.Giải quyết khiếu nại và phòng ngừa khiếu nại

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 49 - 52)

Điều 41 Luật Quản lý thuế 2006 sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó trước khi yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại về việc ấn định thuế.62Người nộp thuế có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm về thuế của cơ quan thuế theo (1) cơ quan thuế cao hơn phù hợp (theo cơ chế hành chính) hoặc tịa án theo thủ tục giải quyết khiếu nại (theo cơ chế tố tụng tòa án) hoặc (2) cơ quan Việt Nam có thẩm quyền theo thỏa thuận song phương của Điều ước thuế.

Theo luật Việt Nam, quy định của Điều ước quốc tế hoặc các Cơng ước mà Việt Nam đã kí kết được ưu tiên áp dụng hơn các quy định của pháp luật trong nước. Vì vậy, người nộp thuế có thể có quyền khiếu nại trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của các thỏa thuận song phương, Điều ước quốc tế mà không phụ thuộc vào các biện pháp khắc phục hậu quả theo luật Việt Nam. Tuy nhiên, các hiệp ước về thuế và luật trong nước lại không cung cấp hướng dẫn về khung thời gian, thủ tục cụ thể xử lý khiếu nại. Thời gian xử lý sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thê. Vì vậu, những vụ việc khiếu nại này có thể mất nhiều năm trước khi đạt được kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm sốt giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, ngay từ khi Nghị định 20/2017/NĐ-CP ra đời, số lượng doanh nghiệp tự nguyện kê khai giao dịch liên kết đã tăng lên qua các

61 Phan Thị Thành Dương (2010), tlđd (2), tr.124

43

năm. Đến nay, các đơn vị đã có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt về nhận thức, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ trong việc kê khai về đối tượng áp dụng và lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Tại kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra từ năm 2017 đến nửa đầu năm 2019, toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và truy thu trên 41.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ gần 5.000 tỷ đồng, giảm lỗ 86.000 tỷ đồng. Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra xác định lại giá giao dịch liên kết đã phát huy hiệu quả, truy thu trên 1.400 tỷ đồng, giảm lỗ trên 13.700 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế gần 12.000 tỷ đồng63. Cụ thể, Theo Cục thuế tỉnh Đồng Nai, trong 3 tháng đầu năm 2019, qua thanh, kiểm tra, cơ quan này đã phát hiện 8 doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) có hành vi chuyển giá. Cục Thuế Đồng Nai xử phạt và truy thu 8 doanh nghiệp này hơn 84 tỷ đồng tiền thuế, buộc doanh nghiệp giảm lỗ gần 140 tỷ đồng.64

Cơ quan thuế Nhà nước căn cứ trên hành lang pháp lý về kiểm soát chuyển giá hiện hành, cũng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (đặc biệt là các doanh nghiệp FDI). Năm 2016, Tổng cục thuế cũng đã thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế và Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại một số cục thuế lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Nhiều doanh nghiệp lớn cũng nằm trong diện nghi vấn gian lận chuyển giá như: siêu thị Big C, siêu thị Metro Việt Nam, Công ty PepsiCo Việt Nam, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam và mới đây nhất là “ông lớn” về công nghệ Grab Việt Nam. Tổng cục Thuế liên tiếp thực hiện thanh tra và chỉ điểm các doanh nghiệp FDI với các nghi án chuyển giá cuối năm 2019 như Coca Cola, Heineken, Grab cụ thể:

Nghi án “chuyển giá” của Coca Cola 65: Đầu năm 2020, Tổng cục Thuế ra quyết

định truy thu thuế với số tiền hơn 471 tỉ đồng với Coca-Cola VN. Trong đó, số thuế giá trị gia tăng bị truy thu là hơn 60 tỉ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỉ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước ngồi gần 52 tỉ đồng. Cơng ty Coca-Cola VN từng bị Cục Thuế TP.HCM xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Các năm từ 2012 trở về trước, công ty này liên tục kê khai số lỗ rất cao.Đến năm 2013, công ty này bắt đầu kê khai lãi 150 tỉ đồng và tiếp tục lãi 350 tỉ đồng trong năm 2014. Tuy nhiên, do

63 Hà Giang, Nghị định 20 của Chính phủ - 'Điểm huyệt' các doanh nghiệp FDI có ý định chuyển giá, trốn thuế http://toquoc.vn/nghi-dinh-20-cua-chinh-phu-vong-kim-co-chong-chuyen-gia-diem-huyet-cac-doanh-nghiep- fdi-2019120718041125.htm. Truy cập ngày 22/4/2020

64 Công Phong, 8 doanh nghiệp FDI bị xử phạt vì hành vi chuyển giá, https://bnews.vn/8-doanh-nghiep-fdi- bi-xu-phat-vi-hanh-vi-chuyen-gia/117571.html.Truy cập ngày 22/4/2020

65 Lê Thanh-Ánh Hồng, Từ vụ 821 tỉ nợ thuế của Coca-Cola Việt Nam: Chặn các 'ông lớn' trốn thuế, https://tuoitre.vn/tu-vu-821-ti-no-thue-cua-coca-cola-viet-nam-chan-cac-ong-lon-tron-thue-

44

doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vịng 5 năm nên đến thời điểm đó Cơng ty Coca- Cola VN vẫn chưa phải nộp thuế TNDN.

