CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh thốt nốt (Trang 30)

2.2 .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

e) Phòng hành chánh

3.2.3 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU

3.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn

– Nhận tiền gửi ( tiết kiệm, thanh toán,…), mở tài khoản nội, ngoại tệ,… – Phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,…

3.1.3.2 Nghiệp vụ tín dụng

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.1.3.3 Dịch vụ thanh toán tiền cho khách hàng

– Thực hiện các dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước. – Thực hiện thanh toán séc,…

– Thu đổi ngoại tệ,…

3.2.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2012

Kết hợp Chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Duy trì và phát triển nguồn vốn rẻ từ các doanh nghiệp qua việc chăm sóc tốt khách hàng.

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 31

Tăng trưởng tín dụng hợp lý, trong đó chú trọng nâng cao tỷ trọng cho vay cá nhân để phân tán rủi ro và đạt hiệu quả cao.

Tập trung công tác thu hồi nợ quá hạn, ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh, xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu còn tồn động.

Tăng cường các dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng và nâng tỷ lệ thu dịch vụ cao hơn.

Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ để phát triển đồng bộ các sản phẩm NH.

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA

BA NĂM 2009 – 2011

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình hoạt động tổng quát của ngân hàng. Dựa vào việc phân tích những chỉ tiêu kinh tế, tài chính giúp cho ta nhận biết và kiểm tra một cách tồn diện và có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua đó ta có thể đánh giá được tình hình kinh doanh lãi, lỗ, có đạt được mục tiêu kinh doanh hay không, cũng như những khoản chi phí bất hợp lý hoặc những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Cụ thể hơn ta đi vào xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SGCT chi nhánh Thốt Nốt giai đoạn 2009 – 2011 được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây :

Bảng 1 : BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP SGCT CHI NHÁNH THỐT NỐT TỪ 2009 – 2011 ĐVT : Triệu đồng 2009 2010 2011 So sánh 2009/2010 So sánh 2010/2011 Chỉ tiêu Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ lệ % Số Tiền Tỷ lệ % Tổng thu nhập 15.985 100 17.600 100 28.285 100 1.615 10,10 10.685 60,71 Tổng chi phí 13.658 85,4 15.216 86,5 25.676 90,8 1.558 11,40 10.460 68,74 Năm

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 32

Lợi nhuận 2.327 14,6 2.384 13,5 2.609 9,2 57 2,44 225 9,44

( Nguồn : Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Saigonbank Chi Nhánh Thốt Nốt )

Thông qua bảng số liệu lợi nhuận NH đều tăng qua 3 năm, năm 2009 đạt 2.327 triệu đồng đến năm 2010 đạt 2.384 triệu đồng tăng 57 triệu đồng tức tăng 2,44%. Lợi nhuận năm 2010 tuy có tăng nhưng khơng cao là do thu nhập tăng nhưng kéo theo chi phí cũng tăng cao. Cụ thể, trong năm 2009 tổng thu nhập là 15.985 triệu đồng tương đương với tổng chi phí là 13.658 triệu đồng đến năm 2010 thu nhập tăng 10,10% so với năm 2009 tương đương với tổng thu nhập năm 2010 là 17.600 triệu đồng kéo theo đó tổng chi phí năm 2010 là 15.216 triệu đồng tăng 11,40% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 thu nhập tăng 60,71% so với năm 2010, thu nhập tăng cao như vậy là nhờ vào hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ điều có chuyển biến tốt, thu nhập tăng dẫn đến tăng lợi nhuận.

Đồ thị sau sẽ cho ta thấy rõ hơn sự biến động về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng :

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 33

Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2009 – 2011

3.3.1 Tổng Thu Nhập

Nhìn chung tổng thu nhập của NH qua ba năm đều tăng, cụ thể là năm 2009 thu nhập là 15.985 triệu đồng, năm 2010 là 17.600 triệu đồng tăng 1.615 triệu đồng hay tăng 10,10% và đặc biệt năm 2011 thu nhập tăng lên 28.285 triệu đồng tăng 10.685 triệu đồng tương ứng tăng 60,71% so với năm 2010. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH ngày càng hiệu quả và quy mô hoạt động cũng ngày càng được mở rộng. Thu nhập của NH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: thu từ lãi cho vay và tiền gửi, thu từ hoạt động thanh toán, thu từ dịch vụ khác, … thì trong đó nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu và gần như chiếm toàn bộ thu nhập trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập trong những năm vừa rồi tăng cao cũng là do ngân hàng đã tập trung phát triển các dịch vụ hiện có, tích cực triển khai các sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi để gia tăng nguồn vốn huy động, duy trì và phát triển

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 34

nguồn vốn rẻ từ các doanh nghiệp thông qua việc chăm sóc tốt khách hàng. Hiện nay ngân hàng đã và đang mở rộng mạng lưới dịch vụ nhằm đa dạng hố các hình thức hoạt động dịch vụ góp phần tạo thêm nguồn thu cho mình.

