Một số phương pháp sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh thốt nốt (Trang 25)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.3. Một số phương pháp sử dụng trong đề tài

2.1.3.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Ghi chú:

Y0 : chỉ tiêu năm trước

Y 1 : chỉ tiêu năm sau

∆Y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp so sánh tuyệt đối này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 26 100 % 0 ∗ Υ ∆Υ = Υ

2.1.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

Ghi chú:

Y0 : chỉ tiêu năm trước.

Y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆Y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

%Y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra ngun nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Thốt Nốt thơng qua các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính và những thơng tin liên quan đến hoạt động ngân hàng. Kết hợp Tham khảo các tài liệu đã học, các sách , tạp chí ngân hàng, báo kinh tế, luận văn kinh tế, thông tin trên Interner,..

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối qua các năm.

- Mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng để đánh giá hiệu quả tín dụng.

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 27

- Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích để tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng đồng thời đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG CHI NHÁNH THỐT NỐT 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG CHI NHÁNH THỐT NỐT

Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Thốt Nốt ngay từ khi thành lập vào 10/2005 chỉ là chi nhánh cấp 2 chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Cần Thơ. Tháng 6/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương quyết định chuyển chi nhánh cấp 2 Thốt Nốt thành Chi nhánh Thốt Nốt và được sự chấp nhận của NHNN chi nhánh Thành Phố Cần Thơ, được quyền hạch toán độc lập và chịu sự quản lý trực tiếp của hội sở chính và NHNN chi nhánh Cần Thơ.

Địa chỉ giao dịch : Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Thốt Nốt. Số 362 Nguyễn Công Trứ Khu Vực Long Thạnh A, P. Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

Điện Thoại : 0703.610336 – 07103.610337 Fax : 07103.610335

Ngay từ khi thành lập Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Thốt Nốt gặp rất nhiều khó khăn trên địa bàn mới : thiếu nhân sự, chịu sự cạnh tranh gay gắt với các NH khác trên địa bàn quận như : NH Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, NH Sacombank, NH Vietcombank, NH Đông Á … Sau hơn 7 năm hoạt động Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Thốt Nốt đã khơng ngừng phát triển vươn lên, tạo được uy tín trên đia bàn, các sản phẩm dịch vụ của

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 28

NH đã được cải tiến và mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước như nhận và chuyển tiền quốc tế, nhận tiền gửi và cho vay... Ngoài ra, NH cùng với trụ sở chính đã triển khai thành công hệ thống phần mềm NH Symbol, với hệ thống này, khách hàng gửi tiền ở một nơi nhưng có thể rút tiền ở nhiều nơi trong cùng hệ thống Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Thốt Nốt đã góp phần khơng nhỏ trong việc cung ứng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản,thương nghiệp … giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đưa tiến bộ vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế của quận.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN PHÒNG BAN

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương chi nhánh Thốt Nốt gồm có Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và 4 phịng. Bao gồm các phòng:

Phòng kinh doanh

Phòng kế tốn

Phịng ngân quỹ

Phịng hành chánh

Mỗi phịng có trưởng phịng và phó phịng có nhiệm vụ làm tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác chuyên môn.

Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Saigonbank Chi Nhánh Thốt Nốt

Ban Giám đốc Phòng hành chánh Phòng ngân quỹ Phòng kế tốn Phịng kinh doanh

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 29

(nguồn: phòng hành chánh Saigonbank chi nhánh Thốt Nốt)

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận a) Ban giám đốc a) Ban giám đốc

Giám đốc

Điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phịng ban. Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay và chịu trách nhiệm đối với khoản vay đó. Có quyền xem xét và đề xuất về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật các cán bộ nhân viên trong đơn vị.

Phó giám đốc

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh.

b) Phịng kinh doanh

Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động, lập và thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn, tìm khách hàng mới và giữ quan hệ với khách hàng truyền thống.