Theo cơ quan thuế, chiêu bài để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí ngun phụ liệu, trong đó chủ yếu hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí ngun phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006 - 2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80 - 85% giá vốn. Đến cuối năm 2012, số tiền lỗ lũy kế của Coca-Cola đã lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt cả số tiền đầu tư ban đầu của tập đoàn là 2.950 tỉ đồng.

Nghi án “chuyển giá” Heineken 66: Trước đó, vào cuối năm 2018, Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd (trụ sở tại Singapore) đã ký hợp đồng chuyển nhượng 100% cổ phần tại Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken VN - Hà Nội cho Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken VN với giá trị giao dịch lên tới hơn 4.800 tỉ đồng. Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken VN đã nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thay) từ giá trị chuyển nhượng này gần 823 tỉ đồng.

Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd đã có văn bản gửi Cục Thuế TP Hà Nội đề xuất được miễn, giảm số thuế này theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore. Do đó, tính đến khi cơ quan thuế thanh tra, số thuế trên vẫn chưa được doanh nghiệp nộp vào ngân sách. Trong khi đó, theo cơ quan thuế, hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore nêu rất rõ nếu giá trị bất động sản trên tổng tài sản chuyển nhượng cao hơn 50%, nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển nhượng phải kê khai và nộp thuế ở nước sở tại.

Nghi án “chuyển giá” ông lớn công nghệ Grab67: Kể từ năm 2014, năm bắt đầu

hoạt động cho đến nay, Grab thông báo mỗi năm lại lỗ thêm một chút, khoản lỗ năm sau liên tục cao hơn năm trước. Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2018, Grab thua lỗ từ 51,7 tỷ đồng tăng lên 885 tỷ đồng. Trong khi doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Grab Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018 liên tục tăng vọt, lần lượt là 1,47 tỷ đồng, 32,3 tỷ đồng, 187,9 tỷ đồng, 758,8 tỷ đồng và 2.194,5 tỷ đồng. Chính vì vậy, nghi vấn Grab trốn thuế được đặt ra. Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế tiến hành thanh tra Grab và xử lý, truy thu gần 3 tỷ tiền thuế và giảm lỗ công ty này 56,6 tỷ đồng.68Đáp trả cáo buộc này, Grab Việt Nam cho rằng mình là doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam và trụ sở chính và các văn phịng đại diện của doanh nghiệp này đều đặt tại Việt Nam. Vì vậy, Grab hồn tồn là doanh nghiệp Việt Nam

66 Công Phong, Từ vụ 821 tỉ nợ thuế của Coca-Cola Việt Nam: Chặn các 'ông lớn' trốn thuế, tlđd (64). Truy cập ngày 22/4/2020

67 H.Anh, Nghi vấn Grab trốn thuế trong điệp khúc lỗ: 'Ông trùm' Grab Việt Nam là ai?, https://nongnghiep.vn/nghi-van-grab-tron-thue-trong-diep-khuc-lo-ong-trum-grab-viet-nam-la-ai-

d255032.html, truy cập ngày 22/4/2020

68 H.Anh, Nghi vấn Grab trốn thuế trong điệp khúc lỗ: 'Ông trùm' Grab Việt Nam là ai?, tlđd (67), truy cập ngày 22/4/2020

45

và không phải doanh nghiệp FDI cũng không thực hiện các giao dịch liên kết. Thêm vào đó, Grab nhấn mạnh việc nhà nước ưu đãi thuế cho Grab trong Đề án thí điểm, Grab Việt Nam. Tuy nhiên các báo cáo tài chính và thực tiễn cho thấy, xem xét các khoản mục phụ trong báo cáo tài chính năm 2018 của Grab, Grab Inc. (Công ty mẹ tại Indonesia) đổ rất nhiều tiền cho Grab Việt Nam. Cụ thể, về vay ngắn hạn, số tiền mà GrabTaxi Holdings Pte Ltd. và Grab Inc. cho Grab Việt Nam vay lần lượt là 860 tỷ đồng và 465 tỷ đồng. Về vay dài hạn, hai công ty này lần lượt cho Grab Việt Nam vay 512 tỷ đồng và 869 tỷ đồng. Điều đáng nói, phần lớn các khoản vay đều được hưởng lãi suất 0%. Có thể thấy, GrabTaxi Holdings Pte Ltd. và Grab Inc. đã rót rất nhiều tiền, kèm theo lãi suất 0% cho Grab Việt Nam. Đây có thể mới chính là "ơng trùm" thực sự của Grab Việt Nam.

Những vụ chuyển giá đã được phanh phui và xử lý chỉ là những con số rất nhỏ so với số lượng thực tế các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Thực trạng trên xuất phát chủ yếu từ những bất cập trong hành lang pháp lý về kiểm sốt chuyển giá chưa hồn thiện, quy định về kiểm sốt chuyển giá chưa đầy đủ, rõ ràng. Có thể thấy rõ, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về chuyển giá, các vụ việc đã được phát hiện và xử lý hiện nay đều dựa trên các quy định gián tiếp về vi phạm pháp luật thuế nói chung. Điều này khiến cơ quan quản lý về thuế khó khăn trong việc xử lý và cả các đối tượng bị xử lý cũng không thuyết phục đối với các quyết định xử phạt của cơ quan Thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 49 - 52)