1.4. Biện pháp đảm bảo thực hiện quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo
1.4.2. Những đảm bảo cho việc thực hiện quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực
vực báo chí trên thực tế ở Việt Nam hiện nay
Để QTDNL trong lĩnh vực báo chí thực sự được phát huy trong đời sống mỗi cơng dân, thì các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền này là điều cần thiết. Bên cạnh các biện pháp chung khái quát thì cũng lưu ý và tìm ra các biện pháp riêng, cụ thể để phát huy các đặc điểm của QTDNL trong lĩnh vực báo chí.
1.4.2.1. Biện pháp bảo đảm chung
-Bảo đảm về chính trị
Đảm bảo chính trị được xem như một hàng rào bảo vệ cho các quyền hiến định trong đó có QTDNL trong lĩnh vực báo chí. Đường lối chính trị cần được ghi nhận một cách đúng đắng thể hiện vai trò của Đảng và nhà nước, đồng thời cần tạo niềm tin trong nhân dân. Đảng và nhà nước một khi đảm bảo ổn định được tình hình chính trị thì lúc đó an ninh quốc gia, trật tự xã hội cũng sẽ đươc đảm bảo, và đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để công dân thực hiện QTDNL của mình cũng như những quyền khác. Trong một nền chính trị ổn định, an ninh được bảo đảm, người dân mới có thể tự tin thể hiện chính kiến, tự do phản ánh những tâm tư nguyện vọng của mình đối với các vấn đề của xã hội qua báo chí và cũng như tự do tiếp cận với các loại hình báo chí. Những nhà báo mới có thể an tâm hành nghề, đi tận cùng ngõ ngách các vấn đề của xã hội để viết, để nói, phản ánh, đưa tin và thể
hiện quan điểm của mình. Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra nghị quyết, chỉ thị, định hướng quy hoạch và kế hoạch phát triển báo chí và định hướng nội dung thơng tin, tun truyền của báo chí để đáp ứng được QTDNL của công dân.
Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân cũng sẽ là một bảo đảm chính trị quan trọng và thiết thực để cơng dân thực hiện QTDNL của mình trên thực tế mà khơng bị xâm hại từ phía cơ quan nhà nước cũng như những chủ thể khác trong xã hội.
Việc QTDNL được Hiến pháp ghi nhận là quyền cơ bản của cơng dân thì phải được tơn trọng từ phía cơ quan nhà nước và mọi cơng dân trong xã hội, nhà nước pháp quyền sẽ đảm bảo được điều này vì trong nhà nước pháp quyền pháp luật là tối thượng, pháp luật phải được tôn trọng mọi chủ thể đều phải tuân thủ pháp luật kể cả cơ quan nhà nước. Khi pháp luật được tơn trọng thì pháp luật quy định về tự do ngơn luận trong báo chí của cơng dân cũng ln được tơn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
-Bảo đảm về kinh tế
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực hội nhập với thế giới góp phần tạo ra mơi trường thơng thống cho sự phát triển báo chí. Do đó, báo chí đóng vai trị rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và ngược lại kinh tế cũng có những ảnh hưởng rất to lớn đối với sự phát triển của báo chí. Kinh tế đất nước phát triển sẽ tạo cơ sở vật chất cho các loại hình báo chí phát triển, nó sẽ là tiền đề quan trọng để cơng dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận báo chí, thể hiện QTDNL của mình cũng như là sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu thơng tin của cơng dân một cách nhanh chóng, kịp thời.
Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao thì người dân mới có điều kiện quan tâm đến tình hình chính trị xã hội, tìm đọc thơng tin và thực hiện QTDNL của mình. Trong một xã hội với nền kinh tế kém phát triển, đời sống vật chất của người dân cịn nhiều hạn chế thì họ cũng khơng mấy quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội của đất nước, và cuối cùng cho dù quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật về QTDNL thì nó vẫn là một quyền khơng tưởng. Kinh tế phát triển, nước mạnh, dân giàu là cơ sở cho hoạt động báo chí phát triển, và như vậy thì báo chí mới là một cơng cụ hiệu quả để cơng dân thực hiện QTDNL của mình. Mở rộng tăng cường hợp tác để nâng cao chuyên môn cũng như cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng việc đưa báo chí hiện đại đến với mọi người.
-Bảo đảm về pháp lý
Pháp luật là phương tiện quan trọng đảm bảo công dân thực hiện tốt QTDNL trong lĩnh vực báo chí của mình. Vì QTDNL phải có nội dung xác định, cụ thể, chứ
khơng thể là một quyền chung chung, trừu tượng. Thơng qua pháp luật thì quyền này sẽ cụ thể hóa cơng dân được quyền tiếp cận thông tin, quyền tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin, quyền được bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về những vấn đề đang xảy ra trong đời sống xã hội. Công dân, nhà báo thực hiện quyền tham gia ý kiến với Đảng và nhà nước, góp ý, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí.
