.Chủ thể tham gia hoạt động kiểm soát chuyển giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 29)

1.4 .Khái Quát Chung Về Pháp Luật Kiểm Soát Chuyển Giá

1.4.2.2.Chủ thể tham gia hoạt động kiểm soát chuyển giá

Pháp luật về kiểm sốt chuyển giá hình thành khơng hướng đến việc tạo ra hành lang pháp lý để vận hành các giao dịch giữa các bên tham gia. Mục đích thiết lập quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá là để tạo lâp lại giá giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Vì vậy, chủ thể cần phải có đủ quyền để thiết lập lại giá giao dịch để trả lại sự bình thường cho giao dịch, từ đó hướng tới sự lành mạnh hóa của thị trường và rộng hơn là nền kinh tế. Chủ thể kiểm soát trong quan hệ pháp luật này phải nhân danh nhà nước, có sức mạnh và quyền cưỡng chế để tạo ra trật tự xã hội theo định hướng của nhà nước. Do đó, quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá là quan hệ giữa hai chủ thể: Nhà nước và chủ thể chuyển giá.

Chủ thể chuyển giá:

Chủ thể chuyển giá là chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ chuyển giá. Chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ chuyển giá là chủ thể được xác định có hành vi chuyển giá làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước (khoản thu từ thuế) và các lợi ích có liên quan khác (nếu có). Đặc điểm của chủ thể chuyển giá bao gồm:

Chủ thể tham gia quan hệ chuyển giá là đối tượng nộp thuế trực thu theo pháp luật thuế của quốc gia sở tại do loại thuế này tác động trực tiếp đến thu nhập của người

nộp thuế. Với giao dịch qua biên giới, chủ thể chuyển giá là đối tượng nộp thuế của nước sở tại không phân biệt quốc tịch hay nơi cư trú. Với giao dịch nội địa cả hai chủ thể trong giao dịch đều có thể là đối tượng nộp thuế tại nước sở tại. Chủ thể tham gia chuyển giá sẽ là bên giao dịch trực tiếp gây ra hậu quả pháp lý của chuyển giá.

Chủ thể chuyển giá phải là chủ thể kinh doanh: Sự chuyển dịch giữa các chủ thể

khơng kinh doanh khơng có khả năng tạo ra những bất lợi về giá do các giao dịch không xuất phát từ chủ thể kinh doanh chỉ là những giao dịch mang tính tiêu dùng hoặc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Từ đó, các giao dịch này không gây ra những ảnh hưởng xuất phát từ định giá trong giao dịch.

Từ những đặc điểm trên, chủ thể chuyển giá là đối tượng nộp thuế TNDN, có đặc tính kép vừa đóng hai tư cách đồng thời trong hai quan hệ pháp luật song hành, trong đó

23

quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá là quan hệ hệ quả của quan hệ hình thành từ giao dịch liên kết.

Chủ thể kiểm soát chuyển giá:

Nhà nước tham gia vào quan hệ này để thực hiện chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế để hạn chế hoặc kiểm soát những tác động tiêu cực do chuyển giá gây ra cho xã hội, cho chính bản thân nhà nước và các chủ thể khác khi nghĩa vụ thuế bị giảm sút. Xét về bản chất, hành vi chuyển giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhà nước về thuế nên trách nhiệm quản lý hay kiểm soát chuyển giá được giao cho cơ quan thuế. Vì vậy trong quan hệ pháp luật về kiểm sốt chuyển giá, cơ quan thuế là chủ thể nhân danh Nhà nước, trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật kiểm soát chuyển giá. Bên cạnh đó, các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước cũng có nghĩa vụ hỗ trợ, phối hợp với cơ quan thuế trong việc xử lý hoặc thu thập thông tin, cụ thể như cơ quan hải quan, cơ quan cạnh tranh và các cơ quan quản lý chuyên ngành,… Các cơ quan này sẽ hỗ trợ cơ quan thuế tìm kiếm thơng tin chun ngành. Mối quan hệ liên kết giữa các cơ quan này trong quan hệ pháp luật này cần được luật hóa để đảm bảo việc triển khai, thực thi nhịp nhàng, phù hợp, tránh các tình trạng đùn đẩy trách nhiệm với nhau.

1.4.2.3. Mục đích của pháp luật về kiểm sốt chuyển giá

Nhà nước buộc các chủ thể có giao dịch liên kết phải tham gia vào quan hệ pháp luật chuyển giá với mục đích kiểm sốt và thiết lập lại giao dịch giữa các bên liên kết của họ theo các giao dịch trên thị trường. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá hướng các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết đến việc so sánh tương quan với “giá thị trường” trong khoảng giới hạn cho phép. Vì vậy, mục đích của pháp luật kiểm sốt chuyển giá chính là việc dung hịa lợi ích chung giữa chủ thể kiểm soát và chủ thể bị kiểm sốt chuyển giá. Vấn đề dung hịa thế nào đặt Nhà nước trước yêu cầu ban hành các quy phạm pháp luật thiết lập ra các biên độ giới hạn phù hợp cho phép các chủ thể kinh doanh được thể hiện quyền tự do ý chí, tự do định đoạt trong khuân khổ luật định mà không gây thiệt hại cho chủ thể khác, cũng như khơng gây ảnh hưởng đến quyền kiểm sốt và thu thuế của nhà nước. Vì vậy, các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ chuyển giá sẽ xoay quanh việc giải mã biên độ giá thị trường, trình tự, thủ tục để đi đến xác định và điều chỉnh giao dịch liên kết cũng như các quyền và nghĩa vụ tương quan.

