.Chủ thể bị kiểm soát chuyển giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 42 - 43)

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 20/2017/NĐ-CP, chủ thể để được coi là bị kiểm soát chuyển giá khi thỏa mãn 03 (ba) điều kiện: (i) có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; (ii) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai theo Điều 2 Luật Thuế TNDN và thuộc trường hợp phải kê khai thuế; và (iii) Phải phát sinh giao dịch với các bên liên kết: Đây là điều kiện cần và đủ và là điều kiện quan trọng nhất thể hiện bản chất của giao dịch chuyển giá.

Có thể thấy, theo quy định pháp luật kiểm soát chuyển giá Việt Nam hiện hành, chủ thể bị kiểm soát chuyển giá là một doanh nghiệp, và khơng căn cứ vào ngành nghề, loại hình, địa bàn kinh doanh, vốn chủ sở hữu,…

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp là đối tượng bị kiểm soát chuyển giá:

Luật Quản lý thuế 2006 sửa đổi, bổ sung đã quy định các quyền tại Điều 6 nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người nộp thuế, cụ thể như: hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan; nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; quyền được bảo mật thông tin của người nộp thuế; quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan, công chức quản lý thuế gây ra; được khiếu nại, khởi kiện hành vi, quyết định hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ chung theo quy định pháp luật về thuế, các doanh nghiệp cịn có quyền và nghĩa vụ riêng khi thực hiện GDLK sau 43: có trách nhiệm

kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp; lưu giữ các thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp

dụng phương pháp xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong các giao dịch

liên kết, xuất trình theo yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan Thuế và có trách

42 Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 20/2017/NĐ-CP, “Hiệp định thuế” là thuật ngữ rút gọn của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ và Hiệp định sửa đổi, bổ sung các Hiệp định hiện có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

36

nhiệm chứng minh việc lựa chọn phương pháp xác định giá khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh

nghiệp có trách nhiệm kê khai các thông tin về giao dịch liên kết theo mẫu quy

định. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai cùng với thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN

là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. 44.

Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đặt ra thuật ngữ mới “Công ty mẹ tối cao của tập

đồn”45 so với Thơng tư 66/2010/TT-BTC và đặt ra thêm nghĩa vụ cho đối tượng bị kiểm sốt này. Theo đó, Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty mẹ tối cao của tập đồn khơng được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu và Cơng ty mẹ tối cao của tập đồn phải thực hiện riêng Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.46.

Nghị định số 20/2017/NĐ-CP cũng đã đặt ra các trường hợp doanh nghiệp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 42 - 43)