Qua phân tích thực trạng hoạt động của Hội đồng trọng tài (mục 2.2.2, tr 45) chúng ta thấy rằng cần phải có những giải pháp thích hợp để cơng tác hịa giải khả thi hơn.
* Về các qui định của pháp luật:
3.2.1. Cần mở rộng thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động
Pháp luật quy định Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền hịa giải mà khơng có quyền quyết định về vụ tranh chấp, việc qui định này của pháp luật đã làm cho các bên tranh chấp không mấy tin tưởng với hoạt động hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động. Đồng thời quy định Hội đồng trọng tài lao động chỉ giải quyết các tranh chấp lao động tập thể trước đây và hòa giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích hiện nay đã làm hạn chế rất nhiều yêu cầu đề nghị Hội đồng trọng tài giải quyết. Điều này không phù hợp với hai lý do:
Về lý luận thì người lao động và Hội đồng trọng tài lao động hay Tòa án nhân
dân, việc lựa chọn dựa trên sự tự nguyện của các bên tranh chấp, không nên ép buộc họ phải lựa chọn phương thức giải quyết này hay phương thức giải quyết khác một cách cứng nhắc. Có như vậy, quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp mới thực sự được tơn trọng và có ý nghĩa;
Về thực tiễn giải quyết tranh chấp thì hiện nay Hội đồng trọng tài lao động
hầu như khơng có việc để làm trong khi đó các Tịa án nhân dân địa phương luôn phải trăn trở, băn khoăn để tìm ra các giải pháp giải quyết án tồn đọng)46. Ngoài ra, đối với các vụ tranh chấp lao động tập thể thường đan xen giữa quyền và lợi ích thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Các chuyên gia ILO cho rằng: Về ngun tắc, ln có thể tách biệt khía cạnh “quyền” và “lợi ích” trong một tranh chấp, đó là đưa vấn đề quyền giải quyết tại Tòa án, còn lại Hội đồng trọng tài tiếp tục hòa giải để giải quyết mâu thuẫn về lợi ích47. Điều này, xem ra không phù hợp với hoàn
46
Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre (2008), “Tham luận về việc giải quyết án tồn đọng quá hạn luật định”, Tài
liệu Hội nghị triển khai cơng tác năm 2008 của ngành Tịa án nhân dân, tr 140.
47
cảnh nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với trình độ của người lao động còn thấp, vai trị của Cơng đồn mờ nhạt vì phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động…
Khi tập thể người lao động bị xâm phạm về quyền và lợi ích, họ u cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Khi thực hiện quyền của mình, họ lại phải theo hai cơ quan nêu trên với hai trình tự, thủ tục khác nhau thì có đúng với mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động khơng. Hơn nữa, theo qui định của pháp luật với chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động là Tòa án hay Hội đồng trọng tài lao động, thì trong quá trình giải quyết các chủ thể này đều phải thực hiện thủ tục hịa giải bắt buộc, khi hịa giải khơng thành mới ra phán quyết. Vì vậy, nên để cho các bên có quyền lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài. Nếu trường hợp một bên đề nghị Tòa án cịn một bên u cầu Trọng tài thì bên nào nhận yêu cầu sau phải từ chối. Với những lý do trên, pháp luật cần có những thay đổi phù hợp như sau:
Hội đồng trọng tài khơng chỉ hịa giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà cịn giải quyết cả tranh chấp lao động tập thể về quyền, thậm chí cả tranh chấp lao động cá nhân (nếu có yêu cầu). Sau khi hịa giải khơng thành, Hội đồng trọng tài lao động sẽ có quyền ra quyết định về vụ tranh chấp48.
3.2.2. Nên mở rộng quyền hạn cho Hội đồng trọng tài lao động
Pháp luật không cho phép Hội đồng trọng tài thực hiện một số quyền khi giải quyết tranh chấp lao động. So với quyền hạn của Tòa án được quy định tại các Điều 106, 107, 114 BLTTDS 2004 thì Tịa án trong q trình thụ lý và giải quyết tranh chấp lao động có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như:
- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động;
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong q trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Nếu pháp luật mở rộng thẩm quyền cho Hội đồng trọng tài thì cũng nên qui định các quyền hạn trên cho Hội đồng trọng tài để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, khi họ lựa chọn Hội đồng trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp.