.Hậu quả pháp lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 31 - 42)

1.4 .Khái Quát Chung Về Pháp Luật Kiểm Soát Chuyển Giá

1.4.2.5 .Hậu quả pháp lý

Chuyển giá là hành vi có cấu thành vật chất. Chuyển giá chỉ bị xử lý khi và chỉ khi hành vi đó gây ra thiệt hại: đối với đối tác, với Nhà nước hoặc với thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước nếu muốn xác định và xử lý hành vi chuyển giá thì phải chứng minh được thiệt hại mà hành vi đó gây ra. Với trường hợp chuyển giá gây nên việc giảm thu nhập chịu thuế, tăng chi phí mà những phương pháp xác định giá thị trường chỉ ra được sự khác biệt so với biên độ giá thị trường thì đây là cơ sở chứng minh hành vi này đã gây thiệt hại cho nhà nước do làm giảm nghĩa vụ thuế. Đây cũng là căn cứ để xác lập các biện pháp xử lý: truy thu, ấn định thuế, xử phạt hành chính hoặc hình sự. Trường hợp chuyển giá gây ra thiệt hại cho những chủ thể khác thì đối tác bị thiệt hại sẽ gặp khó khăn trong việc dùng cơng cụ kiểm soát chuyển giá để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình bởi vì họ khơng có quyền lực. Tuy nhiên kết quả kiểm sốt chuyển giá được xem là thơng tin chính thức giúp các chủ thể này có thể dựa trên đó xem xét lợi ích của mình trong tương quan với đối tác. Các chủ thể liên quan có thể sử dụng hình thức khởi kiện tại Tịa án hoặc Trọng tài để yêu cầu giải quyết tranh chấp về các vấn đề liên quan đến quyền lợi bị thiệt hại do chuyển giá gây ra. Phán quyết của Tịa án hoặc Trọng tài có thể được xem là căn cứ để cơ quan thuế xem xét khôi phục nghĩa vụ thuế theo đúng bản chất giao dịch.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Với bản chất và hình thức nêu trên của hành vi chuyển giá, việc xác định các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ liên kết giao dịch khi giao dịch với nhau không theo giá thị trường như các bên giao dịch độc lập khác là một vấn đề không đơn giả. Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều lý giải để cho rằng việc thực hiện chính sách giá trong giao dịch với các bên trong quan hệ liên kết của mình khơng phải là “chuyển giá”. Đó là kết quả của việc kinh doanh hợp pháp; xuất trình đầy đủ các hóa đơn chứng từ nhập khẩu; tận dụng tốt những ưu thế vốn có về nguồn nhân lực, nguồn vật liệu , cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi đầu tư… tại các quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, việc ứng phó với chuyển giá làm sao cho đảm bảo cân bằng được lợi ích các nhà đầu tư và lợi ích quốc gia ln địi hỏi phải có cách đánh giá đúng mức và toàn diện về hiện tượng này.23

Hành vi chuyển giá đã được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và điều chỉnh bằng pháp luật. Tổ chức OECD đã lập thành bản “Hướng dẫn về chuyển giá đối với Công ty đa quốc gia và quản trị thuế (Transfer Pricing Guidelines fỏ Multinational Enterprises and Tax Administration). Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ngày càng được quy định rõ ràng và chi tiết hơn. Các giao dịch được pháp luật ghi nhận phong phú hơn, đồng thời khả năng thỏa thuận trước giá giao dịch cũng được hình thành và được pháp luật điều chỉnh giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI dễ dàng hơn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh.

Pháp luật về kiểm sốt chuyển giá có nhiệm vụ đặt ra các tiêu chí và quy trình kiểm sốt nhằm tìm ra bản chất của một giao dịch có được xác định là “hành vi chuyển giá” hay không, khi so sánh với giao dịch thơng thường theo giá thị trường. Nếu giao dịch đó bị xem là bất thường thì pháp luật có nhiệm vụ đưa ra các chế tài cần thiết để khôi phục lại trật tự quản lý nhà nước và khôi phục lại quyền lợi của chủ thể liên quan do hành vi này xâm phạm, trả lại mội trường kinh doanh sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

26

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1. Quá trình định hình và phát trển cơ sở pháp lý cho pháp luật kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

2.1.1. Quá trình định hình và phát triển cơ sở pháp lý cho pháp luật kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam:

Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập chuyển giá là Thông tư 74/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20 tháng 10 năm 1997 (Thông tư 74/1997/TT-BTC) hướng dẫn thực hiện quy định về thuế với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Phạm vi kiểm sốt chuyển giá chỉ áp dụng với các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Thơng tư 74/1997/TT-BTC đưa ra được các khái niệm như “Hợp đồng giao dịch, mua bán không theo giá thị trường”, “Công ty liên kết”, “Biện pháp chống chuyển giá”. Ngồi ra thơng tư này còn đưa ra 3 phương pháp để xem xét áp dụng “Biện pháp chống chuyển giá” bao gồm: so sánh giá thị trường tự do; sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào; sử dụng giá thành toàn bộ để xác định lợi tức chịu thuế; và quyền yêu cầu cung cấp các chứng từ chứng minh giao dịch với cơ quan thuế. Thông tư 74/1997/TT-BTC là nền tảng cho những khái niệm đầu tiên điều chỉnh chuyển giá tại Việt Nam.Tuy nhiên nội dung điều chỉnh “hành vi chuyển giá” được quy định ở văn bản này còn sơ lược và khả năng áp dụng thực tiễn khơng cao.

Do những thay đổi trong chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bộ tài chính cho ra đời Thơng tư 89/1999/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngồi ở Việt Nam (Thơng tư 89/1999/TT-BTC) thay cho Thông tư 74/1997/TT-BTC. Tuy nhiên, những sự thay đổi lại khơng q đáng kể, đặc biệt chỉ có khái niệm “Hợp đồng giao dịch mua bán không theo giá thị trường” được quy định rõ hơn và thuật ngữ “doanh nghiệp” được thay cho thuật ngữ “Công ty” và đưa ra khái niệm “Doanh nghiệp liên kết” với nội hàm được mở rộng hơn khi xác định một doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp khác về quyền điều hành, kiểm sốt.

Sau 2 năm thực thi, Thơng tư 89/1999/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư 13/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 08/3/2001 hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Thay đổi đặc biệt trong thông tư này là việc thuật ngữ “biện pháp chống chuyển giá” đã được thay bởi “Biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”. Có thể thấy, chuyển giá đã được thay đổi cách nhìn từ việc “chống”

27

sang một tên gọi phù hợp hơn là xác định giá thị trường của giao dịch giữa các bên liên kết.

Ngày 19/12/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC (Thông tư số 117/2005/TT-BTC) hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thơng tư này đã đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong việc điều chỉnh vấn đề chuyển giá tại Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam điều chỉnh một cách khá toàn diện, chi tiết về vấn đề chuyển giá và có sự tương đồng ít nhiều với hướng dẫn của OECD. Thông tư số 117/2005/TT-BTC không chỉ quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI mà còn mở rộng sang tất cả các giao dịch trong nước và cả quốc tế. Thông tư số 117/2005/TT-BTC điều chỉnh khá chi tiết về biện pháp kiểm sốt chuyển giá thơng qua các phương pháp xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kêt từ đó đưa ra giá giao dịch nội bộ về sát với giá thị trường.

Sau một thời gian, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 hướng dẫn việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (Thơng tư số 66/2010/TT-BTC), qua đó bổ sung, thay thế, cập nhật một số quy định cho phù hợp với cơ sở pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để hòa nhập cộng đồng thế giới. Không những thế, Thông tư số 66/2010/TT-BTC còn được coi là một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc gia tăng các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với vấn đề chuyển giá, đặc biệt tập trung vào các FDI. Thông tư số 66/2010/TT-BTC tuy kế thừa các tiêu chí xác định đối tượng liên kết trong Thông tư 117 nhưng lại ở mức độ cụ thể hóa và chi tiết hơn, cụ thể như: sở hữu vốn, quan hệ gia đình, đặc quyền về điều hành kiểm sốt, độ lớn của sản phẩm dịch vụ trao đổi,… Thông tư số 66/2010/TT-BTC đặc biệt quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp có giao dịch với các bên trong quan hệ liên kết thông qua việc lưu giữ thông tin, tài liệu chứng từ để làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị trường và xuất trình thơng tin, tài liệu chứng từ theo u cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan Thuế.

Ngoài ra, trong lĩnh vực kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam, các cơ quan hữu quan (chủ yếu là cơ quan Thuế) còn dựa trên các văn bản pháp luật khác làm căn cứ áp dụng như Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 71/2010/TT-BTC ngày 07/5/2010 hướng dẫn ấn định thuế với hoạt động kinh doanh ô tô, xe hai bánh gắn máy, trong đó hướng dẫn cách xác định giá giao dịch trên thị trường làm căn cứ ấn định giá, ấn định thuế phải nộp, giúp hạn chế hoạt động chuyển giá trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam; Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế, quy định chi tiết

28

việc so sánh giá đầu ra, đầu vào với các bên trung gian trong thị trường hoặc các đơn vị độc lập, làm nền tảng cho việc thực thiện tốt Thông tư 66.;

2.1.2. Khung pháp lý hiện hành về lĩnh vực kiểm soát chuyển giá:

Trong những năm gần đây hệ thống pháp lý hiện nay cơ bản đã đáp ứng được phần nào yêu cầu công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI, đảm bảo công tác quản lý thuế trong thực tiễn và phù hợp với các quy định quốc tế.

Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Ngày 24/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Nghị định số 20/2017/NĐ-CP). Lần đầu tiên, vấn đề kiểm soát về chuyển giá được khái quát lên một văn bản Nghị định. Vào ngày 22/6/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 41/2017/TT-BTC nhằm đưa ra các hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/2017/NĐ- CP. Thông tư 41/2017/TT-BTC đưa ra các hướng dẫn chi tiết về một số yêu cầu mới được nêu trong Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Nghị định 20/2017/NĐ – CP và Thông tư 41/2017/TT – BTC được được xây dựng sát với những khuyến nghị của OECD và các Chương trình hành động Xói mịn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Base erosion and profit shifting, BEPS) 24 vừa giúp cơ quan thuế có cơng cụ hữu hiệu trong đấu tranh, đồng thời giúp các doanh nghiệp FDI dễ dàng hơn trong việc lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá cho giao dịch với bên liên kết với việc quy định rõ ràng các phương pháp xác định, đối tượng xác định cũng như từng trường hợp cụ thể áp dụng phương pháp xác định giá. 25

Những quy định cơ bản về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định trước giá giao dịch

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định trước giá giao dịch (Advanced Pricing Agreement) (APA) 26 được thiết kế để trở thành một thủ tục thuế trung lập nhằm cải thiện quy trình tổng thể xác định thu nhập chịu thuế MNE, trong và giữa các khu vực pháp lý thuế (tax-jurisdiction) (Theo Eden và Byrnes, 2018)27. Thông tư

24 Vào tháng 7 năm 2013, OECD đã đưa ra BEPs xác định 15 hành động cụ thể cần thiết để trang bị cho các chính phủ cơng cụ cần thiết để giải quyết thách thức về thuế. Hiện nay, Nghị định 20/2017/NĐ-CP đang áp dụng chủ yếu các hành động (action) số 4,8,13 của BEPS. Chi tiết các hành động của BEPS, tham khảo tại: Beps Actions, https://www.oecd.org/tax/beps/beps-actions/

25 Nguyễn Hương Giang, Phó TGĐ Dịch vụ Tư vấn thuế, PwC Việt Nam, Nghị định 20: Nhiều qui định mới tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2017-03- 27/nghi-dinh-20-nhieu-qui-dinh-moi-tiem-can-voi-chuan-muc-quoc-te-41915.aspx. Truy cập vào ngày 3/4/2020

26 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 201/2013/TT-BTC định nghĩa về APA như sau: “APA là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định thuế cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. APA được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp”.

27 Eden and Brynes, (2018), Transfer pricing and state aid: the unintended consequences of advance pricing

29

201/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc Hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) (Thơng tư 201/2013/TT- BTC) đã cụ thể về phương pháp thỏa thuận trước về giá, phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế giới là thực hiện đàm phán về giá chuyển nhượng. Điều này vừa giúp cho ngành Thuế giảm thiểu thời gian phải tiến hành thanh tra thuế, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định giá chuyển nhượng cho bên liên kết sao cho hợp lý và được cơ quan thuế chấp nhận. Đồng thời, với APA song phương và đa phương còn cho phép cơ quan thuế các nước xây dựng mối liên hệ gắn bó hơn, cùng chia sẻ thơng tin nhằm kiểm sốt có hiệu quả hơn hoạt động chuyển giá của các MNCs.28

Hợp tác quốc tế về thuế có nhiều chuyển biến tích cực

Việt Nam đã tham khảo các hướng dẫn và quy định của OECD dù Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức này. Gần đây, Việt Nam đã và đang tích cực nghiên cứu để áp dụng Khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc về chuyển giá dành cho các nước đang phát triển (Transfer Pricing Guidelines For Developing-Country Tax Authorities). Khuyến nghị này được nhiều chun gia đánh giá là có tính hữu dụng và đem lại lợi ích nhiều hơn trong cuộc đấu tranh kiểm soát chuyển giá với các MNCs. Việc xây dựng các Thông tư hướng dẫn phù hợp với tiêu chuẩn của OECD hay Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ tương thích và tạo điều kiện thuận lợi cho các MNCs hiểu đúng và tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Tiếp theo đó, Việt Nam hiện đang đẩy mạnh ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ cả song phương và đa phương.29

Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với cơng cuộc kiểm sốt chuyển giá:

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 50-NQ/TW 2019 nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngồi đến năm 2030, trong đó có đề cập việc tập trung hồn thiện pháp luật kiểm sốt chuyển giá, cụ thể như sau: “Hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)