1.3. Nội dung quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí
1.3.5. Quyền bình đẳng và khơng bị phân biệt đối xử
Quyền bình đẳng và khơng bị phân biệt đối xử là một trong các quyền cơ bản của con người, gắn liền với mỗi chủ thể ngay từ khi sinh ra, và không một cá nhân hay nhà nước nào được hạn chế quyền này đối với bất kỳ chủ thể mang quyền này. Bình đẳng bản chất là sự cơng nhận các giá trị như nhau của các thành viên xã hội trong các lĩnh vực, sự bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội hay nói cách khác bình đẳng chính là sự bằng nhau về việc hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý khi thực hiện quyền cơ bản. Lenin đã từng nói: “Khi những người theo chủ nghĩa xã hội nói về bình đẳng thì có nghĩa là sự bình đẳng mang tính xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội
chứ khơng phải bình đẳng về khả năng thể chất, tinh thần.”36
Điều 19 Bản Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc (UDHR) đã nêu rõ: “Mọi người đều có QTDNL và bày tỏ quan điểm kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thơng tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới”. Đây là một quyền trong các quyền cơ bản thiêng liêng của mỗi con người. Ai sinh ra, bất kể địa vị, màu da, giới tính…cũng đều được hưởng quyền này. Tại Điều 1 của UDHR khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” và Điều 2 UDHR đã nêu rằng: “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay quyền lợi tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội…”. Và tại Điều 2 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cũng nhắc đến vấn đề không phân biệt đối xử: “…tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được cơng nhận trong cơng ước mà khơng có bất kỳ sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị xã hội”.
QTDNL trong lĩnh vực báo chí là một trong các quyền tồn tại hiển nhiên của con người, ai cũng có được quyền tự do này và dù xuất thân bất kỳ ở địa vị nào, hồn cảnh nào thì mọi người đều được đối xử như nhau, không phân biệt khi thực hiện quyền. Điều này được biểu hiện rõ nét trong việc bất cứ ai cũng có thể đưa ra quan điểm tư duy, ý kiến của mình về các vấn đề của xã hội, phản bác lại ý kiến của người khác. QTDNL báo chí hay tiếng nói trong báo chí khơng phải bắt nguồn từ địa vị hay phân bậc cao thấp trong xã hội, mà chính là từ sự tự do tư duy và phát biểu quan điểm của mọi cá thể. Một cá nhân có thể bị khiếm khuyết thể chất, khác về xuất thân, địa vị…nhưng họ đều được bình đẳng, và khơng bị phân biệt đối xử khi cùng thể hiện quan điểm về một vấn đề. Cũng như các nhà báo, phóng viên của hãng tin, cơ quan thông tấn mang danh tiếng quốc tế như CNN hay Reuter hay của một cơ quan báo chí một địa phương nhỏ bé, họ vẫn ngang nhau trong việc tiếp cận các tin tức, phỏng vấn, viết bài thể hiện quan điểm về cùng một sự việc xảy ra. Dù khác nhau về giới tính, tơn giáo, quan điểm chính trị, tài sản hay địa vị xã hội… thì tất cả mọi người đều được đối xử như nhau về quyền cũng như nghĩa vụ khi thực hiện quyền tự do này.
Quyền bình đẳng và khơng phân biệt đối xử khi thực hiện QTDNL trong lĩnh vực báo chí là một quyền vốn có của con người. Dù ở khía cạnh nào của cuộc sống và hoạt động của con người nó cũng là một quyền quan trọng không thể thiếu, là thể hiện sự tranh đấu của con người cho các quyền cơ bản nhất được thực thi. Trong lĩnh vực báo chí, với sự bình đẳng, khơng phân biệt đối xử sẽ là chiếc chìa khóa quan trọng để QTDNL đạt được hiệu quả tốt nhất với cá nhân thực hiện quyền và thụ hưởng quyền.