QUA 3 NĂM 2007 - 2009 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiến % Thu nhập 531.885 683.709 346.776 151.824 28,54 -336.993 -49,28 Thu từ HĐTD 510.610 647.845 313.500 137.235 26,88 -334.345 -51,61 Thu khác 21.275 35.864 33.276 14.589 68,57 -2.588 -7,22 Chi phí 481.995 671.017 307.541 189.022 39,22 -363.476 -54,17 Chi trả lãi TG 402.465 579.742 244.905 177.277 44,05 -334.837 -57,76 Chi khác 79.530 91.275 62.636 11.745 14,77 -28.639 -31,38 Lợi nhuận 49.890 12.692 39.235 -37.198 -74,56 26.543 209,13
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn NHNo & PTNT TP Cần Thơ)
Đối với thu nhập:
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (bảng 1) ta thấy: Năm 2007 thu nhập là 531.885 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 683.709 triệu đồng tăng 154.824 triệu đồng tương ứng tăng 28,24% so với năm 2007, trong đó thu từ HĐTD tăng 137.235 triệu đồng và thu khác tăng 14.589 triệu đồng. Doanh thu từ HĐTD tăng chủ yếu là do năm 2008 lãi suất cho vay tăng từ 12% (năm 2007) lên khoảng 17%-18% (năm 2008). Năm 2009 thu nhập giảm xuống 346.776 triệu đồng giảm 336.993 triệu đồng tương ứng giảm 49,28% so với năm 2008. Trong đó, chủ yếu là do thu từ HĐTD giảm 334.345 triệu đồng và thu khác giảm không đáng kể 2.588 triệu đồng. Lý do doanh thu HĐTD giảm mạnh là lãi suất cho vay giảm từ 17%-18% (năm 2008) xuống còn khoảng 12,8% (năm 2009) mà thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là cho vay nên đã làm giảm đáng kể doanh thu của Ngân hàng vào năm 2009.
Đối với chi phí:
Cũng như thu nhập thì chi phí trong 3 năm qua của Ngân hàng cũng có những biến động lớn. Cụ thể, năm 2008 chi phí là 647.845 triệu đồng tăng 189.022 triệu
đồng tương ứng 39,22% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lạm phát tăng cao nên lãi suất huy động vốn bình quân năm 2008 là khá cao 14,5-15% trong khi năm 2007 khoảng 9,5-10%. Bên cạnh đó do Ngân hàng tăng trích dự phịng rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong thời kỳ kinh tế bị khủng hoảng năm 2008 (37.960 triệu đồng) làm cho chi khác trong năm này tăng cũng góp phần dẫn đến làm tăng chi phí của Ngân hàng. Đến năm 2009 chi phí giảm xuống 307.541 triệu đồng giảm 363.476 triệu đồng tương ứng giảm 54,17 %, nguyên nhân của sự giảm chi phí này là lãi xuất huy động vốn bình quân giảm đáng kể từ 14,5-15% năm 2008 xuống còn khoảng 9,98 % vào năm 2009.
Đối với lợi nhuận:
Do doanh thu và chi phí biến động kéo theo lợi nhuận của Ngân hàng cũng biến động nhiều qua 3 năm. Cụ thể: năm 2008 lợi nhuận của Ngân hàng là 12.692 triệu đồng giảm 37.198 triệu đồng tương ứng giảm 74,56 % so với năm 2007. Lý do của sự giảm mạnh này là do năm 2008 Ngân hàng tăng chi phí trích dự phịng rủi ro tín dụng dẫn đến chi phí tăng cao hơn thu nhập làm lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Nhưng đến năm 2009 bằng những tác động khách quan và chủ quan đã giúp cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng mạnh từ 12.692 triệu đồng năm 2008 lên 39.235 triệu đồng năm 2009 tăng 26.543 tương ứng tăng 209,13 %.
Kết quả kinh doanh của Ngân hàng được biểu thị qua đồ thị sau:
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2007 2008 2009 năm Triệu đồng Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Hình 2: Biểu đồ biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2007 – 2009
3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1. Thuận lợi. 3.5.1. Thuận lợi.
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Cần Thơ có mạng lưới rộng, được thành lập và hoạt động trong thời gian tương đối dài nên đã tạo được chỗ đứng vững chắc và lòng tin ở khách hàng, thương hiệu uy tín lâu năm, thị trường nơng nghiệp nơng thơn rộng lớn.
- Được sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương đối với cơng tác tín dụng.
- Mạng lưới trong hệ thống Ngân hàng được nối liền với các chi nhánh trong và ngoài Thành Phố Cần Thơ tạo điều kiện thu thập và xử lý thơng tin kịp thời
- Có đội ngũ cơng nhân viên nhiệt tình, phục vụ vui vẻ, tận tình đối với khách, đồng thời sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết trong nội bộ cơ quan Ngân hàng.
- Cơng tác thanh tốn được mở rộng và phát triển. Giảm bớt nhiều thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán và vay vốn tại Ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc phát huy tốt các ứng dụng của cơng nghệ thơng tin, q trình thanh tốn được thực hiện nhanh hơn, góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh NHNo & PTNT Thành Phố Cần Thơ.
- Phong trào thi đua được phát động liên tục, cán bộ công nhân viên đều nhiệt tình hưởng ứng, từ đó các nhiệm vụ cơng tác và chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị được hồn thành tốt.
- Vị trí kinh doanh của NH nằm ở trung tâm Thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ tìm và dễ giao dịch.
- Chương trình giao dịch IPCAS hiện đại, nhanh chóng, hạch tốn tự động, giảm thiểu sai sót của giao dịch viên.