Thẩm định các phương án dự án đầu tư của người vay, có quyền đề xuất cho vay hoặc khơng cho vay đối với một khoản vay, quản lý theo dõi các tài sản thế chấp, tổ chức kiểm tra đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, thực hiện cơng tác phịng ngừa rủi ro, lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng và báo cáo các nghiệp vụ theo chế độ qui định.

c) Phịng kế tốn

Thực hiện ghi chép, tính tốn qua các số liệu, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến q trình thanh tốn như : thu chi theo yêu cầu của khách hàng, nhận và chuyển khoản thanh toán, thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và điều chuyển vốn giữa chi nhánh và hội sở hoặc điều chuyển vốn với NH khác hệ thống….

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 30

Thu thập các số liệu phát sinh phản ánh lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, lập các báo cáo theo yêu cầu.

d) Phòng ngân quỹ

Là nơi diễn ra các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ phát sinh từ phịng kế tốn. Phát hiện và ngăn ngừa tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông. Là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ có giá, tài sản thế chấp của khách hàng vay vốn.

e) Phòng hành chánh

Theo dõi tiếp nhận công văn đến và gửi công văn đi. Thực hiện cơng tác bảo vệ an ninh, an tồn tài sản của chi nhánh và các công việc khác theo sự điều động của ban giám đốc chi nhánh.

3.2.3 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU 3.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn 3.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn

– Nhận tiền gửi ( tiết kiệm, thanh toán,…), mở tài khoản nội, ngoại tệ,… – Phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,…

3.1.3.2 Nghiệp vụ tín dụng

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.1.3.3 Dịch vụ thanh toán tiền cho khách hàng

– Thực hiện các dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước. – Thực hiện thanh toán séc,…

– Thu đổi ngoại tệ,…

3.2.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2012

Kết hợp Chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Duy trì và phát triển nguồn vốn rẻ từ các doanh nghiệp qua việc chăm sóc tốt khách hàng.

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 31

Tăng trưởng tín dụng hợp lý, trong đó chú trọng nâng cao tỷ trọng cho vay cá nhân để phân tán rủi ro và đạt hiệu quả cao.

Tập trung công tác thu hồi nợ quá hạn, ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh, xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu còn tồn động.

Tăng cường các dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng và nâng tỷ lệ thu dịch vụ cao hơn.

Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ để phát triển đồng bộ các sản phẩm NH.

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA

BA NĂM 2009 – 2011

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình hoạt động tổng quát của ngân hàng. Dựa vào việc phân tích những chỉ tiêu kinh tế, tài chính giúp cho ta nhận biết và kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua đó ta có thể đánh giá được tình hình kinh doanh lãi, lỗ, có đạt được mục tiêu kinh doanh hay không, cũng như những khoản chi phí bất hợp lý hoặc những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Cụ thể hơn ta đi vào xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SGCT chi nhánh Thốt Nốt giai đoạn 2009 – 2011 được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây :

Bảng 1 : BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP SGCT CHI NHÁNH THỐT NỐT TỪ 2009 – 2011 ĐVT : Triệu đồng 2009 2010 2011 So sánh 2009/2010 So sánh 2010/2011 Chỉ tiêu Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ lệ % Số Tiền Tỷ lệ % Tổng thu nhập 15.985 100 17.600 100 28.285 100 1.615 10,10 10.685 60,71 Tổng chi phí 13.658 85,4 15.216 86,5 25.676 90,8 1.558 11,40 10.460 68,74 Năm

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 32

Lợi nhuận 2.327 14,6 2.384 13,5 2.609 9,2 57 2,44 225 9,44

( Nguồn : Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Saigonbank Chi Nhánh Thốt Nốt )

Thông qua bảng số liệu lợi nhuận NH đều tăng qua 3 năm, năm 2009 đạt 2.327 triệu đồng đến năm 2010 đạt 2.384 triệu đồng tăng 57 triệu đồng tức tăng 2,44%. Lợi nhuận năm 2010 tuy có tăng nhưng không cao là do thu nhập tăng nhưng kéo theo chi phí cũng tăng cao. Cụ thể, trong năm 2009 tổng thu nhập là 15.985 triệu đồng tương đương với tổng chi phí là 13.658 triệu đồng đến năm 2010 thu nhập tăng 10,10% so với năm 2009 tương đương với tổng thu nhập năm 2010 là 17.600 triệu đồng kéo theo đó tổng chi phí năm 2010 là 15.216 triệu đồng tăng 11,40% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 thu nhập tăng 60,71% so với năm 2010, thu nhập tăng cao như vậy là nhờ vào hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ điều có chuyển biến tốt, thu nhập tăng dẫn đến tăng lợi nhuận.

