4.2. PHÂN TÍCH THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG
4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu
4.2.4.1. Nợ xấu theo thời gian
Bảng 12. Nợ xấu theo thời gian của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Giá trị % Giá trị % Ngắn hạn 534 954 4.546 420 78,65 3.592 376,52 Trung, dài hạn 120 0 0 - 120 - 100,00 0 0 Tổng 654 954 4.546 300 45,87 3.592 376,52
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ
Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Nợ xấu ngắn hạn không ngừng tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu ngắn hạn đạt 954 triệu đồng, tăng 420 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 78,65%. Nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2012 (đạt 4.546 triệu đồng) tăng 3.592 triệu đồng, tương ứng tăng 376,52% so với năm 2011. Tình hình kinh tế trong năm 2011, 2012 liên tục bất ổn, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khó khăn hơn, hàng tồn kho tăng cao nên khả năng trả nợ ngân hàng giảm. Việc gia tăng nợ xấu ngắn hạn cho thấy tính rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn cần được chi nhánh xem xét lại nhằm có quyết định cho vay hợp lý, đúng đắn đối với các khoản vay này.
Nợ xấu trung, dài hạn giảm liên tục, năm 2011 và 2012 nợ xấu trung, dài hạn khơng có do ngân hàng nhận thấy được tình hình kinh tế khó khăn, việc cho vay trung, dài hạn sẽ có rủi ro cao hơn nên chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, có uy tín cao, cho vay đối với những dự án thực sự khả thi, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn. Dư nợ trung, dài hạn mặc dù tăng nhưng các khoản nợ đó khơng nằm trong nợ xấu.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Cần Thơ
4.2.4.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 13. Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Giá trị % Giá trị % DNNN 0 0 0 0 0 0 0 Công ty TNHH 534 300 0 - 234 - 43,82 - 300 - 100,00 DNTN 0 0 0 0 0 0 0 Cá thể 120 654 4.546 534 445 3.892 595,11 Tổng 654 954 4.546 300 45,87 3.592 376,52
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ
Nhìn chung, chỉ có nợ xấu ở khu vực cá thể là tăng mạnh, còn lại đều giảm hoặc khơng có nợ xấu. Doanh nghiệp nhà nước liên tục khơng có nợ xấu do chi nhánh nhận thấy được tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp này hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giảm nên đã hạn chế cho vay, đồng thời tăng cường thu hồi nợ đến hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nên khả năng tín dụng được đảm bảo và qui trình cho vay, thu hồi nợ được chi nhánh thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Tương tự, các doanh nghiệp tư nhân cũng liên tục trong 3 năm khơng có nợ xấu, do ngân hàng đã hạn chế cho vay thành phần này vì nhận thấy rủi ro tín dụng cao, dư nợ doanh nghiệp tư nhân cũng liên tục giảm.
Nợ xấu thành phần công ty trách nhiệm hữu hạn giảm đáng kể. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu đạt 300 triệu đồng, giảm 43,82% so với năm 2010, ứng với số tuyệt đối là 234 triệu đồng và sang năm 2012, nợ xấu khơng có. Đây cũng là thành phần mang rủi ro tín dụng cao, bởi các cơng ty này thường kinh doanh nhỏ lẻ, chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, chi nhánh thường thận trọng trong việc xét duyệt cho vay đối với thành phần này, bằng chứng là dư nợ cho vay giảm qua các năm.
Nợ xấu tăng nhiều nhất ở thành phần kinh tế cá thể. Các cá nhân, hộ gia đình vay chủ yếu cho tiêu dùng, kinh doanh nhỏ, lẻ nhưng với tình hình kinh tế tăng trưởng chậm nên việc kinh doanh gặp khó khăn. Những cá nhân đầu tư vào bất động sản cũng chịu những tác động tiêu cực từ lạm phát, giá nhà giảm. Nhiều hộ gia đình vay vốn để tham gia nuôi trồng, sản xuất thủy sản, tuy nhiên tình hình thủy sản gặp khó khăn với thời tiết, dịch bệnh, giá xuất khẩu… Nợ xấu ở cá thể
năm 2011 tăng 445% so với năm 2010 và năm 2012 nợ xấu tăng 595,11% so với năm 2011. Điều này cho thấy chi nhánh cần nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm tăng, ra quyết định xét duyệt cho vay đúng đắn, hợp lý để giảm thiểu rùi ro ở thành phần này.
