Khái lược về sự phát triển của chế định hòa giải tranh chấp lao động ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng (Trang 27 - 37)

ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra một mơi trường hồn tồn khác cho quan hệ lao động ở các doanh nghiệp của Việt Nam. Bảo đảm việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chỉ còn là câu chuyện của quá khứ. Lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động khơng cịn đồng nhất hay có thể điều chỉnh bằng

26

Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo tổng kết, đã tổng kết số liệu cụ thể như sau: Năm 2006 tại Tòa án TP. Hà Nội tỷ lệ này chiếm gần 66.6% số án thụ lý là 12 vụ (trong đó hịa giải thành 4 vụ và đình chỉ 4 vụ). Cùng năm này, tại Tịa án TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ này chiếm gần 50% trên số án thụ lý 213 vụ (trong đó hịa giải thành 27 vụ và đình chỉ 78 vụ.

các biện pháp can thiệp hành chính như trước đây nữa, việc phân bổ lao động không do các nhà lập kế hoạch ở trung ương điều phối mà chủ yếu do các lực lượng thị trường. Khác biệt về lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động đang trở nên ngày một lớn, dẫn tới các quan hệ tranh chấp ngày càng nhiều, các qui định pháp luật cũ trở nên bất cập và khơng phù hợp, vì vậy cần phải có những qui định pháp luật mới phù hợp hơn. Để đánh giá sự phát triển của chế định hòa giải tranh chấp lao động trong thời kỳ đổi mới, tác giả chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất từ năm 1986 đến năm 1994 (BLLĐ ra đời) và Giai đoạn thứ hai từ năm 1995 (BLLĐ có hiệu lực thi hành) đến nay.

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1994

Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1986, tạo đà phát triển cho một nền kinh tế mới với những chủ trương tiến bộ, thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 về các quan hệ lao động, các văn bản pháp luật lao động ra đời, trong đó phải kể đến Pháp lệnh Hợp đồng lao động năm 1990 và Nghị định số 165/HĐBT ngày 1 tháng 5 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng lao động 1990. Pháp luật thời kỳ này thiết lập hai hệ thống giải quyết tranh chấp lao động áp dụng trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế trong nước và áp dụng cho các tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đối với tranh chấp lao động khơng có yếu tố nước ngồi thì việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp là do luật định. Cụ thể như sau:

Hòa giải tranh chấp được tiến hành tại Hội đồng hịa giải trong các đơn vị có sử dụng từ 10 người lao động trở lên, với thủ tục hòa giải được qui định như sau:

“Hội đồng hòa giải cơ sở mời hai bên đương sự họp hòa giải để nghe ý kiến của họ. Nếu một trong hai bên vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì phiên họp của Hội đồng hòa giải vẫn tiến hành” (Điều 22 Nghị định 165/HĐBT).

Những nơi khơng có Hội đồng hịa giải thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài cũng giải quyết các tranh chấp đã qua Hội đồng hịa giải nhưng khơng hịa giải được. Sau khi khi điều tra nghiên cứu sự việc, Hội đồng trọng tài trực tiếp hòa giải và giải quyết tranh chấp (Điều 21, Điều 23 Nghị định số 165/HĐBT).

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng trong tài được qui định tại mục 2 phần IV Thông tư số 04/TTLN ngày 18 tháng 3 năm 1993 gồm:

+ Hội đồng trọng tài lao động cấp huyện giải quyết những vụ tranh chấp lao động của đơn vị đóng trong địa bàn huyện, ở đó Hội đồng hòa giải đã giải quyết nhưng đương sự khiếu nại; khi phát hiện tình tiết mới hoặc phát hiện việc giải quyết đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; có kháng nghị của Hội đồng trọng tài cấp trên.

+ Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp lao động ở địa bàn tỉnh mà ở đó khơng có Hội đồng hịa giải; Những vụ tranh chấp lao động do Hội đồng hịa giải nơi khơng có Hội đồng trọng tài cấp huyện chuyển đến; Những tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc không thực hiện bồi thường do đương sự trực tiếp gởi đơn yêu cầu; Đương sự khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài cấp huyện, khi phát hiện tình tiết mới hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Những tranh chấp đã được giải quyết nhưng có kháng nghị của Thanh tra lao động hoặc của Chủ tịch Hội đồng trọng tài cấp trên.

+ Hội đồng trọng tài trung ương giải quyết phúc thẩm cuối cùng đối với

những tranh chấp Hội đồng trọng tài cấp tỉnh đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại.

Trong trường hợp quyết định của cơ quan trọng tài hoặc biên bản hịa giải thành đã có hiệu lực pháp luật mà các bên khơng thực hiện thì tranh chấp lao động sẽ được chuyển sang cho Tòa án giải quyết (Điều 24 Nghị định số 165/HĐBT).

