2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ để làm số liệu phân tích.
- Thu thập số liệu từ các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Cơng thức tính: ∆X = X1 – X0
ΔX: là chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu năm sau so với năm trước. X1 là số liệu năm phân tích.
X0 là số liệu năm gốc.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Tỷ lệ nợ xấu
=
Nợ xấu
Cơng thức tính:
ΔX: tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu năm phân tích so với năm gốc. X1 là số liệu năm phân tích.
X0 là số liệu năm gốc.
2.2.2.3. Phương pháp suy luận
Là việc rút ra những kết luận hay đưa ra những nhận xét, phán đốn từ những mơ tả, so sánh và phân tích về đối tượng nghiên cứu trước đó.
Mục tiêu 1 và 2: sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối; đồng
thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu để thấy được tình hình thay đổi, biến động giữa các năm. Kết hợp phương pháp thống kê mô tả để thấy được thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Mục tiêu 3: sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mơ tả, phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Mục tiêu 4: sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp suy luận để tìm ra những điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, qua đó đề xuất giải pháp giúp nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng.
∆X= (X1 – X0)
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Cần Thơ
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.
Tên tiếng anh: Vietnam Bank for Industrial and Trade - CanTho Branch (VietinBank Cần Thơ).
Địa chỉ: Số 09 đường Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Tiền thân của ngân hàng là ngân hàng khu vực thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở tại 39-41 Ngô Quyền. Đến tháng 7 năm 1988, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ chính thức thành lập và có trụ sở đặt tại số 09 Phan Đình Phùng cho đến ngày nay. Là một ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế; cho vay trong lĩnh vực công thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ. Đầu năm 1991 ngân hàng đã mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Khi mới thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ bao gồm phòng giao dịch Sóc Trăng và chi nhánh cấp 2 Khu cơng nghiệp Trà Nóc. Tháng 06 năm 2001 phịng giao dịch Sóc Trăng tách ra thành Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng chịu sự giám sát trực tiếp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Đến tháng 10 năm 2006 chi nhánh cấp 2 Khu cơng nghiệp Trà Nóc cũng tách ra thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Khu cơng nghiệp Trà Nóc.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ bao gồm 08 phòng ban và 08 phòng giao dịch.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cần Thơ * Giám đốc
Do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung, ra quyết định điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
Giám đốc có quyền tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ - công nhân viên của đơn vị. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính và chi nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho chi nhánh.
* Phó Giám đốc
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương VN - chi nhánh Cần Thơ
đốc về nhiệm vụ được phân công, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà Giám đốc giao phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.
* Phòng Tổ chức Hành chánh
Thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ chi nhánh theo chủ trương, chính sách của Nhà nước, thực hiện cơng tác chính trị, văn phịng, hoạt động kinh doanh và công tác bảo vệ an tồn cho chi nhánh, bố trí nhân sự tham mưu cho Ban Giám đốc, giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống cán bộ và vấn đề xã hội.
* Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
Là phòng thực hiện nghiệp vụ trực tiếp, giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành. Phịng này bao gồm ln chức năng tổng hợp cũng là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hằng năm của chi nhánh.
* Phòng Khách hàng cá nhân
Cũng có chức năng như phịng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là các cá nhân.
* Phòng Quản lý rủi ro
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, giám sát, thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tíndụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định kế hoạch, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định vủa Nhà nước.
* Phịng Kế tốn
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến cơng tác tài chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, xử lý, hạch toán các nghiệp vụ. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
* Phòng Tiền tệ Kho quỹ
Quản lý an toàn kho quỹ, ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp.
* Phịng Thơng tin điện tốn
Thực hiện công tác quản lý, duy trì điện tốn tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng thông suốt hoạt động cho hệ thống máy tính của chi nhánh.
* Phịng Kiểm soát Nội bộ
Chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của chi nhánh nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc chế độ một cách trung thực, đúng đắn để ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra, kịp thời phát hiện những sai sót để đề ra những biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhanh chóng.
* Các Phòng giao dịch
Cũng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng và thanh toán,… giống như hội sở chính. Tuy nhiên, hoạt động trong phạm vi hẹp theo sự ủy quyền của giám đốc.
3.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại khơng gì khác ngồi tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về thuận lợi, khó khăn cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh doanh của chi nhánh, từ đây tìm cách quản lí các khoản chi phí hợp lí, tăng cường thu nhập và lợi nhuận nhằm nâng cao hoạt động của ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương VN - chi nhánh Cần Thơ
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 – 2010 Chênh lệch 2012 – 2011 Giá trị % Giá trị % Thu nhập 271.030 772.089 697.562 501.059 184,87 - 74.527 - 9,65 Chi phí 232.175 703.221 674.585 471.046 202,88 - 28.636 - 4,07 Lợi nhuận 38.855 68.868 22.977 30.013 77,24 - 45.891 - 66,64
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp VietinBank Cần Thơ
Nhìn chung, thu nhập, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh tăng mạnh từ năm 2010 đến 2011, giảm nhẹ trong năm 2012. Qua 2 năm từ 2010 – 2011, thu nhập của chi nhánh liên tục tăng. Cụ thể, năm 2010, thu nhập của chi nhánh đạt 271.030 triệu đồng, sang năm 2011 thu nhập tăng lên 772.089 triệu đồng, tăng 184,87% tương ứng với số tuyệt đối là 501.059 triệu đồng. Trong năm 2011 với các nỗ lực phấn đấu đã mang về cho chi nhánh kết quả vô cùng khả quan khi thu nhập tăng lên một con số rất ấn tượng. Mặc dù tình hình kinh doanh trong năm 2011 gặp nhiều khó khăn, tình hình lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp và các NHTM trong nước chịu ảnh hưởng chung từ chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt. Đặc biệt, vào tháng 10 năm 2010 Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC) – thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới đã ký thỏa thuận hợp tác và đầu tư với VietinBank. Điều đó càng nâng cao uy tín của VietinBank, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng trong năm 2011. Thu nhập của chi nhánh năm 2012 giảm 9,65% ứng với số tuyệt đối là 74.527 triệu đồng so với năm 2011. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay, nhưng trong năm 2012, kinh tế trong nước đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế chậm lại do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Đối với khách hàng vay vốn trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, ngân hàng đã chủ động thực thi các chương trình cho vay phù hợp với đặc thù khách hàng và với lãi suất giảm mạnh so với trước đây nhằm thu hút các khách hàng có năng lực hấp thụ vốn
tốt. VietinBank dành gói tín dụng trị giá 5.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân và hộ gia đình vay sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi ngắn hạn là 10,99%/năm, đối với các khoản vay trung, dài hạn là 11,99%/năm trong thời hạn ưu đãi. Trong khi đó, lãi suất huy động từ 11% đến 12%/năm, dẫn đến sự chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của ngân hàng, cộng với quy mơ tăng trưởng tín dụng khiêm tốn,… nên thu nhập của ngân hàng bị ảnh hưởng, giảm nhẹ so với năm 2011.
Trong giai đoạn 2010 - 2011 thu nhập tăng nhưng đồng thời chi phí cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2011, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ với mục tiêu không ngừng phát triển, mở rộng quy mô hoạt động và ngân hàng đã mở 02 Phòng giao dịch Quang Trung và Cái Răng nên khách hàng đến giao dịch cũng tăng lên dẫn đến chi phí phục vụ cho q trình hoạt động cũng gia tăng như: chi phí máy móc, thiết bị, chi phí in ấn hợp đồng, chi phí thẩm định cho vay, lập phương án, lương nhân viên,... Bên cạnh dó lạm phát tăng cao đẩy chi phí huy động vốn cũng gia tăng nên chi phí năm 2011 đã tăng 202,88% ứng với số tiền 471.046 triệu đồng so với năm 2010. Chi phí bỏ ra trong năm 2012 giảm so với năm 2011, cụ thể là năm 2012 chi phí đạt ở mức 674.585 triệu đồng, giảm 4,07%, ứng với số tuyệt đối là 28.636 triệu đồng. Mặc dù ngân hàng đã giảm chi phí cho nhân viên nhưng vẫn phải tốn chi phí cao trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhu cầu cạnh tranh với các đối thủ khác trên cùng địa bàn.
Do chi phí năm 2011 tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập nên lợi nhuận của năm 2011 chỉ tăng 77,24% so với năm 2010 (thu nhập tăng 184,87%). Ngân hàng đã cố gắng khơng ngừng, mở rộng doanh số cho vay, tìm kiếm khách hàng uy tín, tiềm năng,... Ngồi ra ngân hàng cũng đã quản lí tốt các khoản thu – chi, tích cực thu các khoản chi phí phát sinh nên lợi nhuận liên tục tăng. Lợi nhuận năm 2012 giảm 45.891 triệu đồng, tương ứng giảm 66,64%. Do tốc độ tăng của thu nhập không bù đắp được tốc độ tăng của chi phí trong năm 2012 nên lợi nhuận đạt được giảm so với năm 2011. Việc tín dụng tăng thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm cũng làm ảnh
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương VN - chi nhánh Cần Thơ
hướng mở rộng hệ thống, tăng chi phí hoạt động trong đó chi phí dự phịng rủi ro tăng so với các năm trước. Ta có thể thấy được sự tác động qua lại của chi phí và thu nhập, việc tăng chi phí đầu tư sẽ thu hút được vốn, làm thu nhập tăng và kết quả là lợi nhuận cũng tăng nhưng tăng khơng q mức tăng của chi phí và thu nhập.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN
2010 – 2012
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
Nguồn vốn có vai trị rất quan trọng trong quá trình hoạt động, duy trì và phát triển của một ngân hàng. Một ngân hàng muốn đứng vững và hoạt động tốt thì trước tiên nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn để đảm bảo hoạt động tín dụng được thuận lợi. Nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn điều chuyển từ Hội sở, vốn huy động tại chỗ của ngân hàng và vốn, các quỹ khác. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã có sự thay đổi trong giai đoạn 2010 – 2012. Qua bảng số liệu trên, nguồn vốn của chi nhánh tăng qua 2 năm 2010, 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2011 đạt 2.619.714 triệu đồng, tăng 145.156 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 5,87%. Trong năm 2011, nền kinh tế gặp khó khăn, các khách hàng chọn cách gửi tiền vào ngân hàng để tránh rủi ro thay vì đầu tư kinh doanh, do đó vốn huy động của chi nhánh tăng lên làm cho tổng nguồn vốn tăng. Năm 2012, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 2.564.136 triệu đồng, giảm 55.578 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 2,12%. Vốn huy động năm 2012 của chi nhánh tiếp tục tăng, nhưng do vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn, quỹ khác của chi nhánh giảm xuống nhiều hơn nên tổng nguồn vốn giảm nhẹ.
- Vốn điều chuyển là nguồn vốn chuyển từ Hội sở nhằm bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản của chi nhánh. Vốn điều chuyển của chi nhánh giảm dần qua các