1.3. Nội dung quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí
1.3.1. Quyền tự do tiếp cận báo chí
Tự do tiếp cận báo chí mà khơng có bất kỳ sự cản trở nào chính là một đặc điểm quan trọng khi nói đến QTDNL trong báo chí, nó chính là sự tự do tiếp cận các phương tiện báo chí như báo in, báo hình, báo phát thanh và báo điện tử. Việc tự do tiếp cận này giúp cho mỗi cá nhân cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác những thơng tin từ những sự kiện văn hóa, xã hội hay các chính sách cơng từ phía các cơ quan nhà nước. Đồng thời, mỗi người có thể phản ánh tâm tư, nguyện vọng, thắc mắc thơng qua các bài viết, bình luận trên các phương tiện báo chí tới các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn giản chỉ để nhằm thay đổi cách nhìn, suy nghĩ theo hướng tích cực hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, với xu thế hội nhập cùng các phương tiện truyền thông hiện đại, sẽ rất hữu ích cho việc hiểu về nội hàm các
25
Trung tâm nghiên cứu quyền con người & quyền công dân (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội, NXB Hồng Đức, tr. 307
quyền, cũng như cho việc sử dụng để vận động thực thi các quyền trong thực tiễn26, trong đó tất yếu sẽ có quyền tự do tiếp cận thơng tin báo chí.
Tuy khoản 2 Điều 19 ICCPR khơng nhắc đến đích xác thuật ngữ “tiếp cận
thơng tin” nhưng tại đoạn 18 Bình luận chung số 34, HRC đã giải thích rõ:“ Khoản 2 Điều 19 bao hàm một quyền tiếp cận thông tin mà các cơ quan công quyền nắm giữ. Những thông tin ấy bao gồm các dạng hồ sơ do một cơ quan cơng quyền nắm giữ, bất kể hình thức lưu trữ, nguồn tin và ngày xác lập...Những cơ quan ấy có thể cũng bao gồm các pháp nhân đang thực hiện chức năng công. Như đã lưu ý, cũng theo Điều 25 của ICCPR, quyền tiếp cận thông tin bao gồm một quyền mà với quyền ấy truyền thông được tiếp cận thông tin về các vấn đề công và quyền của cơng chúng nói chung được tiếp nhận sản phẩm truyền thông“.
Việc tự do tiếp cận báo chí được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, như: được quyền gửi các bài báo, thông tin, kiến nghị; Thông tin trên báo điện tử, đăng bài, bình luận; Tiếp xúc, cung cấp thơng tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí; Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thơng qua hình thức báo chí – truyền thơng; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.
Quyền tự do tiếp cận báo chí là một sự thể hiện quan trong của QTDNL trong lĩnh vực báo chí. QTDNL trong báo chí nói riêng, là một phần quan trong trong nội dung QTDNL, chúng thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị, là quyền cơ bản của con người, được pháp luật các quốc gia và cộng đồng quốc tế công nhận.
Tự do tiếp cận báo chí là một nội dung quan trọng và xuyên suốt của QTDNL trong lĩnh vực báo chí. Thơng qua các biểu hiện đã đề cập, việc tiếp cận này mang tính tồn diện và thể hiện được các mặt hoạt động của quyền này trong đời sống và hoạt động báo chí. Khơng một trở lực nào có thể ngăn cản sự tự do tiếp cận này. Đây cũng chính là biểu hiện của một quyền tự do cơ bản của công dân, thơng qua đó tiếng nói và sức mạnh ngơn luận được nhìn nhận ở một vị thế khác, khơng đơn thuần là sự phản ứng của các cá nhân với những sự kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị xung quanh mà chính là một quyền cơ bản. Đây được xem là một trong các đặc điểm chính, quan trọng khi nói về QTDNL trong lĩnh vực báo chí.
26