1.3. Nội dung quyền tự do ngôn luận trong lĩnh vực báo chí
1.3.4. Quyền không bị kiểm duyệt trái pháp luật
Đây là một nội dung làm báo chí tiếp cận, hịa nhập với khu vực, quốc tế. Quyền không bị kiểm duyệt trái pháp luật đối với QTDNL trong báo chí chính là những sản phẩm, ấn phẩm…trong lĩnh vực báo chí, truyền thơng đại chúng khơng phải bị kiểm duyệt qua bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào trước khi được in ấn, phát sóng. Trong cuốn Bốn học thuyết truyền thơng của tác giả Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm có đề cập đến việc báo chí và truyền thơng đại chúng được giám sát bởi chiếc kiềng bốn chân, đó là: nhà nước, tòa án, người làm báo và cơng chúng. Điểm mấu chốt của mơ hình này là ngồi hoạt động báo chí theo cách thơng thường thì cịn có hoạt động khác là “Phê bình báo chí”. Cuốn sách này đã đề cập đến học thuyết “Trách nhiệm xã hội” trong báo chí. Theo đó, đạo đức và trách
nhiệm của người làm báo được đặt lên trên, báo chí là để phục vụ cho xã hội, khơng
tập trung quyền lực vào bất cứ nhóm lợi ích nào34
.
Quyền không bị kiểm duyệt trái pháp luật được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau như việc báo chí được thể hiện những quan điểm của chính người làm báo, quan điểm khơng bị áp đặt theo một chiều, các ấn phẩm, sản phẩm của báo chí khơng bị kiểm duyệt trái pháp luật là một nội dung đã được xem như những điều cơ bản được thể hiện trong các Tuyên ngôn, Công ước quốc tế thừa nhận. Tại Điều 19 UDRH đã quy định: “Mọi người đều có QTDNL và bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm sự tự do giữ quan điểm khơng có sự can thiệp và sự tự do tìm kiếm, tiếp cận, chia sẻ ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thơng nào và khơng có biên giới”. Khoản 2 Điều 29 UDRH cũng khẳng định: “Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo việc thừa nhận, tôn trọng các quyền, quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Tại khoản 2 Điều 19 ICCPR quy định: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm, quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến mọi tri thức và ….hay ấn phẩm dưới hình thức nhất định hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia. Khoản 3 Điều 19 của ICCPR cũng khẳng định: “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có bổn phận, trách nhiệm đặc biệt, quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cơng cộng hay đạo lý”. Luật báo chí năm 2016 cũng đã quy định về việc khơng kiểm duyệt báo chí tại Điều 2, cụ thể: “Báo chí khơng bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Tự do ngơn luận trong báo chí là một điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các nguyên tắc minh bạch, cần thiết cho việc phát triển và bảo vệ nhân quyền. QTDNL được đề cập mọi lĩnh vực: đời sống xã hội, chính trị, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật, khơng có sự hạn chế nào, nhà nước không được áp đặt hay ép buộc công dân chỉ được bày tỏ quan điểm một chiều. Cơng dân có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp. Họ có quyền tự do lựa chọn thay đổi quan điểm bất cứ khi nào, vì bất cứ lý do gì 35
.
Quyền không bị kiểm duyệt trái pháp luật là một yếu tố không thể thiếu của tự do ngơn luận trong báo chí. QTDNL trong báo chí có được phát triển tối đa hay
34 Fred S.Siebert - Theodore Peterson - Wilbur Schramm (2013), Bốn học thuyết truyền thông, Lê Ngọc Sơn dịch, NXB Tri thức.
35
không một phần do việc không bị kiểm duyệt trái pháp luật với mọi ấn phẩm, sản phẩm của các cá nhân người làm báo đưa các quan điểm trong các mối quan hệ xã hội với những quan điểm khác nhau, không bị tác động của những nhóm lợi ích khác. Đồng thời việc không bị kiểm duyệt trái pháp luật cũng giúp mỗi cá nhân có cái nhìn, có tiếng nói trách nhiệm hơn với xã hội, là cách giúp cho bản thân công dân thể hiện quyền cơ bản của mình.