Việc QTDNL trong lĩnh vực báo chí được Đảng ghi nhận trong các Văn kiện, nghị quyết thì nhà nước cũng phải thể hiện trách nhiệm trong việc thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về QTDNL trong lĩnh vực báo chí bằng các văn bản luật, dưới luật, cũng như các chính sách trong quản lý hoạt động báo chí để tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện QTDNL trên thực tế. Để tạo điều kiện cho QTDNL trong lĩnh vực báo chí phát huy hiệu quả thì bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật quy định về quyền này thì cũng cần phải có đủ các quy định về xử lý vi phạm lĩnh vực này. Đồng thời, cần có chủ trương phối hợp với các cơ quan hữu quan khác để tuyên truyền, giáo dục pháp luật một cách chi tiết, hợp lý, hiệu quả tạo điều kiện QTDNL trong lĩnh vực báo chí trở thành quyền cơ bản thực tế trong đời sống xã hội.
1.4.2.2. Biện pháp bảo đảm cụ thể
Để đảm bảo QTDNL thì cần phải áp dụng các biện pháp như sau:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các QTDNL và quản lý báo chí.
Để đảm bảo QTDNL trong lĩnh vực báo chí cần có các quy định hỗ trợ về việc cung cấp thơng tin cho báo chí của các cơ quan nhà nước, các cơ quan hữu quan. Xây dựng các biện pháp bảo đảm quyền này và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cũng như quy định cụ thể về quyền khiếu nại, khởi kiện trong việc thực hiện QTDNL trong lĩnh vực báo chí.
Xây dựng các quy định pháp luật ghi nhận quyền tự do tiếp cận báo chí, trình bày quan điểm, quy trình, nội dung trình bày quan điểm thế nào, các hành vi bị cấm.Quy định rõ nội dung, phạm vi không được đăng tải, thơng tin trên báo chí; quy định rõ chủ thể, quy trình xem xét, duyệt các nội dung đăng tải. Cũng như các quy định đảm bảo cho nhà báo, công dân khi xâm nhập và đưa tin về những vấn đề nóng, khi họ trở thành đối tượng bị đe dọa, trả thù vì các bài viết của mình trên báo chí. Có các quy định về trách nhiệm cũng như quyền hạn của các cơ quan ngôn luận, quy định về xử lý vi phạm của các cơ quan dựa trên các hành vi vi phạm. Có các chính sách khuyến khích và nâng cao bình đẳng trong việc tiếp cận thực hiện
QTDNL. Quy định pháp luật cụ thể để đảm bảo cho việc tôn trọng quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc thể hiện quyền.
- Tổ chức bộ máy, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyền
Sắp xếp, phân công một cơ quan phụ trách lĩnh vực này, chịu trách nhiệm quản lý và báo cáo với Bộ thơng tin tuyền thơng. Với chính sách quản lý riêng phù hợp với đặc thù của lĩnh vực, giám sát, quản lý thực hiện các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, tham mưu trong việc xây dựng các văn bản chuyên ngành và cố vấn cho cấp trên trong mọi hoạt động liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
Luôn giám sát, quản lý hoạt động thường xuyên của các cơ quan, theo dõi, chỉ đạo thực hiện QTDNL báo chí tại các địa phương. Yêu cầu chế độ báo cáo thường kỳ, các vấn đề đột xuất cần được báo cáo ngay để đảm bảo việc giải quyết được thống nhất.
Đôn đốc cơng tác đảm bảo thực hiện QTDNL báo chí tại các địa phương, chỉ đạo sâu sát, tận nơi. Ban hành văn bản nội bộ ngành để đốc thúc các vấn đề cụ thể cần giải quyết nhanh, gọn, triệt để nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo đảm QTDNL trong lĩnh vực báo chí
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo đảm QTDNL trong lĩnh vực báo chí là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự thực hiện pháp luật, thủ tục do pháp luật quy định về QTDNL trong lĩnh vực báo chí của các tổ chức, cá nhân nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức trong xã hội.
Theo đó Nhà nước tiến hành thành lập một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về báo chí từ trung ương đến địa phương nhằm quản lý tốt hoạt động báo chí, đảm bảo thực hiện QTDNL trong lĩnh vực báo chí của cơng dân, nhà báo. Xác định các cơ chế theo dõi, giám sát, thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra để phát hiện các vi phạm liên quan đến việc xâm phạm quyền tự do tiếp cận báo chí của cơng dân, đảm bảo quyền trình bày quan điểm của cơng dân trên báo chí cũng như các quyền khác như là quyền phê bình, đánh giá chính sách cơng.
