khách hàng truyền thống, cĩ uy tín với TCTD thì chỉ cĩ mức vốn tự cĩ tham gia vào dự án bằng 15% tổng giá trị dự án đầu tư là TCTD cĩ thể nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để xem xét cho vay. Nhưng nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng, hoặc khách hàng ít tín nhiệm hơn thì từng trường hợp mà tỷ lệ trên cần áp dụng ở mức cao hơn. Như vậy, khơng những vừa tạo ra được sự thơng thống cần thiết, nhưng đồng thời cũng gắn trách nhiệm của khách hàng với tài sản nhiều hơn để khi cần xử lý tài sản thu hồi nợ đỡ bị thiệt thịi cho TCTD.

- Các TCTD phải tăng cường quản lý tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt là vật tư hàng hĩa tham gia vào dự án. Muốn vậy, khi cho vay TCTD nên thỏa thuận với khách hàng cho vay theo dự án, giải ngân thanh tốn trên cơ sở chứng từ, hĩa đơn liên quan đến giá cả vật tư, hàng hĩa tham gia vào dự án nhưng phải được kiểm sốt chặt chẽ, cĩ thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, hĩa đơn với thực tế phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nâng khống số lượng, giá trị vậy tư, hàng hĩa nhằm mục đích trục lợi.

Cuối cùng là về cơng tác thẩm định giá khi cho vay, thiết nghĩ các TCTD cần thẩm định và định giá tài sản thế chấp nĩi riêng, tài sản bảo đảm nĩi chung một cách thống nhất và hợp lý hơn để tạo điều kiện cho nhu cầu vốn của người vay,theo hướng đối với tài sản thế chấp mà pháp luật cĩ quy định giá trị của nĩ khi tham gia giao dịch bảo đảm thì các TCTD và bên thế chấp sẽ thõa thuận giá trị tài sản đĩ theo pháp luật, cịn các trường hợp khác sẽ định giá theo thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch thế chấp trên cơ sở giá của tài sản đĩ theo giá cả thị trường; thường xuyên kiểm tra, xác định lại giá trị tài sản bảo đảm đã nhận của bên thế chấp vốn nhằm bảo vệ được quyền lợi của bên cho vay lẫn bên vay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thế chấp tài sản trong trong hoạt động tín dụng ngân hàng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)