2.3.1. Qui định của pháp luật
Hoà giải là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tại Toàn án. Nguyên tắc này, được quy định tại Điều 10 BLTTDS 2004: “Tồn án nhân dân có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều
kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ Luật này”. Như vậy, hồ giải khơng chỉ là một ngun tắc,
34
Sở lao động - Thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai (2007), Báo cáo tổng kết, tr 2.
35
Tòa án nhân dân Tối cao (2008), “Việc giải quyết án tồn đọng quá hạn luật định”, Tham luận của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, Hội nghị triển khai cơng tác năm 2008 của ngành Tịa án nhân dân, tr 140.
một thủ tục tố tụng mà cịn là trách nhiệm của Tịa án trong q trình giải quyết vụ án dân sự nói chung, trong đó có các vụ án lao động (trừ những vụ án dân sự khơng được hịa giải qui định tại Điều 181 và những vụ án khơng hịa giải được qui định tại khoản 2, và 3 Điều 182 BLTTDS 2004).
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo quy định tại khoản 1 Điều 166 BLLĐ sđbs 2006; khoản 1 Điều 31 BLTTDS 2004, Tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động hịa giải khơng thành hoặc không giải quyết trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hòa giải.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, khơng bắt buộc phải qua thủ tục hịa giải tại cơ sở, đó là trường hợp đối với một số tranh chấp lao động cá nhân được qui định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ sđbs 2006; khoản 1 Điều 31 BLTTDS 2004 do tính chất cấp thiết cũng như khả năng ảnh hưởng của nó đến đời sống người lao động mà pháp luật quy định Tịa án có thẩm quyền giải quyết, ngay cả khi các tranh chấp này chưa qua thủ tục hòa giải ở cơ sở. Gồm các tranh chấp:
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo qui định của pháp luật về lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Trường hợp các tranh chấp lao động đó có đương sự hoặc tài sản ở nước ngồi hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi, cho tịa án ở nước ngồi thì sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm c khoản 1 Điều 34 BLTTDS 2004); Các tranh chấp lao động tập thể về quyền với điều kiện các tranh chấp này đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà hai bên cịn tranh chấp hoặc khơng được giải quyết trong thời hạn quy định (Điều 170a, 170b BLLĐ sđbs 2006).
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp lao động, hồ giải khơng chỉ được thực hiện ở giai đoạn trước khi đưa vụ án ra xét xử; ở phiên tồ sơ thẩm mà cịn có ở cả giai đoạn xét xử tại phiên toà phúc thẩm.
2.3.1.1. Hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm
họp hịa giải. Do đó, trình tự hịa giải được tiến hành sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án lao động và trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Thời hạn này là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đối với những vụ án phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn trên được kéo dài khơng q 1 tháng (khoản 1 Điều 179 BLTTDS 2004). Đây là thủ tục bắt buộc Tòa án phải thực hiện, nếu không thực hiện là vi phạm thủ tục tố tụng. Tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành các qui định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS, trong đó có hướng dẫn chi tiết về thủ tục hòa giải (mục II, từ điểm 3 đến điểm 7 của Nghị quyết). Để phiên họp hịa giải có kết quả, Thẩm phán nên thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị phiên họp hịa giải
Trước hết, Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, tìm hiểu ngun nhân, hồn cảnh và nội dung tranh chấp; thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, xác định được những vấn đề trọng tâm cần phải chứng minh, những điểm chưa rõ ràng hay cịn mâu thuẫn. Bên cạnh đó, thẩm phán cũng cần phải tìm hiểu thái độ, nguyện vọng và mong muốn của các bên, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, phân tích và đánh giá những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được. Từ đó, Thẩm phán có thể có định hướng tốt cho việc hồ giải tranh chấp giữa các đương sự bằng cách xác định rõ nội dung những vấn đề cần hòa giải.
Chọn thời điểm hòa giải, về nguyên tắc thủ tục hịa giải được tiến hành trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Để chọn được thời điểm mở phiên hịa giải thích hợp trong thời gian chuẩn bị xét xử, đòi hỏi sự nhạy cảm, chủ động và hết sức linh hoạt của Thẩm phán. Với những công việc chuẩn bị cho phiên hịa giải, thời điểm thích hợp nhất để tiến hành là thời điểm gần kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử. Tuy nhiên, trước khi mở phiên hịa giải, Thẩm phán nên làm cơng tác tư tưởng cho các đương sự, giúp họ nhận thức đúng về quyền và lợi ích của họ trong vụ án. Cơng việc này, được kết hợp với quá trình Thẩm phán lấy lời khai của đương sự về những vấn đề cần giải quyết.
