Hòa giải tại Hội đồng trọng tài lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng (Trang 45 - 52)

Hội đồng trọng tài lao động hiện nay được quy định tại Điều 169 BLLĐ sđbs 2006; mục 3 Nghị định số 133/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ về giải quyết tranh chấp lao động và Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.

Thứ nhất, thành lập và tổ chức của Hội đồng trọng tài lao động

Hội đồng trọng tài lao động do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định thành lập và được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 3 năm.

Hội đồng trọng tài lao động được hình thành theo số lẻ gồm 5 hoặc 7 thành viên, trong đó: Chủ tịch hội đồng là đại diện lãnh đạo sở Lao động -Thương binh xã hội; Thư ký là công chức sở Lao động -Thương binh xã hội cử; Các thành viên là đại diện Liên đoàn lao động cấp tỉnh; Người sử dụng lao động địa phương… Ngoài Thư ký hội đồng làm việc chun trách thì các thành viên cịn lại, kể cả Chủ tịch hội đồng đều là kiêm nhiệm.

Thứ hai, thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động

Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động sau khi Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động hồ giải khơng thành hoặc khơng tổ chức hồ giải trong thời hạn luật định và có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoà giải của một trong các bên tranh chấp.

Với quy định trên, Hội đồng trọng tài lao động khơng cịn thẩm quyền hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về quyền nữa mà chỉ hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (trừ các tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp khơng được đình cơng). Quy định này, vơ hình chung đã đi ngược với xu thế chung ở các nước, các lĩnh vực khác như thương mại, công pháp quốc tế… là mở rộng thẩm quyền của Trọng tài và tạo điều kiện và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng Trọng tài - một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động

Bước 1: Nhận đơn và chuẩn bị phiên họp hội đồng

Thư ký của Hội đồng trọng tài lao động nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động phải vào sổ, ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đơn; tiến hành nghiên cứu, thu thập chứng cứ, các tài liệu có liên quan. Sau đó, Thư ký đề xuất

phương án hoà giải, giải quyết với Hội đồng trọng tài lao động chậm nhất hai 2 ngày sau khi nhận đơn, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động phải gửi đến các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động gồm:

- Giấy triệu tập họp Hội đồng trọng tài lao động; - Đơn yêu cầu giải quyết;

- Các chứng cứ, tài liệu có liên quan;

- Danh sách thành viên Hội đồng trọng tài lao động tham gia hoà giải, giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.

Trường hợp, một hoặc cả hai bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên của Hội đồng trọng tài lao động vì cho rằng thành viên đó khơng bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp (người thân thích hoặc người có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp với một bên tranh chấp) thì phải có đơn gửi Hội đồng trọng tài lao động ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành phiên họp. Việc thay thế thành viên trong từng phiên họp hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.

Thời gian 7 ngày làm việc là tổng thời gian cho phép để hồn tất các cơng việc chuẩn bị cho phiên họp hội đồng. Bởi vì, thời hạn hồ giải là khơng q 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoà giải. Khác với hồ giải tại Hội đồng hịa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên, tại Hội đồng trọng tài lao động, trong thời gian chuẩn bị phiên họp hòa giải (chậm nhất là 3 ngày trước khi Hội đồng họp), các bên tranh chấp có thể làm đơn yêu cầu thay đổi thành viên của Hội đồng trọng tài lao động nếu cho rằng thành viên đó khơng bảo đảm tính khách quan, cơng bằng trong giải quyết tranh chấp.

Bước hai: Tiến hành họp hội đồng để hòa giải tranh chấp lao động

Tại phiên họp Hội đồng trọng tài lao động, thư ký Hội đồng trọng tài lao động kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp, các bên tranh chấp lao động khơng có mặt mà uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy uỷ quyền. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động hỗn phiên họp. Trường hợp đã được triệu tập đến lần thứ hai, sau 2 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động quyết định hoãn phiên họp lần thứ nhất mà một trong hai bên tranh chấp vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động vẫn họp và lập biên bản hồ giải khơng thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

Ngoài ra, để phiên họp hồ giải được diễn ra, cần phải có thêm một điều kiện nữa về thành phần của Hội đồng trọng tài lao động tham gia phiên họp đó là phải có

ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng trọng tài lao động có mặt (trong đó phải có thành viên đại diện của sở Lao động -Thương binh xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và đại điện của người sử dụng lao động địa phương).