4.2.4.3. Nợ xấu theo ngành kinh tế
Bảng 14. Nợ xấu theo ngành kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Giá trị % Giá trị % SXKD 534 300 0 - 234 - 43,82 - 300 - 100,00 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 0 0 2.000 0 0 2.000 - Dịch vụ và kinh doanh khác 120 654 2.546 534 445,00 1.892 289,30 Tiêu dùng 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 654 954 4.546 300 45,87 3.592 376,52
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ
- Sản xuất kinh doanh: nợ xấu liên tục giảm, năm 2011 nợ xấu giảm 234 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 43,82%; năm 2012 khơng có nợ xấu ở lĩnh vực kinh tế này. Chi nhánh đã tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn ở lĩnh vực này, mặc dù dư nợ vẫn tăng song đó là những khoản nợ mới. Do năm 2012 kinh tế vẫn cịn khó khăn nên việc hoạt động kinh doanh vẫn chịu những tác động tiêu cực, mặc dù năm 2012 lĩnh vực sản xuất kinh doanh khơng có nợ xấu nhưng chi nhánh vẫn phải tăng cường giám sát các khoản cho vay, tình hình thu nợ và dư nợ của lĩnh vực này nhằm giảm rủi ro tín dụng và phát sinh các khoản nợ xấu mới.
- Chế biến, nuôi trồng thủy sản: trong 2 năm 2010, 2011 khơng có nợ xấu. Năm 2010 và 2011 ngành thủy sản phát triển thuận lợi, sản lượng thủy sản nuôi trồng ở địa bàn tăng, tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đạt kim ngạch cao, cho thấy các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động có hiệu quả, tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc thu hồi nợ, dư nợ giảm. Tuy nhiên sang năm 2012, ngành thủy sản gặp khó khăn với thời tiết, dịch bệnh,…, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng giảm, hàng tồn kho tăng,… làm cho các doanh nghiệp, cá nhân chịu tổn thất, một số phải
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Cần Thơ
giảm dư nợ ở lĩnh vực này nhưng các khoản nợ trong năm 2011 chưa giải quyết hết, đẩy sang năm 2012 và chuyển thành nợ xấu. Năm 2012, nợ xấu của chi nhánh ở lĩnh vực này tăng mạnh, tăng 2.000 triệu đồng so với năm 2011.
- Dịch vụ, kinh doanh khác: nợ xấu tăng liên tục qua 3 năm 2010, 2011 và 2012; chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Lĩnh vực dịch vụ mới phát triển trong những năm gần đây, do đó rủi ro trong kinh doanh khá cao, thêm vào đó, nền kinh tế trong năm 2011 và 2012 tăng trưởng chậm nên tình hình kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân cũng chịu tác động tiêu cực. Năm 2011 nợ xấu ở dịch vụ, kinh doanh khác tăng 443,00% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 289,30% so với năm 2011.
- Tiêu dùng: trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 khơng có nợ xấu. Đa số cá nhân vay để mua nhà, mua xe, du học,… và thường là các khoản vay nhỏ; trung, dài hạn nên thời gian trả nợ dài. Các cá nhân này thường là các cán bộ cơng nhân viên và người có thu nhập cao nên việc trả nợ cũng thuận lợi hơn. Việc không phát sinh nợ xấu cho thấy sự nỗ lực trong công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng, đặc biệt là phịng khách hàng cá nhân.
4.2.4.4. Nguyên nhân gây ra nợ xấu
Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Qua phân tích trên, có thể nêu ra những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nền kinh tế tăng trưởng chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân dẫn đến khả năng hồn trả nợ của họ giảm, do đó các khoản nợ đến hạn vẫn chưa thể hoàn trả chuyển thành nợ xấu.
- Đầu tư, cho vay nhiều ở ngành kinh tế đang có rủi ro cao như ngành thủy sản đang gặp khó khăn với thời tiết, dịch bệnh, giá xuất khẩu thủy sản giảm,…; cho vay đầu tư bất động sản trong khi thị trường này đang đóng băng, giá nhà đất giảm,…, các khách hàng vay khó xoay sở để trả nợ.
- Công tác thẩm định cho vay chưa thực sự chặt chẽ, đôi khi không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Nhiều khách hàng chỉ sử dụng một phần vốn vay để
kinh doanh, số còn lại dung cho mục đích sứa nhà, mua sắm hay tiêu xài cá nhân,… nên khơng thể có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.
- Khi làm hồ sơ cho vay, ngồi những thơng tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thơng tin về khách hàng, rất khó kiểm chứng được tồn bộ những thơng tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Việc này làm cho ngân hàng khó tránh khỏi những khách hàng có rủi ro tín dụng cao.
4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 CHỈ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Bảng 15. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 1.979.646 2.220.097 2.289.406 2.Doanh số cho vay Triệu đồng 6.111.874 8.376.707 8.434.642 3.Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.100.527 7.917.143 8.681.907 4.Tổng dư nợ Triệu đồng 2.254.417 2.713.981 2.466.717 5.Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.748.744 2.484.199 2.590.349
6.Nợ xấu Triệu đồng 654 954 4.546
Dư nợ/VHĐ (4/1) Lần 1,14 1,22 1,08
Hệ số thu nợ (3/2) % 83,45 94,51 102,93
Nợ xấu/Dư nợ (6/4) % 0,03 0,04 0,18
Vòng quay vốn (3/5) Vòng 2,92 3,19 3,35
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ
4.3.1. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động quá cao hay quá thấp đều không tốt. Nếu tỷ lệ này quá cao thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động của chi nhánh tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ này là 1,14 lần, nghĩa là cứ 1,14 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy đồng tham gia cho thấy vốn huy động của chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn, chi nhánh vẫn phải sử dụng vốn điều chuyển làm gia tăng chi phí. Năm 2011, tỷ lệ dư nợ/vốn huy động của chi nhánh tiếp tục tăng lên 1,22 lần, sự gia tăng này cho thấy chi nhánh khơng ngừng mở rộng tín dụng, vốn huy động của
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - chi nhánh Cần Thơ
xuống cịn 1,08 lần, chứng tỏ cơng tác huy động vốn và thu hồi nợ của chi nhánh thực hiện tốt. Nhìn chung, trong năm 2012, chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả hơn, khơng phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển và các nguồn còn lại.
4.3.2. Hệ số thu nợ
Hệ số này dùng để đánh giá chất lượng công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của chi nhánh càng tốt. Năm 2010, hệ số thu nợ của chi nhánh đạt 83,45%, sang năm 2011 tăng lên đạt 94,51% và trong năm 2012 đạt 102,93%. Hệ số thu nợ của chi nhánh tăng dần qua các năm phân tích cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ thuận lợi hơn và công tác thu hồi nợ của chi nhánh được thực hiện ngày càng hiệu quả. Nhìn chung, cơng tác thu nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 được thực hiện tốt, chi nhánh cần nỗ lực và phát huy hơn nữa, phối hợp giữa việc tăng doanh số cho vay và công tác thu hồi nợ một cách chặt chẽ.
4.3.3. Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vịng quay vốn tín dụng của chi nhánh tăng đều qua 3 năm phân tích. Cụ thể năm 2010 vịng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 2,92 vòng, năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên đạt 3,19 vòng và năm 2012 là 3,35 vòng. Kết quả này cho thấy khả năng luân chuyển vốn của chi nhánh tốt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả. Nhìn chung, vịng quay vốn của chí nhánh ổn định qua các năm, khả năng luân chuyển vốn tốt, vịng quay vốn tín dụng tăng ổn định làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, đây là dấu hiệu khả quan trong khi nền kinh tế vẫn cịn khó khăn, chi nhánh cần giữ vững và phát huy thêm.
4.3.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện hiệu quả tín dụng càng kém. Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả tín dụng tại ngân hàng có nợ xấu nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tỷ lệ này cịn phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, hiệu quả của cơng tác tín dụng nói riêng. Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm phân tích. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đạt 0,03% và tăng lên 0,04% trong năm 2011. Sang năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục tăng và đạt 0,18%, cao
hơn nhiều so với 2 năm trước, sự gia tăng này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ngày càng cao. Đây là tín hiệu xấu cho chi nhánh, việc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cần được xem xét kỹ càng hơn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, gia tăng nợ xấu. Trong tình hình kinh tế khó khăn thì tỷ lệ nợ xấu vẫn có thể sẽ gia tăng, chi nhánh cần quản lý chặt chẽ nợ xấu, tăng cường giám sát quy trình từ cho vay đến thu hồi nợ.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương VN - chi nhánh Cần Thơ
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ
5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1.1. Kết quả đạt được
- Nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm, đạt được kết quả này do sự nỗ lực trong công tác huy động vốn của ban lãnh đạo cùng các cán bộ tín dụng, các chương trình tiết kiệm hưởng ưu đãi được chi nhánh thực hiện rất tốt qua đó đã thu hút số lượng lớn khách hàng tham gia.
- Sự lệ thuộc vào vốn điều chuyển được chi nhánh hạn chế, giảm dần qua các