1.4.2.4. Nội dung quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá

Các cơ quan quản lý nhà nước hoặc chủ thể quản lý là bên có quyền yêu cầu chủ thể chuyển giá thực hiện nghĩa vụ liên quan đến việc chứng minh giá thị trường trong giao dịch của mình. Chủ thể chuyển giá có nghĩa vụ tn thủ các quy định mang tính bắt buộc từ phía chủ thể kiểm sốt. Ngồi ra, chính các cơ quan quản lý nhà nước

24

này lại có nghĩa vụ với nhà nước trong việc thực thi chức trách từ nhà nước. Trường hợp việc thực thi pháp luật của chủ thể quản lý làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhà nước hoặc của chủ thể chuyển giá thì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi “lạm quyền” có thể sẽ hình thành khi có căn cứ chứng minh thiệt hại. Tuy nhiên chủ thể chuyển giá chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi và chỉ khi họ đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo yêu cầu và có cơ sở chứng minh rằng việc điều chỉnh của chủ thể quản lý đối với họ là sai.

Vì vậy, nội dung của các quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá sẽ bao gồm những quy định về thẩm quyền của chủ thể quản lý và nghĩa vụ của chủ thể chuyển giá, các vấn đề theo chiều ngược lại nếu có chỉ là quyền hoặc nghĩa vụ mang tính phái sinh.

1.4.2.5. Hậu quả pháp lý

Chuyển giá là hành vi có cấu thành vật chất. Chuyển giá chỉ bị xử lý khi và chỉ khi hành vi đó gây ra thiệt hại: đối với đối tác, với Nhà nước hoặc với thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước nếu muốn xác định và xử lý hành vi chuyển giá thì phải chứng minh được thiệt hại mà hành vi đó gây ra. Với trường hợp chuyển giá gây nên việc giảm thu nhập chịu thuế, tăng chi phí mà những phương pháp xác định giá thị trường chỉ ra được sự khác biệt so với biên độ giá thị trường thì đây là cơ sở chứng minh hành vi này đã gây thiệt hại cho nhà nước do làm giảm nghĩa vụ thuế. Đây cũng là căn cứ để xác lập các biện pháp xử lý: truy thu, ấn định thuế, xử phạt hành chính hoặc hình sự. Trường hợp chuyển giá gây ra thiệt hại cho những chủ thể khác thì đối tác bị thiệt hại sẽ gặp khó khăn trong việc dùng cơng cụ kiểm soát chuyển giá để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình bởi vì họ khơng có quyền lực. Tuy nhiên kết quả kiểm sốt chuyển giá được xem là thơng tin chính thức giúp các chủ thể này có thể dựa trên đó xem xét lợi ích của mình trong tương quan với đối tác. Các chủ thể liên quan có thể sử dụng hình thức khởi kiện tại Tịa án hoặc Trọng tài để yêu cầu giải quyết tranh chấp về các vấn đề liên quan đến quyền lợi bị thiệt hại do chuyển giá gây ra. Phán quyết của Tịa án hoặc Trọng tài có thể được xem là căn cứ để cơ quan thuế xem xét khôi phục nghĩa vụ thuế theo đúng bản chất giao dịch.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Với bản chất và hình thức nêu trên của hành vi chuyển giá, việc xác định các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ liên kết giao dịch khi giao dịch với nhau không theo giá thị trường như các bên giao dịch độc lập khác là một vấn đề không đơn giả. Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều lý giải để cho rằng việc thực hiện chính sách giá trong giao dịch với các bên trong quan hệ liên kết của mình khơng phải là “chuyển giá”. Đó là kết quả của việc kinh doanh hợp pháp; xuất trình đầy đủ các hóa đơn chứng từ nhập khẩu; tận dụng tốt những ưu thế vốn có về nguồn nhân lực, nguồn vật liệu , cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi đầu tư… tại các quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, việc ứng phó với chuyển giá làm sao cho đảm bảo cân bằng được lợi ích các nhà đầu tư và lợi ích quốc gia ln địi hỏi phải có cách đánh giá đúng mức và tồn diện về hiện tượng này.23

Hành vi chuyển giá đã được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và điều chỉnh bằng pháp luật. Tổ chức OECD đã lập thành bản “Hướng dẫn về chuyển giá đối với Công ty đa quốc gia và quản trị thuế (Transfer Pricing Guidelines fỏ Multinational Enterprises and Tax Administration). Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ngày càng được quy định rõ ràng và chi tiết hơn. Các giao dịch được pháp luật ghi nhận phong phú hơn, đồng thời khả năng thỏa thuận trước giá giao dịch cũng được hình thành và được pháp luật điều chỉnh giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI dễ dàng hơn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh.