Tiến hành gửi giấy thông báo về phiên hòa giải đến hai bên tranh chấp hoặc đại diện hợp pháp của họ và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham gia phiên họp hoà giải. Thơng báo về phiên hịa giải sử dụng hình thức văn bản được nêu tại khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 147 BLTTDS36). Một trong những điểm mới về
36
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân Tối cao có phần các biểu mẫu về Thơng báo về phiên hòa giải; Biên bản hòa giải; Biên bản hòa giải thành và Quyết định công nhân sự thỏa thuận của các đương sự.
thơng báo hịa giải là phải ghi rõ “nội dung những vấn đề cần hòa giải”.
Trong giai đoạn này, nếu khơng có văn bản u cầu khơng tiến hành hồ giải của nguyên đơn, đồng thời các đương sự khác đồng ý có mặt theo giấy triệu tập thì phiên họp hồ giải sẽ được Tòa án tổ chức.
Địa điểm hịa giải, pháp luật khơng quy định bắt buộc phiên họp hoà giải phải được tổ chức ở một địa điểm nào nhất định nhưng đa số phiên họp hoà giải được tổ chức tại trụ sở Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
Thành phần tham gia phiên họp hồ giải gồm có: - Thẩm phán chủ trì phiên hồ giải;
- Thư ký Tịa án ghi biên bản hồ giải;
- Các đương sự, người đại diện hợp pháp của các đương sự;
- Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt (Điều 184 BLTTDS). Cũng như hoà giải tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động, việc có mặt tại phiên họp hoà giải là quyền và nghĩa vụ của hai bên tranh chấp hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (Điều 58 BLTTDS 2004). Có một sự khác biệt so với các phương thức giải quyết trên là tranh chấp lao động giải quyết tại Tòa án, nếu nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Tịa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004); nếu bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt hoặc khơng thể tham gia hồ giải được vì có lý do chính đáng hoặc ngun đơn có đơn u cầu khơng hồ giải thì Tịa án lập biên bản hồ giải khơng thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong một vụ án có nhiều đương sự, nếu có đương sự vắng mặt trong phiên họp hoà giải, nhưng những người khác vẫn đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải đó khơng ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của người vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hoà giải giữa những người có mặt. Nếu họ đề nghị hoãn phiên họp hồ giải để có mặt tất cả thì thẩm phán phải hỗn phiên hoà giải.
Bước 2: Tổ chức phiên họp hoà giải
Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các qui định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án, để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 BLTTDS 2004). Trong buổi họp hòa giải Thẩm phán là người chủ trì, nên cũng cần phải chuẩn bị các bước tiến hành phiên họp cẩn thận, nên tạo một khơng khí thoải mái (khơng q
uy nghiêm như tại phiên tòa xét xử), để các đương sự có thể trình bày hết quan điểm của mình:
Trước tiên, Thẩm phán giới thiệu tư cách của mình trong phiên họp hồ giải, kiểm tra sự có mặt và tư cách của những người tham gia phiên họp hồ giải. Sau đó, Thẩm phán tuyên bố và giải thích lý do mở phiên họp hồ giải đối với tranh chấp lao động của các đương sự.
Nguyên đơn trình bày nội dung vụ án và yêu cầu của mình kèm theo các chứng cứ để chứng minh cho những u cầu đó.
Bị đơn trình bày ý kiến, quan điểm của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn. Bị đơn có thể chấp nhận hay phản đối những yêu cầu đó. Nếu phản đối bị đơn phải có chứng cứ chứng minh.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể phát biểu ý kiến của mình về nội dung vụ án, các yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, chấp nhận hoặc khơng chấp nhận các u cầu đó.
Những người khác như người làm chứng, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nếu được mời tham gia thì cũng có thể đóng góp ý kiến theo yêu cầu của người hoà giải hoặc đương sự.
