5. Nội dung và kết quả đạt được:
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2007-2009) được thể hiện trong bảng 2. Theo đó, tổng nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007, tổng nguồn vốn của Ngân hàng vào khoảng 1.880 tỷ đồng. Giá trị của chỉ tiêu này là hơn 2.278 tỷ đồng trong năm 2008, tăng 21,2% so với năm 2007. Tỷ lệ tăng trưởng của tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2008-2009 là 15.6%.
Về lượng vốn do Ngân hàng tự huy động được, số liệu trong bảng này cho thấy dường như khơng có sự biến động đáng kể trong chỉ tiêu này (về giá trị tuyệt đối) qua các năm nghiên cứu. Thật vậy, số tiền mà Ngân hàng huy động được hàng năm chỉ dao động từ 1.563 đến 1.585 tỷ động. Tuy nhiên, tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn có sự sụt giảm đáng kể và liên tục qua các năm; tỷ lệ này giảm từ 84,31% trong năm 2007 xuống còn 59,15% trong năm 2009. Sự sụt giảm về tỷ trọng chính là việc Ngân hàng ngày càng phải sử dụng nhiều hơn hay phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn điều chuyển (tăng từ 15,69% trong năm 2007 lên 40,85% trong năm 2009).
Trong giai đoạn 2007-2009, tất cả các Ngân hàng ở Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT TP. Cần Thơ nói riêng đều trải qua rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động. Đối với hệ thống NHNo & PTNT, mức lãi suất huy động bình quân năm lần lượt là 9-10% trong năm 2007, 14-15% trong năm 2008 và 9-10% trong năm 2009. Mặc dù mức lãi suất huy động là có thay đổi nhưng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh Cần Thơ, như phân tích ở trên, là dường như khơng thay đổi. Điều này cho thấy lãi suất có thể khơng phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng này. Vì vậy, việc lãi suất thay đổi nhưng lượng vốn huy động không thay đổi lớn rất có thể là biểu hiện của việc cạnh tranh trong công tác huy động vốn giữa các Ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ hoặc của việc kém hấp dẫn trong thu hút tiền gửi so với các loại hình đầu tư khác.
GVHD: Lê Tấn Nghiêm SVTH: Nguyễn Thị Ngà 31
BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn NHNo & PTNT TP Cần Thơ)
Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.584.714 84,31 1.505.162 66,07 1.562.621 59,15 -79.552 -5,02 57.459 3,82 Vốn điều chuyển 295.000 15,69 773.000 33,93 1.079.000 40,85 478.000 162,03 306.000 39,59 Tổng nguồn vốn 1.879.714 100,00 2.278.162 100,00 2.641.621 100,00 398.448 21,20 363.459 15,60
GVHD: Lê Tấn Nghiêm SVTH: Nguyễn Thị Ngà 31
BẢNG 3: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2007 – 2009
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 1.584.714 100,00 1.505.162 100,00 1.562.621 100,00 - 79.552 -5,02 57.459 3,82 1. TG các tổ chức 758.660 47,87 342.906 22.78 267.274 17,10 - 415.754 -54,80 - 75.632 -22,06 - TG không KH 284.758 17,97 197.715 13,14 222.246 14,22 - 87.043 -30,57 24.531 12,41 - KH dưới 12 tháng 40.320 2,54 56.900 3.78 31.128 1,99 16.580 41,12 - 25.772 -45,29 - KH trên 12 tháng 433.582 27,36 88.291 5,87 13.910 8,90 - 345.291 -79,64 - 74.381 -84,25 2. TG dân cư 826.054 52,13 1.162.256 77,22 1.295.347 82,90 336.202 40,70 133.091 11,45 - TG không KH 40.508 2,56 22.427 1,49 22.476 1,44 - 18.081 -44,64 49 2,18 - KH dưới 12 tháng 429.752 27,12 963.781 64,03 1.246.215 79,75 534.029 124,26 282.434 29,30 - KH trên 12 tháng 355.794 22,45 176.048 11,70 26.656 1,71 - 179.746 -50,52 - 149.392 -84,86
Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động Ngân hàng. Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm đến cơng tác huy động vốn. Các hình thức huy động vốn phong phú, thích hợp với nhu cầu gửi tiền đa dạng của người gửi. Qua bảng cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm 2007 – 2009 (bảng 3) ta thấy rằng việc cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng khó khăn, số lượng các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn TP Cần Thơ ngày càng nhiều, thị phần huy động vốn ngày càng bị thu hẹp. Một số các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM) mới mở do tìm kiếm thị trường, chiếm thị phần nên vẫn tiếp tục đẩy lãi suất huy động lên cao đồng thời hạ thấp lãi suất cho vay đã gây ra nhiều khó khăn trong cơng tác huy động vốn của NHNo & PTNT TP Cần Thơ.