Ngoài ra, tại Điều 28 Pháp lệnh hợp đồng lao động còn quy định “… cả hai bên đều có quyền khiếu nại với Thanh tra lao động, Thanh tra lao động phải hướng dẫn hai bên hòa giải”.

- Đối với các tranh chấp lao động có yếu tố nước ngồi, các bên có thể lựa chọn một trong các hình thức hịa giải và trọng tài sau:

Hội đồng hòa giải (do sở Lao động -Thương binh xã hội làm trung gian) sẽ tiến hành hòa giải ở cấp cơ sở; Hội đồng trọng tài lao động do cơ quan lao động địa phương lập và chủ trì hoặc một người trọng tài do hai bên thỏa thuận hoặc người trọng tài do Bộ Lao động -Thương binh xã hội cử đến. Thực chất, đây là một trong những quy định của Nhà nước ta nhằm khuyến khích nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cho phép họ khi đầu tư vào Việt Nam được lựa chọn hình thức hịa giải và trọng tài. Tuy nhiên, hình thức hịa giải do hai bên thỏa thuận phải được ghi vào thỏa ước lao động tập thể (Điều 57 Qui chế lao động đối với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi). Nếu hịa giải khơng thành thì các bên tranh chấp có thể u cầu Tịa án giải quyết (khoản 1 Điều 63 Quy chế khu chế xuất ban hành tháng 10 năm 1991).

Tại Tòa án, việc hòa giải tranh chấp lao động được áp dụng theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989, vì thời gian này

chưa có một thủ tục giải quyết tranh chấp lao động riêng, nên việc hòa giải tranh chấp lao động của Tòa án nhân dân được tiến hành trước và trong khi xét xử theo thủ tục giống như hòa giải tranh chấp dân sự. Theo Nghị quyết số 03/1990/NQ- HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự (trong đó có hướng dẫn về phạm vi, thủ tục hịa giải) và Cơng văn số 33/1991/CV-TAND ngày 18 tháng 4 năm 1991 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải thích hiệu lực thi hành của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự (có một số qui định hướng dẫn về việc ra quyết định cơng nhận hịa giải thành các vụ án dân sự).

Trình tự hịa giải: Tịa án triệu tập các bên tranh chấp và tiến hành hòa giải. Nếu hịa giải thành thì Tịa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Nếu hịa giải thất bại hoặc khơng tiến hành hòa giải được (do một bên vắng mặt) thì Tịa án đưa vụ tranh chấp ra xét xử.

Đến năm 1994 BLLĐ ra đời thay thế cho Pháp lệnh hợp đồng lao động năm 1990. Bộ luật đã phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Chương XIV của Bộ luật có hai mục dành riêng để phân biệt thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Trong đó, Điều 62 BLLĐ qui định thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động cá nhân gồm: Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện, Tòa án nhân dân và Điều 168 BLLĐ qui định thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động tập thể gồm: Hội đồng hòa giải cơ sở; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh trở lên.

- Một số nhận xét về các qui định pháp luật:

Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường đến khi BLLĐ ra đời là một giai đoạn ngắn. Sự thay đổi trong các quy định của pháp luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động nói chung và về hịa giải nói riêng cịn rất mới trên phương diện lý luận. Các qui định của pháp luật chưa được thay đổi kịp thời, vẫn còn tản mạn, bộc lộ những hạn chế cần phải sửa đổi như sau:

Thứ nhất, cơ chế hòa giải nhiều tầng nấc, phức tạp, qua nhiều trình tự với

nhiều chủ thể, bốn cơ quan có thẩm quyền hịa giải là Hội đồng hòa giải cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động Thanh tra và Tịa án (trong đó Hội đồng trọng tài lao động được thành lập với 3 cấp huyện, tỉnh và trung ương). Đây là kết quả do sự ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng áp dụng các biện pháp hành chính để bảo đảm hiệu lực của hòa giải. Kết quả là, nhà nước đã can thiệp quá sâu vào sự tự nguyện của các

bên, làm cho các vụ tranh chấp không giải quyết được dứt điểm, thế mạnh của hịa giải khơng được phát huy. Quyền tự định đoạt của Hội đồng hòa giải đã thay thế quyền tự định đoạt của các đương sự, khơng bảo đảm tính dân chủ, bình đẳng, thỏa thuận của quan hệ lao động. Biên bản hòa giải khơng do ý chí của các bên thống nhất mà do Hội đồng trên cơ sở hồ sơ, chứng cứ thu thập được và căn cứ vào các qui định của pháp luật, sau đó Hội đồng hịa giải lao động cơ sở ra biên bản kết luận. Chính điều này đã dẫn đến sự vi phạm tính tự nguyện, thỏa thuận của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Thứ hai, Từ khi BLLĐ 1994 ra đời các qui định về hoạt động của Hội đồng

hòa giải lao động cơ sở là tổ chức được thành lập ở doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên (Điều 163 BLLĐ); Hòa giải viên là người hòa giải do cơ quan lao động cấp huyện cử ra có thẩm quyền hịa giải các tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và phí dạy nghề (khoản 1 Điều 165 BLLĐ). Ngồi ra, Hịa giải viên lao động cịn có thẩm quyền hịa giải các tranh chấp lao động tập thể ở những đơn vị khơng có Hội đồng hịa giải lao động cơ sở (khoản 1 Điều 168 BLLĐ). Như vậy, đối với những tranh chấp cá nhân ở doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên nhưng chưa thành lập Hội đồng hịa giải lao động cơ sở thì sao? Nếu trong q trình hịa giải hai bên chỉ thỏa thuận được về một số nội dung tranh chấp thì việc lập biên bản hòa giải như thế nào? Pháp luật chưa qui định rõ.

Thứ ba, đối với cơng tác hịa giải tại Tịa án, thời gian này chưa có văn bản

pháp luật qui định riêng về trình tự giải quyết các tranh chấp lao động: Trình tự giải quyết tranh chấp lao động vẫn phải phụ thuộc vào Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, điều này đã không phù hợp với đặc điểm, đặc thù của các tranh chấp lao động cũng như khác biệt của các quan hệ lao động với quan hệ dân sự.

Trên đây, là một số nhận xét pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1994 BLLĐ ra đời nhưng trong một thời gian dài vẫn khơng có văn bản hướng dẫn thi hành các qui định về việc thành lập cơ quan, tổ chức hòa giải. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước ta đang chuyển mình sang một giai đoạn mới và sự ra đời của BLLĐ 1994 đây cũng là bước thí điểm để xây dựng hệ thống pháp luật lao động (trong đó các quy định về hịa giải tranh chấp lao động) ổn định, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

đại hóa hệ thống quan hệ lao động cùng với sự chuyển mình mang tính lịch sử nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Ngày 11 tháng 1 năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Quốc tế, tạo cho nước ta có điều kiện phát triển kinh tế nhanh hơn thông qua thương mại và đầu tư, mở rộng thêm các quan hệ quốc tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập đã tạo ra những động lực tích cực để phát triển thị trường lao động, đặc biệt là hệ thống các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Với những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nội dung vừa được sửa đổi của Hiến pháp năm 1992, nhiều qui định của BLLĐ ban hành năm 1994 khơng cịn phù hợp với thực tiễn, chỉ trong một thời gian ngắn BLLĐ đã hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2002 và năm 2006, đây cũng là mốc thời gian để tác giả chia tiếp thành 2 giai đoạn nhỏ như sau:

* Từ năm 1995 đến năm 2002 (sự ra đời của BLLĐ sđbs 2002)

Đánh dấu giai đoạn này là ngày 11 tháng 4 năm 1996 Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (sau đây sẽ viết tắt là PLTTGQCTCLĐ), văn bản này đã xác lập một thủ tục tố tụng riêng cho việc giải quyết tranh chấp lao động, trong đó có qui định khá chi tiết về thủ tục hòa giải tại Tòa án nhân dân.

Thông tư số 10/1997/TT-LĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 1997 của Bộ Lao động -Thương binh xã hội, hướng dẫn “Việc tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa

giải cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thành phố, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Theo qui định của Thơng

tư thì các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thì có thẩm quyền hịa giải. Hội đồng hịa giải cơ sở có quyền và có trách nhiệm giải quyết tất cả các vụ tranh chấp lao động tập thể và cá nhân xảy ra tại doanh nghiệp, kể cả những tranh chấp lao động về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại, nếu đương sự có yêu cầu (điểm 1 Mục III Thông tư số 10/1997);

Hịa giải viên lao động có quyền và có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp lao

động cá nhân, tập thể xảy ra tại những doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, những tranh chấp lao động giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng dạy nghề và phí dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề (điểm 2 Mục V Thông tư số 10/1997).

Hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động: Quyết định số 744/TTg ngày 8 tháng 10 năm 1996 về việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh và Thông tư số 02/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 1997 của Bộ lao động -Thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện quyết định này. Trong đó, qui định Hội đồng trọng tài

lao động cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên địa bàn của tỉnh: Các tranh chấp lao động này phải đáp ứng được các điều kiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)