Pháp luật về kiểm sốt chuyển giá có nhiệm vụ đặt ra các tiêu chí và quy trình kiểm sốt nhằm tìm ra bản chất của một giao dịch có được xác định là “hành vi chuyển giá” hay không, khi so sánh với giao dịch thông thường theo giá thị trường. Nếu giao dịch đó bị xem là bất thường thì pháp luật có nhiệm vụ đưa ra các chế tài cần thiết để khôi phục lại trật tự quản lý nhà nước và khôi phục lại quyền lợi của chủ thể liên quan do hành vi này xâm phạm, trả lại mội trường kinh doanh sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

26

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1. Quá trình định hình và phát trển cơ sở pháp lý cho pháp luật kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

2.1.1. Quá trình định hình và phát triển cơ sở pháp lý cho pháp luật kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam:

Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập chuyển giá là Thông tư 74/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20 tháng 10 năm 1997 (Thông tư 74/1997/TT-BTC) hướng dẫn thực hiện quy định về thuế với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Phạm vi kiểm sốt chuyển giá chỉ áp dụng với các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Thơng tư 74/1997/TT-BTC đưa ra được các khái niệm như “Hợp đồng giao dịch, mua bán không theo giá thị trường”, “Công ty liên kết”, “Biện pháp chống chuyển giá”. Ngồi ra thơng tư này còn đưa ra 3 phương pháp để xem xét áp dụng “Biện pháp chống chuyển giá” bao gồm: so sánh giá thị trường tự do; sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào; sử dụng giá thành toàn bộ để xác định lợi tức chịu thuế; và quyền yêu cầu cung cấp các chứng từ chứng minh giao dịch với cơ quan thuế. Thông tư 74/1997/TT-BTC là nền tảng cho những khái niệm đầu tiên điều chỉnh chuyển giá tại Việt Nam.Tuy nhiên nội dung điều chỉnh “hành vi chuyển giá” được quy định ở văn bản này còn sơ lược và khả năng áp dụng thực tiễn không cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do những thay đổi trong chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngồi, Bộ tài chính cho ra đời Thơng tư 89/1999/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngồi ở Việt Nam (Thơng tư 89/1999/TT-BTC) thay cho Thông tư 74/1997/TT-BTC. Tuy nhiên, những sự thay đổi lại không quá đáng kể, đặc biệt chỉ có khái niệm “Hợp đồng giao dịch mua bán không theo giá thị trường” được quy định rõ hơn và thuật ngữ “doanh nghiệp” được thay cho thuật ngữ “Công ty” và đưa ra khái niệm “Doanh nghiệp liên kết” với nội hàm được mở rộng hơn khi xác định một doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp khác về quyền điều hành, kiểm soát.

Sau 2 năm thực thi, Thông tư 89/1999/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư 13/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 08/3/2001 hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Thay đổi đặc biệt trong thông tư này là việc thuật ngữ “biện pháp chống chuyển giá” đã được thay bởi “Biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”. Có thể thấy, chuyển giá đã được thay đổi cách nhìn từ việc “chống”

27

sang một tên gọi phù hợp hơn là xác định giá thị trường của giao dịch giữa các bên liên kết.

Ngày 19/12/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC (Thông tư số 117/2005/TT-BTC) hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thơng tư này đã đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong việc điều chỉnh vấn đề chuyển giá tại Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam điều chỉnh một cách khá toàn diện, chi tiết về vấn đề chuyển giá và có sự tương đồng ít nhiều với hướng dẫn của OECD. Thông tư số 117/2005/TT-BTC không chỉ quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI mà còn mở rộng sang tất cả các giao dịch trong nước và cả quốc tế. Thông tư số 117/2005/TT-BTC điều chỉnh khá chi tiết về biện pháp kiểm sốt chuyển giá thơng qua các phương pháp xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kêt từ đó đưa ra giá giao dịch nội bộ về sát với giá thị trường.

Sau một thời gian, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 hướng dẫn việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (Thơng tư số 66/2010/TT-BTC), qua đó bổ sung, thay thế, cập nhật một số quy định cho phù hợp với cơ sở pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để hịa nhập cộng đồng thế giới. Khơng những thế, Thơng tư số 66/2010/TT-BTC còn được coi là một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc gia tăng các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với vấn đề chuyển giá, đặc biệt tập trung vào các FDI. Thông tư số 66/2010/TT-BTC tuy kế thừa các tiêu chí xác định đối tượng liên kết trong Thông tư 117 nhưng lại ở mức độ cụ thể hóa và chi tiết hơn, cụ thể như: sở hữu vốn, quan hệ gia đình, đặc quyền về điều hành kiểm sốt, độ lớn của sản phẩm dịch vụ trao đổi,… Thông tư số 66/2010/TT-BTC đặc biệt quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp có giao dịch với các bên trong quan hệ liên kết thông qua việc lưu giữ thông tin, tài liệu chứng từ để làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị trường và xuất trình thơng tin, tài liệu chứng từ theo u cầu kiểm tra,

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI ở việt nam (Trang 29)