3.3.2 Tổng Chi Phí

Cùng với sự tăng lên về thu nhập thì chi phí cũng tăng lên. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng qua các năm là do việc mở rộng quy mô, tăng nguồn vốn hoạt động, tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ do đó nhu cầu tín dụng tăng cao nên ngân hàng cần phải huy động nhiều vốn trả lãi nhiều hơn. Bên cạnh đó, thì ngân hàng cũng phải trả cho các chi phí phát sinh khác như chi quảng cáo, chi khuyến mãi, phát tờ rơi… để tiếp thị chăm sóc khách hàng.

3.3.3 Lợi Nhuận

Nhìn vào biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SGCT chi nhánh Thốt Nốt ta thấy lợi nhuận liên tục tăng. Cụ thể, năm 2009 thu được 2.327 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên 2.384 triệu đồng, tăng thêm 57 triệu đồng (tương đương 2,44%) so với năm 2009. Lợi nhuận năm 2011 tiếp tục tăng thêm 225 triệu đồng so với năm 2007, xét về tỷ lệ thì năm 2011 tăng thêm 9,44%. Lợi nhuận tăng liên tục qua 3 năm. Qua đó cho ta thấy được ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mơ, tạo được lịng tin đối với khách hàng ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý và thu hồi nợ của cán bộ nhân viên ngân hàng cũng đạt kết quả cao. Ngồi ra, lợi nhuận hoạt động tín dụng tăng cịn phụ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng. Khách hàng của chi nhánh đa phần làm ăn có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn.

Tóm lại, trước tình hình biến động bất thường trong những năm qua, đặc biệt là tình hình cạnh tranh tiền tệ diễn ra hết sức gay gắt, giá vật tư nguyên liệu tăng mạnh trên thế giới cũng như trong nước tăng cao làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cũng có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và Ngân hàng SGCT chi nhánh Thốt Nốt nói riêng. Nhưng nhờ được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 35

đạo Ngân hàng, đồng thời bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên đã đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Mặc dù đạt được kết quả như vậy nhưng trong những năm tới chi nhánh vẫn cần cố gắng hơn nữa để làm sao cho hoạt động kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, NH cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí ở mức thấp nhất.

3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1 Thuận Lợi 3.4.1 Thuận Lợi

NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương Chi Nhánh Thốt Nốt có trụ sở đặt tại trung tâm quận Thốt Nốt có vị trí thuận lợi trong giao thương, tiếp giáp với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp lợi thế giao thông hổ trợ nhiều cho các ngành nghề phát triển đa dạng.

Thốt Nốt là một trong những vùng vựa lúa, gạo lớn của TP Cần Thơ, hoạt động kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất, chế biến, kinh doanh lúa gạo nội địa và xuất khẩu. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xay xát và kinh doanh lúa gạo tại địa phương. Bên cạnh đó các ngành nghề khác cũng phát triển khơng ngừng như : xây dựng, thương mại, thủy sản…

Được sự chỉ đạo của ban điều hành NH SGCT bằng cách ban hành các văn bản quy định hướng dẫn thực hiện công việc kinh doanh trong từng thời kỳ, điều này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của NH hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Bên cạnh đó ban điều hành NH đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và chỉ đạo thực hiện để hoàn thành các chỉ tiêu được giao.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đổi mới, đầu tư công nghệ hiện đại giúp cho NH cung cấp được nhiều dịch vụ hiện đại, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Đội ngũ cán bộ phần lớn có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, đồn kết gắn bó tạo thành thế mạnh, thái độ ân cần vừa lịng khách hàng. Do đó NH vẫn giữ được KH truyền thống đồng thời thu hút được nhiều khách hàng mới.

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 36

Hệ thống luật NH càng ngày càng hoàn thiện tạo được niềm tin cho khách hàng, góp phần khơng nhỏ vào hoạt động của ngân hàng ngày một phát triển và bền vững.

