5. Nội dung và kết quả đạt được:
5.4. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ NGĂN NGỪA RỦI RO
Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, có kế hoạch đầu tư chọn điểm, phân công cán bộ phù hợp, tăng cường khâu thẩm định ban đầu, bám sát chắc món vay, phân loại nợ định kỳ hàng tháng để có hướng xử lý kịp thời. Tận thu các món nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, hàng tháng, quý phải có báo cáo cụ thể. Có biện pháp cụ thể để xử lý nợ xấu:
Đối với khách hàng thật sự yếu kém, với số dư nợ không lớn, không thể tăng tài sản đảm bảo thì phải thực hiện các giải pháp xử lý một cách triệt để, kiên quyết chấm dứt quan hệ tín dụng.
Đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng, tình hình tài chính tạm thời yếu kém, mức dư nợ nợ lớn, doanh nghiệp là các tổng công ty, không nên áp dụng biện pháp cứng nhắc là ngưng cấp tín dụng mà cần có những giải pháp linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể từng bước giảm dần dư nợ để doanh nghiệp có thời gian chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình, hoặc chuyển dần hoạt động tín dụng sang Ngân hàng khác. Cụ thể:
Quản lý chặt chẽ khách hàng, tiếp tục cho vay, nhưng giảm dần dư nợ. Đối với khách hàng có nợ xấu hoặc tiềm ẩn phát sinh nợ xấu nhưng có tài sản với vị trí mặt bằng thuận lợi, có lợi thế thương mại thì Ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng khai thác những thuận lợi này nhằm tạo ra lợi nhuận mới để thu hồi các khoản nợ hiện tại của khách hàng.
Thực hiện cho vay các dự án mới có sự tham gia giám sát hoặc quản lý của Ngân hàng, với mục đích dùng lợi nhuận có được từ các dự án này để trả cho phần dư nợ hiện tại.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh một số giải pháp:
Thường xuyên quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm, thực hiện văn hóa doanh nghiệp.
Thực hiện phân tích tài chính hàng tháng ở từng cấp Ngân hàng
Làm tốt công tác thông tin báo cáo, nâng cao chất lượng báo cáo để đánh giá đúng thực trạng hoạt động Ngân hàng.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