Tuỳ theo quan điểm và mục đích nghiên cứu, có thể chia lỗi học L2 theo các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một vài cách phân loại của các nhà nghiên cứu:
a) Phân loại theo nguyên nhân mắc lỗi:
Đại biểu của quan điểm phân loại này trước tiên phải kể đến L.Selinker. Theo tác giả này, dựa vào nguyên nhân mắc lỗi và quá trình tâm lí ngôn ngữ của người học, có thể chia lỗi thành 5 loại, đó là:
(1) Lỗi chuyển di ngôn ngữ;
(2) Lỗi chuyển di môi trường học;
(3) Lỗi do áp dụng thái quá quy tắc ngôn ngữ đích; (4) Lỗi do chiến lược học ngôn ngữ đích;
(5) Lỗi do chiến lược giao tiếp ngôn ngữ đích.
Hai tác giả là H.Dulay và M.Burt cũng dựa trên các quá trình tâm lí ngôn ngữ đã chia lỗi thành 4 kiểu, là:
(1) Lỗi có hình dạng chuyển di ngôn ngữ; (2) Lỗi phát triển ngôn ngữ;
(3) Lỗi mơ hồ; (4) Lỗi duy nhất.
Tác giả Abbot lại chia lỗi thành hai nhóm căn cứ vào nguyên nhân mắc lỗi, là:
(1) Lỗi năng lực, bao gồm lỗi do chuyển di L1, lỗi do tính phức tạp của L2 và môi trường học;
(2) Lỗi hoạt ngôn, bao gồm lỗi do xử lí các vấn đề ngôn ngữ và lỗi do chiến lược giao tiếp.
các tác giả dẫn trên khi ông đã loại trừ yếu tố chuyển di ngôn ngữ, không phân biệt đặc điểm tiếng mẹ đẻ và cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến người học mắc lỗi sử dụng L2 là do cách tiếp cận lệch lạc các qui tắc ngữ pháp L2. Dựa vào nguyên nhân này, tác giả đã chia lỗi thành bốn loại, đó là:
(1) Lỗi do khái quát thái quá qui tắc;
(2) Lỗi do không chú ý đến giới hạn ứng dụng của qui tắc; (3) Lỗi do ứng dụng sai các qui tắc;
(4) Lỗi do nhận định sai qui tắc.
Có thể nói rằng, phân loại lỗi dựa trên các quá trình tâm lí ngôn ngữ là tìm về nguyên nhân mắc lỗi. Cách phân loại này, nhìn từ góc độ tâm lí người dạy L2 là điều hữu ích bởi vì nó giúp cho người dạy hiểu được cơ chế, căn nguyên hình thành lỗi trong hệ ngữ trung gian của người học.
Song, cũng cần phải thấy được rằng phân loại lỗi theo tiêu chí này sẽ không giúp ích được nhiều cho người học bởi vì điều họ quan tâm hàng đầu khi biết mình mắc lỗi không phải là làm thế nào để sửa lỗi.
Tóm lại, việc phân loại lỗi theo nguyên nhân quá trình tâm lí tuy đã có thể tìm ra căn nguyên mắc lỗi nhưng chưa đưa ra được lời giải đáp về biện pháp sửa chữa lỗi một cách thoả đáng. Hơn nữa, các quá trình tâm lí ngôn ngữ là vô hình nên việc phân loại dựa vào đó sẽ không tránh khỏi khiên cưỡng vì không ai có thể thống kê hết toàn bộ quá trình tâm lí ngôn ngữ.
b) Phân loại lỗi theo tính chất của lỗi
Dựa vào tính chất hệ thống của lỗi, nhiều tác giả đã phân lỗi thành các nhóm khác nhau.
- Tác giả M.P.Jain đã phân lỗi thành hai loại là lỗi có hệ thống và lỗi bất
hệ thống.
Lỗi có hệ thống phản ánh đặc trưng hệ thống ngôn ngữ của người học ở thời điểm đang xét. Lỗi bất hệ thống là kiểu lỗi chưa đi vào ổn định trong
nhiều ngữ cảnh khác nhau, có lúc thì xuất hiện, có lúc lại không. Đây là cách phân loại có liên quan đến hệ ngữ trung gian của người học.
- Tác giả M.Burt vaf C.Kiparshy lại căn cứ vào tính chất ảnh hưởng của
lỗi để chia chúng thành hai loại: lỗi cục bộ và lỗi tổng thể.
Lỗi cục bộ chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nào đó của câu hay phát ngôn. Loại lỗi này không làm ảnh hưởng nhiều đến việc người nghe, người đọc hiểu nghĩa của toàn câu hay phát ngôn. Chẳng hạn, có một em sinh viên TQ đã viết như sau:
Ví dụ 10: Từ núi chân(chân núi) đến núi đỉnh(đỉnh núi) đi mất khoảng
nửa giờ.
(BTTN, SBD 1031)
Ví dụ 11: Nếu ngày mai trời mưa chúng ta thì sẽ đi vườn công (công viên).
(BTTN, SBD 1031)
Ngược lại, lỗi tổng thể là lỗi làm cho nghĩa của câu / phát ngôn trở nên mơ hồ. Người nghe / đọc không hiểu nghĩa của câu / phát ngôn, ví dụ:
Ví dụ 12: Đảo Hải Nam mỗi năm đều có trong ngoại người khách rất nhiều.