- Cơng tác huy động vốn thì Ngân hàng đã mở thêm phịng giao dịch chun nhận tiền gửi của các tầng lớp dân cư nên thuận lợi cho việc huy động vốn.
Những thuận lợi trên góp phần khơng nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng, giúp NHNo & PTNT Thành Phố Cần Thơ hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường nhiều năm qua.
3.5.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi thì NHNo & PTNT Thành Phố Cần Thơ cũng gặp phải một số khó khăn sau đây:
- Lực lượng cán bộ đơng là thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng là khó khăn vì tốn chi phí cao cho việc trả lương…
- Thị phần ngày càng bị chia sẻ bởi trên địa bàn ngày càng có nhiều Ngân hàng khác được thành lập (khoảng 43-44 Ngân hàng cổ phần). Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng đã làm phát sinh tư tưởng ỷ lại xem nhẹ nghĩa vụ thanh toán nợ của một số khách hàng đối với Ngân hàng.
- Thị trường chủ yếu là nông nghiệp - nông thôn nên chủ yếu cho vay lãi suất theo khung, khơng thỏa thuận nên lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Thành Phố Cần Thơ là Ngân hàng Nhà nước nên lãi suất không được vượt trần.
- Vấn đề quản lý vĩ mô của Nhà nước, nhiều văn bản luật, dưới luật ra đời rồi sửa đổi thường xuyên nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập không phù hợp, chưa nhất quán với nhau, nổi bật hơn hết là vấn đề xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, giải quyết các khoản nợ đóng băng…
- Việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, nhất là quyền sử dụng đất cịn gặp nhiều khó khăn, q trình thực hiện diễn ra rất chậm, gây ảnh hưởng đến công tác thu nợ.
- Giá cả thị trường biến động đột biến, đặc biệt một số mặt hàng như: xăng, dầu, nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng,… đã ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung, làm sức ép tăng giá tất cả các mặt hàng, dịch vụ.
Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn nhưng với những cố gắng, nỗ lực của Ngân hàng cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Thành Phố Cần Thơ ln tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng trong khu vực.
3.6. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM 2010
- Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần. Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư và phát triển.
- Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn.
- Nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập và công nghệ phát triển. - Giảm nợ quá hạn.
- Tăng tổng tài sản, tăng vốn huy động, tăng khách hàng, tăng thu dịch vụ.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Nguồn vốn huy động tăng từ 19 – 20 %, dự kiến cuối năm 2010 đạt 1.875 tỷ, trong đó khoảng 1780 tỷ VNĐ và 5,2 triệu USD. Tỷ trọng tiền gửi (TG) dân cư từ 80 % trở lên.
- Dư nợ tăng 13 % so với năm trước, dự kiến cuối năm 2010 đạt 2.765 tỷ, trong đó khoảng 2.675 tỷ VNĐ và 5 triệu USD. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn (TDH) khoảng 28 %. Tỷ lệ nợ xấu 3 %.
- Tăng thu dịch vụ từ 25 – 30 % so cùng kỳ, nâng tỷ trọng từ 14 – 15 %. Chênh lệch lãi suất thực dương.
- Lợi nhuận đạt từ 59 – 60 tỷ đồng, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công nhân viên.
- Thu nợ xử lý rủi ro đạt từ 25 – 30 % dư nợ đã xử lý, trích dự phịng rủi ro, xử lý rủi ro tín dụng theo quy định.
Chương 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2007-2009) được thể hiện trong bảng 2. Theo đó, tổng nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007, tổng nguồn vốn của Ngân hàng vào khoảng 1.880 tỷ đồng. Giá trị của chỉ tiêu này là hơn 2.278 tỷ đồng trong năm 2008, tăng 21,2% so với năm 2007. Tỷ lệ tăng trưởng của tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2008-2009 là 15.6%.
Về lượng vốn do Ngân hàng tự huy động được, số liệu trong bảng này cho thấy dường như khơng có sự biến động đáng kể trong chỉ tiêu này (về giá trị tuyệt đối) qua các năm nghiên cứu. Thật vậy, số tiền mà Ngân hàng huy động được hàng năm chỉ dao động từ 1.563 đến 1.585 tỷ động. Tuy nhiên, tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn có sự sụt giảm đáng kể và liên tục qua các năm; tỷ lệ này giảm từ 84,31% trong năm 2007 xuống còn 59,15% trong năm 2009. Sự sụt giảm về tỷ trọng chính là việc Ngân hàng ngày càng phải sử dụng nhiều hơn hay phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn điều chuyển (tăng từ 15,69% trong năm 2007 lên 40,85% trong năm 2009).
Trong giai đoạn 2007-2009, tất cả các Ngân hàng ở Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT TP. Cần Thơ nói riêng đều trải qua rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động. Đối với hệ thống NHNo & PTNT, mức lãi suất huy động bình quân năm lần lượt là 9-10% trong năm 2007, 14-15% trong năm 2008 và 9-10% trong năm 2009. Mặc dù mức lãi suất huy động là có thay đổi nhưng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh Cần Thơ, như phân tích ở trên, là dường như khơng thay đổi. Điều này cho thấy lãi suất có thể khơng phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng này. Vì vậy, việc lãi suất thay đổi nhưng lượng vốn huy động không thay đổi lớn rất có thể là biểu hiện của việc cạnh tranh trong công tác huy động vốn giữa các Ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ hoặc của việc kém hấp dẫn trong thu hút tiền gửi so với các loại hình đầu tư khác.
GVHD: Lê Tấn Nghiêm SVTH: Nguyễn Thị Ngà 31