Quyền phê bình, đánh giá các chính sách cơng

Một phần của tài liệu Quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 28 - 29)

1.3. Nội dung quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí

1.3.3. Quyền phê bình, đánh giá các chính sách cơng

Chính sách cơng là khái niệm chỉ các quy phạm pháp luật quy định một quan hệ xã hội nhất định do nhà nước ban hành, được dùng làm cơ sở pháp lý để quản lý xã hội, thực thi pháp luật.31

Phản biện được hiểu là xem xét, đánh giá, bàn bạc trao đổi vấn đề ở nhiều khía cạnh, thường có tác dụng làm cho vấn đề hồn thiện hơn, thông qua việc người phản biện chỉ ra những thiếu sót hạn chế của nó đồng thời đưa ra hướng khắc phục. Và phản biện chính sách cơng là một q trình giao tiếp hai chiều, trong đó tất cả các bên lắng nghe và đóng góp quan điểm, thơng tin và ý tưởng, trong quá trình phản ánh và đối thoại, cơ quan nhà nước sẽ tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân32

.

Phản biện xã hội là một khía cạnh của QTDNL, là sự tham gia trực tiếp của cá nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội dùng báo chí làm cơng cụ, phương tiện

31 Nguyễn Hữu Khiển (2012), “Một số vấn đề về phân tích chính sách cơng”. Tạp chí quản lý nhà nước, Số 202 32 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, tr. 86.

để thể hiện quan điểm, chính kiến và ý kiến của mình đối với các vấn đề đường lối, chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp của Đảng và nhà nước thông qua các kênh thông tin đại chúng. Hoặc là người dân tham gia thông qua một cá nhân, hay tổ chức để qua đó phát huy được quyền làm chủ của mình gắn liền với QTDNL của cơng dân, để đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm thơng qua báo chí. Thơng qua báo chí, cơng dân sẽ trực tiếp thể hiện quan điểm của mình nhằm tập hợp sức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề xã hội làm cho chủ trương, chính sách đó ngày càng hồn thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội. Phản biện cũng là “cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên... Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản

biện xã hội tự phát - mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội”33

. Việc phê bình, đánh giá chính sách cơng của QTDNL trong lĩnh vực báo chí tạo điều kiện cho mỗi người nhận thức đầy đủ hơn quyền của mình để thực thi quyền trong thực tiễn đời sống, là bước giám sát phản biện trên báo chí. Mặt khác, việc phê bình, đánh giá chính sách cơng chính là một dạng thể hiện các quan điểm với các vấn đề trong lĩnh vực chính sách cơng, là một lĩnh vực quan trọng then chốt trong sự phát triển của một quốc gia. Bên cạnh đó, báo chí là một phương tiện không thể thiếu trong việc cập nhật, tuyên truyền mọi chính sách cơng của quốc gia. Chính vì lẽ đó, phê bình, phản biện chính sách cơng là một nội dung không thể thiếu của QTDNL trong lĩnh vực báo chí.

Một phần của tài liệu Quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)