Phần quan trọng đó là, hai bên tranh chấp tiến hành trao đổi thảo luận từng vấn đề trong vụ án. Hai bên đều có quyền đưa ra ý kiến đề xuất về phương án giải quyết cho từng vấn đề hoặc toàn bộ nội dung của vụ án. Với tư cách là người hoà giải, Thẩm phán xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hòa giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý. Thẩm phán có trách nhiệm lắng nghe và quan sát quá trình trao đổi bàn bạc thảo luận giữa hai bên. Thẩm phán phải biết điều hành phiên họp uyển chuyển, hợp tình, hợp lý để hai bên tranh chấp có thể trao đổi với nhau một cách bình tĩnh trên cơ sở tơn trọng nhau, để từ đó có thể tìm ra được phương án giải quyết tranh chấp mà cả hai bên đều chấp nhận được. Theo quy định của pháp luật, Thẩm phán khơng có quyền đưa ra một phương án giải quyết vấn đề tranh chấp trước khi hai bên kết thúc việc tự trao đổi bàn bạc với nhau. Thẩm phán khơng có quyền bắt buộc họ phải chấp nhận, quyền chấp nhận hay không chấp nhận, chấp nhận một phần hay tồn bộ phương án đó là ý chí của chính hai bên tranh chấp.
Ví dụ: Vụ án lao động thụ lý số 30/2008/TLST-LĐ ngày 7/11/2008 của Tòa
án nhân dân quận TB, thành phố H, do bà Nguyễn Thị T là nguyên đơn kiện Công ty TNHH Vina genuwin do bà M làm tổng giám đốc công ty, bà T yêu cầu đóng bảo hiểm cho bà từ tháng 1, 2, 3/2008 là 3.840.000đ, vì bà xin nghỉ việc và có quyết định thôi việc số 003/2008 ngày 31/3/2008. Từ tháng 4/2008 bà đã liên hệ nhiều lần
với Công ty yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội cho tới tháng 3/2008 để bà liên hệ Công ty Bảo hiểm xã hội kết sổ theo đúng qui định nhưng Cơng ty khơng thiện chí.
Phía bị đơn trình bày: Cơng ty sẽ đóng bảo hiểm nhưng vì tình hình cơng ty gặp khó khăn về mặt tài chính nên chưa thực hiện ngay được.
Trong buổi hòa giải, Thẩm phán đã nêu yêu cầu của ngun đơn và nghe phía trình bày của bị đơn và nhận xét việc khơng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là sai vì: Theo qui định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 qui định: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động; bảo
quản sổ bảo hiểm xã hội; trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó khơng cịn làm việc. Vì thế, đề nghị Cơng ty Vina thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
nếu khơng có các lý do khác.
Trong khi nêu quan điểm của mình, đại diện Cơng ty Vina là bà M đã nhận ra việc làm trên của Cơng ty là thiếu sót, vi phạm các qui định của pháp luật và bà M đã đồng ý là sẽ hoàn tất các thủ tục về bảo hiểm cho bà T và đề nghị bà T giao sổ bảo hiểm lại để Công ty liên hệ với Bảo hiểm xã hội làm thủ tục kết sổ cho bà T tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 2008 là 3.840.000đ, nhưng bà M khơng nói đến thời hạn trả sổ bảo hiểm cho bà T là bao lâu (nhằm kéo dài thời gian hay các lý do khác gây khó khăn cho người lao động). Nắm bắt được vấn đề này, Thẩm phán đã u cầu phía Cơng ty Vina phải xác định rõ thời gian trả sổ bảo hiểm cho bà T. Hai bên đã xác nhận và đồng ý thời gian Công ty Vina giao sổ bảo hiểm cho bà T chậm nhất là ngày 19/12/2008. Trên cơ sở đó, Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành.
Bước 3: Lập biên bản và ra quyết định
Đây là thủ tục cuối cùng của phiên họp hoà giải. Theo qui định tại Điều 186 BLTTDS 2004 thì việc hịa giải được Thư ký tịa án ghi vào biên bản vì hòa giải tại giai đoạn này là thủ tục bắt buộc, nếu Tịa án khơng thực hiện là vi phạm thủ tục tố tụng, nếu vi phạm thì bản án sẽ bị hủy để xét xử lại từ đầu. Biên bản là chứng cứ được lưu trong hồ sơ vụ án, vì vậy biên bản hịa giải theo mẫu và phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải; - Địa điểm tiến hành phiên hòa giải;
- Thành phần tham gia phiên hòa giải;
- Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; - Những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận.
Như vậy, cho dù hồ giải có thành cơng hay khơng đều được Thẩm phán ghi nhận bằng văn bản. Trong trường hợp, hai bên tranh chấp thoả thuận được với nhau