Đối với các doanh nghiệp FDI từ trước đến nay, mục đích mà các doanh nghiệp sử dụng các hình thức chuyển giá như đã nêu là tối đa hóa lợi nhuận và làm giảm rủi
19
ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số chun gia đã có cái nhìn đa chiều về chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI như sau: Theo ông Wayne Barford, Cố vấn cấp cao của Trung tâm Thuế và đầu tư quốc tế, cựu trợ lý Ủy viên Sở Thuế vụ Úc, khẳng định: “Chuyển giá về bản chất không phải là một hoạt động bất hợp pháp.
Chỉ có gian lận về giá hay lạm dụng chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế mới là bất hợp pháp”. Bà Nguyễn Vân Chi, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách
của Quốc hội, cũng cho rằng chuyển giá là hiện tượng tự nhiên, xảy ra ở cả các công ty đa quốc gia khi vào Việt Nam cũng như cả các tổng cơng ty trong nước. Ơng Nguyễn Văn Tồn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngồi, chia sẻ thêm: "Chính phủ và cộng đồng cần có một cái nhìn tồn diện và khách quan hơn về
hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đặc biệt là về những giao dịch nội bộ hợp pháp giữa các doanh nghiệp trong những tập đoàn đa quốc gia, để tránh tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam".19
Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, bản chất của chuyển giá không phải là hoạt động bất hợp pháp. Vấn đề chuyển giá chỉ bất hợp pháp, phát sinh tiêu cực khi việc chuyển giao nội bộ này có sự làm giả việc tăng hoặc giảm giá nhằm chuyển lợi nhuận ra khỏi quốc gia một cách giả tạo, nhằm làm giảm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, cụ thể là các thủ thuật tránh thuế như đã đề cập ở trên. Nói cách khác, nếu giao dịch khơng tn thủ các hướng dẫn về phương thức định giá chuyển giao mà các quốc gia sở tại áp dụng mới bị coi là vi phạm giá chuyển nhượng hoặc chuyển giá bất hợp pháp (illegal transfer pricing) (Theo Doan Tranh, 2015)20.Vấn đề quan trọng được đặt ra là đặt ra “ranh giới” giữa hành vi chuyển giá hợp pháp và bất hợp pháp. Có thể thấy rõ chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI rất phức tạp bởi các doanh nghiệp lớn ln có tiềm lực tài chính và nhân lực rất mạnh. Họ có một đội ngũ chuyên gia cực kỳ am hiểu về kế tốn, tài chính, thuế và luật để có thể “che mắt” các cơ quan quản lý, nhất là các cơ quan thuế địa phương… Vì vậy, vẫn cịn rất khó khăn cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp để xác định các trường hợp như thế nào là chuyển giá, đặc biệt tại những thị trường đang phát triển như Việt Nam.
Chính vì vậy, các nhà nước cần hình thành các quy phạm pháp luật để điều
chỉnh đối với hành vi chuyển giá đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đặc biệt các hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI Việt Nam, nhằm:
19 Anh Vũ, Chuyển giá có phải hành vi bất hợp pháp?, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/chuyen-gia- co-phai-hanh-vi-bat-hop-phap-1172242.html. Truy cập ngày 15/3/2020
20 Doan Tranh (2015), Controlling Transfer Pricing of FDI Business in Process of International Economic Integration in Vietnam, Journal of Emerging Issues in Economics, Finance and Banking. An Online
20
- Bảo vệ lợi ích của nhà nước ở khía cạnh thuế mà cịn có ý nghĩa rộng hơn trong việc khôi phục lại trật tự xã hội trong các quan hệ xã hội bị chuyển giá phá vỡ.21 - Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có
giao dịch liên kết phù hợp với các thông lệ quốc tế là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và ổn định của mơi trường đầu tư, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.