Tiền gửi các tổ chức:
Từ bảng 3, ta có thể thấy rõ tiền gửi các tổ chức giảm mạnh qua 3 năm 2007- 2009. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi các tổ chức là 758.660 triệu đồng giảm xuống còn 342.906 triệu đồng năm 2008 và 267.274 triệu đồng năm 2009. Trong đó chủ yếu là giảm mạnh tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng (433.582 triệu đồng năm 2007 xuống còn 13.910 triệu đồng năm 2009) và tiền gửi khơng kỳ hạn giảm ít hơn (284.758 triệu đồng năm 2007 xuống còn 222.246 triệu đồng năm 2009), tiền gửi dưới 12 tháng giảm không đáng kể (40.320 triệu đồng năm 2007 xuống còn 31.128 triệu đồng năm 2009). Lý do tiền gửi các tổ chức giảm mạnh là năm 2008 phải trả vốn cho các tổ chức 415 tỷ đồng (nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại
chi nhánh NHNo & PTNT TP Cần Thơ qua năm 2008) nên đã làm giảm mạnh
tiền gửi tổ chức năm 2008. Ngoài ra, do năm 2009 các tổ chức kinh doanh vừa thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế nên tạm thời họ phải tiếp tục rút vốn gửi Ngân hàng về nên làm tiền gửi tổ chức tiếp tục giảm trong năm 2009.
Tiền gửi dân cư:
Qua bảng số liệu ta thấy khác hẳn tiền gửi tổ chức, tiền gửi dân cư có xu hướng tăng cả về số tiền và tỷ trọng trong tổng vốn huy động qua 3 năm 2007- 2009. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi dân cư là 826.054 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 52,13% trong tổng vốn huy động) tăng lên 1.295.347 triệu đồng năm 2009 (chiếm tỷ trọng 82,90% trong tổng vốn huy động). Tiền gửi dân cư tăng mạnh là do nhận thấy chưa an toàn để đâu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào khi tình hình kinh tế
chưa thật sự ổn định mà lãi suất của ngân hàng là khá cao trong năm 2008 (trung bình khoảng 14-15%) nên họ đã chọn giải pháp an tồn nhất đó là gửi tiền vào Ngân hàng để lấy lãi. Bên cạnh đó, đạt được nguồn vốn huy động như vậy là nhờ sự quản lý chỉ đạo của ban lãnh đạo đã đề ra nhiều biện pháp tích cực để thu hút vốn, tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ Ngân hàng để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động không tăng qua 3 năm, nhưng xét về tình hình kinh tế xã hội hiện tại thì đó vẫn là kết quả khả quan. Để có thể đạt được những kết quả tốt hơn trong tương lai thì Ngân hàng nên chú trọng đến công tác huy động vốn nhiều hơn nữa, cần có chiến lược kinh doanh cụ thể như: đa dạng hóa các loại hình tiền gửi, có những chính sách ưu tiên đối với những khách hàng trung thành lâu năm, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp... để cạnh tranh với các Ngân hàng mới có mặt trên địa bàn.