3.4.2 Khó Khăn

Ngay từ khi thành lập NH đã phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các NH khác trên địa bàn quận. Hiện nay có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, NH hoạt động tại địa phương như : Ngân Hàng NN & PTNT, Ngân Hàng Sacombank, Ngân Hàng Đông Á, Ngân Hàng Vietcombank…

Về thanh toán đối ngoại, đa phần khách thực hiện tại trung tâm thành phố Cần Thơ và có thế mạnh về dịch vụ này như : NH Ngoại Thương Việt Nam,NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam…

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 37

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG CHI

NHÁNH THỐT NỐT

4.1. KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG

VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn

Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại. Đặc biệt đối với ngân hàng là một tổ chức chuyên cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế nên nguồn vốn phải đủ lớn mạnh để thực hiện tốt chức năng của nó. Hoạt động tín dụng có được mở rộng hay khơng thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là phải có nguồn vốn lớn. Vì vậy, trước khi phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương Chi Nhánh Thốt Nốt thì cần đi vào xem xét yếu tố đầu vào quan trọng này. Để đáp ứng nhu cầu cho vay địi hỏi chi nhánh phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vốn của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương Chi Nhánh Thốt Nốt bao gồm hai bộ phận: vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Ta có bảng số liệu về nguồn vốn của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương Chi Nhánh Thốt Nốt qua ba năm như sau:

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHTMCP SGCT CHI NHÁNH THỐT NỐT TỪ 2009 – 2011 ĐVT : Triệu đồng 2009 2010 2011 So sánh 2009/2010 So sánh 2010/2011 Năm Chỉ tiêu Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ lệ % Số Tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 71.960 63,10 73.598 64,11 68.446 57,52 1.638 2,28 -5.152 -7,00 Vốn điều chuyển 42.089 36,9 41.208 35,89 50.545 42,48 -0.881 -2,09 9.337 22,66 Tổng vốn 114.049 100 114.806 100 118.991 100 0.757 0,66 4.185 3,65

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 38

( Nguồn : Bảng cơ cấu nguồn vốn của NH Sài Gịn Cơng Thương Chi Nhánh Thốt Nốt )

Từ bảng phân tích số liệu tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm ta có nhận xét như sau:

- Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng lên qua 3

năm. Năm 2010 đạt 114.806 triệu đồng tăng 0.757 triệu đồng so với năm 2009 hay tăng 0,66% về tỷ lệ. Năm 2011 đạt 118.991 triệu đồng, so năm 2010 tăng 3,65% hay tăng 4.185 triệu đồng. Đạt được kết quả trên là nhờ vào ngân hàng có những chính sách lãi suất chủ động linh hoạt chi nhánh đã phối hợp hài hịa với nhiều yếu tố tích cực như hình thức huy động vốn hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, đổi mới phong cách giao tiếp văn minh tận tình chu đáo… với mục đích thu hút nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn để kinh doanh của NH .

Hầu hết các NHTM nói chung và NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương Chi Nhánh Thốt Nốt nói riêng nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ khơng thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn cho khách hàng. Vì vậy, ngồi vốn huy động tại chỗ thì NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương Chi Nhánh Thốt Nốt còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ Hội sở chính, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất của vốn huy động nên cũng đóng góp một phần lớn vào chi phí của chi nhánh gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, chi nhánh luôn nỗ lực phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn vay này.

- Vốn huy động: Vốn huy động của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn trong cả 3 năm liền. Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính của Chi nhánh trong hoạt động tín dụng. Cụ thể, năm 2009 chiếm 63,10% trên tổng nguồn vốn, năm 2010 chiếm 64,11 % và năm 2011 chiếm 57,52%. Về tốc độ tăng trưởng thì năm 2010 vốn huy động của Chi nhánh đạt 73.598 triệu đồng, tăng 2,28% về tỷ lệ tương ứng tăng 1.638 triệu đồng. Sang năm 2011 vốn huy động là 68.446 giảm 5.152 triệu đồng tương ứng giảm 7,00% so với năm 2010. Quận Thốt Nốt là địa bàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bộ mặt đô thị Thốt Nốt ngày một khang trang khởi sắc đời sống người dân được cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên. Vì thế mà

GVHD : Th.S Trần Thụy Ái Đông SVTH : Nguyễn Thảo Linh Trang 39

ngân hàng đã tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này một cách có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của ngân hàng. Do đó mà nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng có những chính sách lãi suất chủ động linh hoạt. Năm 2011, nguồn vốn sụt giảm nguyên nhân một phần là do ngân hàng nhà nước đã quy định lãi suất trần huy động nên ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, bên cạnh đó tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá vàng tăng nên đa số khách hàng rút tiền gửi chuyển sang mua vàng dự trữ, điều này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh. Việc có nhiều ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn, do đó cũng ảnh hưởng đến việc phát triển thị phần của Chi nhánh.

- Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển là nguồn vốn được hỗ trợ từ Hội sở

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh thốt nốt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)