Tăng cường chỉ đạo định hướng đối với hoạt động thanh tra, thường xuyên nắm chắc tình hình để xây dựng kế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời tiến hành thanh tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi
phạm. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh tra; tổ chức thẩm định dự thảo kết luận thanh tra một cách chặt chẽ, nhất là các nội dung về kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra. Quan tâm nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra. Đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch thanh tra.
- Xử lý vi phạm pháp luật về QTDNL trong lĩnh vực báo chí
Việc quy định biện pháp chế tài nhằm đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc QTDNL, tự do báo chí, tránh việc lợi dụng QTDNL để gây mất trật tự công cộng, an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân… Và để đảm bảo được quyền này thì cần có các quy định về xử phạt đối với hành vi xâm phạm QTDNL, tự do báo chí của công dân trong trường hợp thanh tra, giám sát thấy có vi phạm. Tiếp tục chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật Báo chí, quản lý chặt chẽ các trang thông tin điện tử.
- Tuyên truyền pháp luật về QTDNL trong lĩnh vực báo chí
Nâng cao nhận thức về QTDNL trong lĩnh vực báo chí cho cán bộ, cơng chức nhà nước, cơng dân, nhà báo, hình thành nhận thức, tư duy đúng về quyền này trong xã hội hiện nay. Để làm được điều này, trước hết:
Cần quán triệt sâu rộng cho cán bộ, công chức yêu cầu phải tôn trọng và thực hiện pháp luật về QTDNL trong lĩnh vực báo chí. Để thực hiện, cần thường xuyên tập huấn, huấn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức về lý luận và pháp luật QTDNL đến các cán bộ, công chức.
Thông tin, tuyên truyền về pháp luật, chính sách với những hình thức phù hợp để cơng dân thay đổi nhận thức của mình về địa vị của mình đối với QTDNL trong báo chí như là một quyền cơ bản chứ không xuất phát từ ý chí chủ quan của nhà nước, khơng phải là sự ban tặng từ phía nhà nước mà là xuất phát từ thực tiễn khách quan, xu hướng của thời đại. Từ đó cơng dân có thể thực hiện QTDNL, tự do tiếp cận báo chí, tự do trình bày quan điểm của mình.
Đồng thời, tạo các diễn đàn để người dân có thể rèn luyện, tạo lập trường quan điểm khi phát ngơn báo chí về các vấn đề.Có các chương trình khuyến khích nói và viết về các chủ đề nhằm tạo được số lượng những cá nhân có năng khiếu về ngơn luận báo chí. Vì thế cần chú trọng đào tạo các nhà báo và tạo điều kiện cho báo chí hoạt động hiệu quả; tăng cường kỹ năng tìm hiểu thông tin, viết bài điều tra chính xác, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp đối với các nhà báo, tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn, tọa đàm về vấn đề nâng cao năng lực, trách nhiệm của nhà .
Tuyên truyền, tổ chức, khích lệ và giám sát phê bình, đánh giá chính sách cơng; tạo ra phương thức cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm cho công chúng xã hội về phản biện chính sách cơng. Thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục để mọi người tham gia phê bình, đánh giá cũng như giám sát các chính sách cơng bên cạnh việc tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách với báo chí trong truyền thơng chính sách, từ khâu cơng bố dự thảo, lấy ý kiến nhân dân, thảo luận, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hồn thiện chính sách đến việc cơng bố rộng rãi.
Tuyền truyền giáo dục để giảm tỷ lệ mù chữ mẹ đẻ tại các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Đưa báo chí, truyền thanh, truyền hình về với các vùng này. Thực hiện việc sử dụng ngôn ngữ địa phương để việc nhận biết và thực thi QTDNL trong lĩnh vực báo chí được hiệu quả hơn. Đổi mới từ cách làm báo tuyên truyền qua các nội dung dưới hình thức truyền thơng.Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, tập huấn để tạo ý thức mạnh mẽ về quyền được sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Để QTDNL trong lĩnh vực báo chí của cơng dân được đảm bảo trên thực tiễn thì khơng chỉ cần một biện pháp mà phải là sự kết hợp của nhiều biện pháp với nhau. Trong đó mỗi loại biện pháp bảo đảm cần được xây dựng và thực hiện một cách nhất quán để tạo mối liên kết giữa các biện pháp khác nhau. Từ đó tạo một chỉnh thể thống nhất các biện pháp bảo đảm nhằm mang lại hiệu quả cũng như là tính khả thi khi thực hiện QTDNL của công dân.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền và các biện pháp đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí
2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền tự do ngơn luận trong lĩnh vực báo chí
QTDNL nói chung hay QTDNL trong báo chí nói riêng là một trong các quyền cơ bản, không thể thiếu của con người trong một xã hội dân chủ. Các quyền cơ bản này được nêu lên trong các tuyên ngôn, công ước được cả thế giới công