Đồ thị sau sẽ cho ta thấy rõ hơn sự biến động về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng :

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 33

Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2009 – 2011

3.3.1 Tổng Thu Nhập

Nhìn chung tổng thu nhập của NH qua ba năm đều tăng, cụ thể là năm 2009 thu nhập là 15.985 triệu đồng, năm 2010 là 17.600 triệu đồng tăng 1.615 triệu đồng hay tăng 10,10% và đặc biệt năm 2011 thu nhập tăng lên 28.285 triệu đồng tăng 10.685 triệu đồng tương ứng tăng 60,71% so với năm 2010. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH ngày càng hiệu quả và quy mô hoạt động cũng ngày càng được mở rộng. Thu nhập của NH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: thu từ lãi cho vay và tiền gửi, thu từ hoạt động thanh toán, thu từ dịch vụ khác, … thì trong đó nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu và gần như chiếm toàn bộ thu nhập trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập trong những năm vừa rồi tăng cao cũng là do ngân hàng đã tập trung phát triển các dịch vụ hiện có, tích cực triển khai các sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi để gia tăng nguồn vốn huy động, duy trì và phát triển

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 34

nguồn vốn rẻ từ các doanh nghiệp thông qua việc chăm sóc tốt khách hàng. Hiện nay ngân hàng đã và đang mở rộng mạng lưới dịch vụ nhằm đa dạng hố các hình thức hoạt động dịch vụ góp phần tạo thêm nguồn thu cho mình.

3.3.2 Tổng Chi Phí

Cùng với sự tăng lên về thu nhập thì chi phí cũng tăng lên. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng qua các năm là do việc mở rộng quy mô, tăng nguồn vốn hoạt động, tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ do đó nhu cầu tín dụng tăng cao nên ngân hàng cần phải huy động nhiều vốn trả lãi nhiều hơn. Bên cạnh đó, thì ngân hàng cũng phải trả cho các chi phí phát sinh khác như chi quảng cáo, chi khuyến mãi, phát tờ rơi… để tiếp thị chăm sóc khách hàng.

3.3.3 Lợi Nhuận

Nhìn vào biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SGCT chi nhánh Thốt Nốt ta thấy lợi nhuận liên tục tăng. Cụ thể, năm 2009 thu được 2.327 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên 2.384 triệu đồng, tăng thêm 57 triệu đồng (tương đương 2,44%) so với năm 2009. Lợi nhuận năm 2011 tiếp tục tăng thêm 225 triệu đồng so với năm 2007, xét về tỷ lệ thì năm 2011 tăng thêm 9,44%. Lợi nhuận tăng liên tục qua 3 năm. Qua đó cho ta thấy được ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mơ, tạo được lịng tin đối với khách hàng ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý và thu hồi nợ của cán bộ nhân viên ngân hàng cũng đạt kết quả cao. Ngồi ra, lợi nhuận hoạt động tín dụng tăng còn phụ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng. Khách hàng của chi nhánh đa phần làm ăn có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn.

Tóm lại, trước tình hình biến động bất thường trong những năm qua, đặc biệt là tình hình cạnh tranh tiền tệ diễn ra hết sức gay gắt, giá vật tư nguyên liệu tăng mạnh trên thế giới cũng như trong nước tăng cao làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cũng có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và Ngân hàng SGCT chi nhánh Thốt Nốt nói riêng. Nhưng nhờ được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 35

đạo Ngân hàng, đồng thời bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên đã đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh thốt nốt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)