Quyền trình bày quan điểm của mình

Một phần của tài liệu Quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 28)

1.3. Nội dung quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí

1.3.2.Quyền trình bày quan điểm của mình

Trong một xã hội tự do, văn minh, tiến bộ, sự khác biệt ý kiến, chính kiến là

phản ảnh của một chế độ dân chủ và cần được tôn trọng và bảo vệ 27. Hiến pháp của

bất kỳ quốc gia văn minh nào cũng đều bảo vệ quyền phát biểu ý kiến trong hịa

bình của tồn thể cơng dân hay cịn gọi là quyền trình bày quan điểm của mình28

. Theo đó quyền trình bày quan điểm của mình hay quyền tự do biểu đạt được nhắc đến trong khoản 2 Điều 19 ICCPR: “Mọi ngươi có quyền tự do biểu đạt. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thơng tin, ý kiến, khơng phân biệt lĩnh vực, hình thức tun truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”. Và tại đoạn 11 Bình luận chung số 34, HRC cũng đã giải thích rõ hơn về khoản này: “…Quyền này bao gồm các tranh luận chính trị, bình luận về một người, về các vấn đề chung, vận động, thảo luận về nhân quyền, báo chí, các biểu đạt văn hóa và nghệ thuật, giáo dục và tranh luận tơn giáo…”

Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt “quyền giữ quan điểm” và “quyền tự do biểu đạt”. Tại đoạn 1 Bình luận chung số 10 (1983), HRC đã khẳng định quyền được giữ quan điểm của mình mà khơng bị ai can thiệp nêu tại khoản 1 Điều 19 là quyền tuyệt đối không được hạn chế hay tước bỏ trong bất kỳ hồn cảnh nào, kể cả trong tình huống khẩn cấp quốc gia, tuy nhiên quyền tự do biểu đạt có thể phải chịu những hạn chế nhất định… Việc giữ quan điểm của cá nhân là hành vi thụ động và là một tự do tuyệt đối. Tính chất tuyệt đối của quyền giữ quan điểm sẽ kết thúc khi một người bày tỏ, biểu đạt hay phát ngơn quan điểm của mình. Hành động này đã sang lĩnh vực của “tự do biểu đạt”29. Tức là với bất kỳ quan điểm nào khi chưa được cơng khai thì quan điểm đó được suy nghĩ và bảo vệ chỉ bởi cá nhân bản thân người đó mà khơng có bất kỳ một tác động bên ngoài. Đồng thời khi quan điểm được cơng khai thì quan điểm đó được nhiều người biết đến và bình luận, sẽ làm mất đi tính sở hữu và bảo vệ duy nhất của cá nhân giữ quan điểm hay nói cách khác là sự kết thúc tính tuyệt đối của việc giữ quan điểm. Và trong Bình luận chung số 34 HRC, đoạn 10 cũng đã nêu rõ “Tự do biểu đạt quan điểm của một người cũng cần phải bao gồm

tự do khơng biểu đạt quan điểm của người đó”30

.

Quan điểm của mỗi cá nhân đó là sự nhận thức, đánh giá và lý giải hiện thực dựa trên lập trường quan điểm nhất định. Quan điểm thể hiện góc nhìn, thái độ, cách 27 http://daovanbinh.cattien.us/?p=404 28 http://daovanbinh.cattien.us/?p=404 29

Trung tâm nghiên cứu quyền con người & quyền công dân (2012), tlđd (25), tr 309. 30

ứng xử của người làm báo đối với thời cuộc. Đó là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân khi tham gia hoạch định, mở lối cho sự vận động tích cực của sự kiện, tạo nên sức mạnh dư luận.

Việc thể hiện, trình bày quan điểm khơng chỉ thể hiện ở thái độ của cá nhân, thực hiện quyền ngơn luận trong lĩnh vực báo chí nó cịn thể hiện ở sự đánh giá, kiến nghị trước một sự kiện, vấn đề nào đó đặt ra trong bài viết.Thể hiện quan điểm tức là bộc lộ cách nhìn chủ quan của cơng dân, nhà báo. Có thể nói quan điểm là sự chi phối của cá nhân trước một sự kiện, một vấn đề cụ thể trong đời sống. Thể hiện quan điểm tức là cá nhân đã làm nhiệm vụ quan trọng của báo chí, là định hướng dư luận.

Quan điểm có vai trị hết sức quan trọng trong một bài viết nói riêng và hoạt động báo chí nói chung. Hoạt động báo chí có tính chất của hoạt động chính trị, xã hội nên quan điểm là cách thể hiện rõ nhất đặc điểm này của QTDNL trong hoạt động báo chí. Quan điểm là yếu tố quan trọng của nội dung nhưng nhà báo thể hiện quan điểm trong tác phẩm còn phụ thuộc vào các mối quan hệ khác nhau. Người đọc đến với tác phẩm báo chí khơng chỉ tiếp xúc với sự thật cuộc đời mà còn để biết người viết nghĩ gì, thái độ như thế nào đối với sự thật. Vì vậy, người viết khơng thể vơ tính đứng bên lề sự kiện để miêu tả và trần thuật mà cịn phải có các hoạt động của con tim và khối óc để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, bình luận, lý giải, mà khi thể hiện quan điểm, chính kiến phải trên cơ sở phản ánh chân thật, khách quan về các sự kiện, hiện tượng.

Một phần của tài liệu Quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 28)