Bước ba: Trình tự phiên họp

Khi hai bên tranh chấp lao động có mặt đầy đủ tại phiên họp thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành theo trình tự sau:

- Tuyên bố lý do của phiên họp;

- Giới thiệu các thành phần tham gia phiên họp;

- Bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày; - Bên được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày;

- Thư ký Hội đồng trọng tài lao động trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và đưa ra phương án hoà giải để các thành viên hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu kín;

- Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải.

Trong trường hợp bên tranh chấp lao động tự hoà giải được hoặc nhất trí phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hồ giải thành có chữ ký của hai bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động và gửi cho hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

Trong trường hợp hai bên tranh chấp lao động không chấp nhận phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra hoặc đã được triệu tập đến lần thứ hai mà một trong hai bên vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hồ giải khơng thành, trong đó ghi rõ ý kiến của các bên. Biên bản phải có chữ ký của các bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký hội đồng trọng tài lao động.

Biên bản phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn không quá 1 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản hoà giải.

Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao

động đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp khơng được đình cơng (quy định tại Nghị định số 122/2007/NĐ-CP)

Tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động phải tổ chức phiên họp để giải quyết.

Trong trường hợp hai bên tự hoà giải được hoặc nhất trí phương án hồ giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo phương án hoà giải thành.

Trong trường hợp hoà giải khơng thành thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hồ giải khơng thành và ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động.

Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động được thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu có trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng trọng tài lao động có mặt tán thành phương án giải quyết thì quyết định đó có hiệu lực.

Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về giải quyết vụ tranh chấp được sao, gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn không quá 1 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định.

Trường hợp một bên tranh chấp hoặc cả hai bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng lao động thì có quyền u cầu Tồ án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật (Điều 175 BLLĐ sđbs 2006).

Như vậy, với tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được phép đình cơng Hội đồng trọng tài lao động cũng tiến hành thủ tục hòa giải giống như hòa giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích kể trên. Có điểm khác, là thời gian chuẩn bị tổ chức hòa giải ngắn hơn 2 ngày và sau khi hịa giải khơng thành Hội đồng trọng tài lao động có quyền ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động. Nếu một hoặc cả hai bên không đồng ý với Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền u cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Còn hòa giải tranh chấp tập thể về lợi ích khơng thành thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải không thành, tập thể người lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình cơng.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng

Việc thành lập và đi vào hoạt động của các Hội đồng trọng tài lao động đã góp phần làm giảm số vụ tranh chấp lao động phải đưa ra tòa án giải quyết. Theo thống kê chưa đầy đủ đến hết năm 2002, Hội đồng trọng tài lao động cả nước đã thụ lý 17 vụ và giải quyết được 16 vụ tranh chấp lao động, trong đó 12 vụ được giải quyết bằng hòa giải chiếm 75% tổng số vụ được giải quyết31. Các vụ tranh chấp lao động đưa đến Hội đồng trọng tài lao động hầu hết tập trung tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (10 vụ, chiếm 62,5% tổng số vụ đã giải quyết) và tập trung nhiều ở các doanh nghiệp đối tác hoặc bản thân chủ doanh nghiệp là người Hồng Kông (6 vụ), Đài Loan (4 vụ)… Trong tổng số các vụ mà Hội đồng trọng tài lao động đã giải quyết, chủ yếu tập trung tại một số tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Nghệ An, An Giang, Đồng Nai... phần lớn các tranh chấp lao động tập thể

31

Nguyễn Thị Hạnh (2008), Hòa giải tranh chấp lao động theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp

do Hội đồng trọng tài lao động thụ lý và giải quyết đều có kết quả khả quan. Hầu hết các tranh chấp đều được hồ giải thành mà khơng cần đến phán quyết của Hội đồng trọng tài lao động. Trong các vụ tranh chấp được giải quyết bằng hoà giải, việc chấp hành các thoả thuận được ghi nhận trong biên bản “hoà giải thành” đều đã được hai bên tranh chấp chấp hành nghiêm chỉnh.

