ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA CÁC

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ - svth phạm quỳnh hảo dung (Trang 61 - 64)

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Bảng 15. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 1.979.646 2.220.097 2.289.406 2.Doanh số cho vay Triệu đồng 6.111.874 8.376.707 8.434.642 3.Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.100.527 7.917.143 8.681.907 4.Tổng dư nợ Triệu đồng 2.254.417 2.713.981 2.466.717 5.Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.748.744 2.484.199 2.590.349

6.Nợ xấu Triệu đồng 654 954 4.546

Dư nợ/VHĐ (4/1) Lần 1,14 1,22 1,08

Hệ số thu nợ (3/2) % 83,45 94,51 102,93

Nợ xấu/Dư nợ (6/4) % 0,03 0,04 0,18

Vòng quay vốn (3/5) Vòng 2,92 3,19 3,35

Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ

4.3.1. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động quá cao hay quá thấp đều không tốt. Nếu tỷ lệ này quá cao thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động của chi nhánh tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ này là 1,14 lần, nghĩa là cứ 1,14 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy đồng tham gia cho thấy vốn huy động của chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn, chi nhánh vẫn phải sử dụng vốn điều chuyển làm gia tăng chi phí. Năm 2011, tỷ lệ dư nợ/vốn huy động của chi nhánh tiếp tục tăng lên 1,22 lần, sự gia tăng này cho thấy chi nhánh khơng ngừng mở rộng tín dụng, vốn huy động của

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Cần Thơ

xuống cịn 1,08 lần, chứng tỏ cơng tác huy động vốn và thu hồi nợ của chi nhánh thực hiện tốt. Nhìn chung, trong năm 2012, chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả hơn, khơng phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển và các nguồn còn lại.

4.3.2. Hệ số thu nợ

Hệ số này dùng để đánh giá chất lượng công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của chi nhánh càng tốt. Năm 2010, hệ số thu nợ của chi nhánh đạt 83,45%, sang năm 2011 tăng lên đạt 94,51% và trong năm 2012 đạt 102,93%. Hệ số thu nợ của chi nhánh tăng dần qua các năm phân tích cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ thuận lợi hơn và công tác thu hồi nợ của chi nhánh được thực hiện ngày càng hiệu quả. Nhìn chung, cơng tác thu nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 được thực hiện tốt, chi nhánh cần nỗ lực và phát huy hơn nữa, phối hợp giữa việc tăng doanh số cho vay và công tác thu hồi nợ một cách chặt chẽ.

4.3.3. Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vịng quay vốn tín dụng của chi nhánh tăng đều qua 3 năm phân tích. Cụ thể năm 2010 vịng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 2,92 vòng, năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên đạt 3,19 vòng và năm 2012 là 3,35 vòng. Kết quả này cho thấy khả năng luân chuyển vốn của chi nhánh tốt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả. Nhìn chung, vịng quay vốn của chí nhánh ổn định qua các năm, khả năng luân chuyển vốn tốt, vịng quay vốn tín dụng tăng ổn định làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, đây là dấu hiệu khả quan trong khi nền kinh tế vẫn cịn khó khăn, chi nhánh cần giữ vững và phát huy thêm.

4.3.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện hiệu quả tín dụng càng kém. Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả tín dụng tại ngân hàng có nợ xấu nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tỷ lệ này cịn phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, hiệu quả của cơng tác tín dụng nói riêng. Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm phân tích. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đạt 0,03% và tăng lên 0,04% trong năm 2011. Sang năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục tăng và đạt 0,18%, cao

hơn nhiều so với 2 năm trước, sự gia tăng này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ngày càng cao. Đây là tín hiệu xấu cho chi nhánh, việc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cần được xem xét kỹ càng hơn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, gia tăng nợ xấu. Trong tình hình kinh tế khó khăn thì tỷ lệ nợ xấu vẫn có thể sẽ gia tăng, chi nhánh cần quản lý chặt chẽ nợ xấu, tăng cường giám sát quy trình từ cho vay đến thu hồi nợ.

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương VN - chi nhánh Cần Thơ

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN

THƠ

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ - svth phạm quỳnh hảo dung (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)