Số liệu thống kê trên đã cho thấy, mặc dù theo quy định trước đây khi giải quyết tranh chấp lao động Hội đồng trọng tài lao động có quyền ra quyết định về vụ tranh chấp sau khi hịa giải khơng thành nhưng đa số các vụ việc, Hội đồng trọng tài lao động khơng cần dùng đến quyền này mà hịa giải đã thực sự phát huy hiệu quả.

Sau khi BLLĐ sđbs 2006 có hiệu lực, Nghị định số 133/2007/NĐ-CP và Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH được ban hành, Bộ Lao động -Thương binh xã hội và các Sở Lao động tỉnh, thành phố đã nhanh chóng tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Ngay sau đó, các tỉnh, thành phố cũng khẩn trương tiến hành thành lập các Hội đồng trọng tài lao động, một nhiệm kỳ mới của Hội đồng trọng tài lao động lại bắt đầu, ví dụ như Hội đồng trọng tài lao động thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 4 (2007- 2009) tháng 6/2007; Hội đồng trọng tài lao động tỉnh Lào Cai tháng 1/2008; Hội đồng trọng tài lao động thành phố Hải Phòng tháng 3/2008.

Các qui định của pháp luật đã có những đổi mới đáng kể như: Bộ máy Hội đồng trọng tài lao động được quy định thống nhất và gọn hơn chỉ gồm có 5 hoặc 7 thành viên (trước đây một số thành phố lớn là 9 thành viên), thời hạn hòa giải ngắn hơn (7 ngày làm việc so với 10 ngày trước đây); Hội đồng trọng tài họp để hòa giải vụ tranh chấp lao động tập thể khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng có mặt (trong đó, phải có các thành viên của Sở lao động -Thương binh xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, đại diện của người sử dụng lao động tại địa phương). Với qui định này, các nhà làm luật đã từng bước tiếp nhận cách thức giải quyết tranh chấp lao động theo cơ chế ba bên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp lao động được khách quan, toàn diện. Tuy nhiên, sự đổi mới của pháp luật lại chưa triệt để ở chỗ:

- Khoản 2 Điều 171 BLLĐ sđbs 2006 và điểm 2c mục III Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH qui định về việc thi hành biên bản hòa giải thành như sau:

“Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hịa giải thì Hội đồng Trọng tài lập biên bản hòa giải thành… và gửi cho hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành”. Vậy nếu một trong hai

bên khơng thực hiện nghĩa vụ đó thì sao? Pháp luật khơng qui định các biện pháp chế tài sau đó mà vẫn để ngỏ. Trong khi hịa giải thành rồi thì các bên khơng có quyền

yêu cầu giải quyết tranh chấp đó nữa. Chính điều này đã tạo tâm lý khơng n tâm cho người lao động, xuất phát từ quan hệ lao động, các chủ thể khơng bình đẳng về địa vị kinh tế và không độc lập với nhau về tổ chức32. Người sử dụng lao động có đầy đủ các điều kiện về vốn, vật tư, công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh, ngược lại, người lao động chỉ có trong tay một thứ tài sản duy nhất đó là sức lao động của mình. Để có thu nhập bảo đảm cuộc sống, họ phải bán sức lao động. Như vậy, khi tham gia vào quan hệ này, họ - những người lao động ln rơi vào vị trí thế yếu33. Vì vậy, pháp luật cần phải có cơ chế bảo vệ họ, ngay cả trong việc thỏa thuận được rồi, họ cũng cần phải có sự bảo đảm để họ yên tâm về quyền quyết định hòa giải thành với người sử dụng lao động.

- Khoản 3 Điều 171 BLLĐ sđbs 2006 qui định: Trường hợp Hội đồng Trọng

tài lao động hịa giải khơng thành hoặc hết thời gian giải quyết (7 ngày làm việc) mà Hội đồng Trọng tài không tiến hành hịa giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình cơng. Với những qui định của pháp luật như vậy thì bước

Một phần của tài liệu Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)