(BTTN, SBD 1035)
Ví dụ 13: Anh của tôi con trẻ em là thứ hai cấp 1.
(Trương Tiểu Song, K 2010)
Tóm lại, việc chia lỗi theo hướng lỗi cục bộ hay lỗi tổng thể có vẻ như đơn giản nhưng thực tế người học đa số là mắc lỗi cục bộ cho nên phân loại theo lỗi tổng thể hay cục bộ không có tác dụng cao.
- Tác giả Phạm Đăng Bìnhcũng chia lỗi thành hai nhóm: lỗi phổ biến và
lỗiđặc trưng.
Lỗi phổ biến là lỗi chung cho tất cả mọi người học L2, không tính đến sự
khác biệt về ngôn ngữ và đặc trưng văn hoá dân tộc. Còn lỗi đặc trưng là lỗi
chung một nền văn hoá.
Với cách phân loại này, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng người học, không kể họ có tiếng mẹ đẻ là gì. Song cũng cần phải thấy hạn chế của cách phân loại này là người nghiên cứu phải nắm được tất cả ngôn ngữ L1 của người học hay các nhóm ngôn ngữ. Bởi nếu không nắm được L1 hay nền văn hoá của người học, người nghiên cứu sẽ không thể tiến hành phân loại lỗi theo đặc điểm của từng ngôn ngữ và nền văn hoá được.
- Tác giả S.P.Corder phân lỗi thành bốn kiểu, đó là: thiếu / bỏ qua, thừa /
thêm vào, lựa chọn, và sai trật tự.
Lỗi thiếu là lỗi bỏ qua một hay một số yếu tố từ vựng, ngữ pháp bắt buộc nào đó trong L2, ví dụ như thiếu loại từ. Một sinh viên TQ học chuyên ngành tiếng Việt đã viết như sau:
Ví dụ 14: Hôm qua tôi đã mua được một dao rất tốt.
(Trương Siêu, K 2010)
Trong ví dụ này, cần phải thêm loại từ „con‟ vào giữa số từ và danh từ :
“Hôm qua...một con dao rất tốt”.
Lỗi thừa là lỗi thêm vào một yếu tố không cần thiết hoặc không được chấp nhận trong hệ thống L2, ví dụ thêm loại từ trong trường hợp lẽ ra không
cần dùng, kiểu như trường hợp dùng từ „quả‟ sau đây:
Ví dụ 15: Hôm nay tôi đã mua hai cân quả đào.
(Lỗ Hưng Phân, K 2010)
Lỗi lựa chọn (có người gọi là lỗi thế) là kiểu lỗi lấy yếu tố từ vựng, ngữ pháp này thay vào chỗ yếu tố khác không đúng hoặc sai vị trí, chẳng hạn:
Ví dụ 16: a- Dạo này nhiệt độ bên ngoài cao ra.
(Lỗ Hưng Phân, K 2010)
b - Phía đông Trung Quốc là hải.
Trong ví dụ 16a, cần thay từ ra bằng từ lên, còn trong ví dụ 16b cần thay từ hải bằng từ biển.
Lỗi sai trật tự là kiểu lỗi dùng sai trật tự yếu tố nào đó trong cấu trúc của L2 như ví dụ 17 dưới đây:
Ví dụ 17: Tôi đã có mới tài khoản ở ngân hàng.
(La Quang Lan, K2010)
Vị trí của từ mới và từ tài khoản đã không đúng, cần phải đổi vị trí cho nhau.
(Xin xem thêm kiểu lỗi này ở ví dụ 10). Bốn kiểu lỗi mà S.P.Corder đề xuất được luận văn vận dụng để phân loại các câu mắc lỗi đã khảo sát. Ưu điểm của cách phân loại lỗi này là nó có thể ứng dụng cho các dạng lỗi, bất kể lỗi đó là gì và cho mọi đối tượng người học. Đặc biệt, cách phân loại này sẽ định hướng cho người học biết cách sửa lỗi:
Nếu là thừa thì bỏ đi, nếu là thiếu thì thêm vào, thế sai thì chọn yếu tố khác
thay thế, và đặt sai vị trí thì đổi lại cho đúng…
1.2. Sơ lƣợc về câu mắc lỗi, các loại câu mắc lỗi thƣờng gặp 1.2.1. Sơ lƣợc về câu mắc lỗi
Có thể nói, đến nay đã có khá nhiều quan niệm về câu mắc lỗi (tức câu sai theo cách gọi của một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn như cách gọi của các tác giả Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp).
Theo tác giả Nguyễn Đức Dân, câu sai là những câu mắc những lỗi như sai
chính tả, sai ngữ pháp,sai từ ngữ, sai lôgich, sai phong cách... Ngoài ra, những
câu viết không đúng dấu câu, không đúng qui tắc viết tắt… cũng là câu sai.
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết và tác giả Nguyễn Văn Hiệp không đưa ra khái niệm câu sai là gì nhưng các tác giả đã nêu ra những trường hợp câu mắc lỗi thường gặp, đó là:
- Câu mắc lỗi về cấu tạo câu; - Câu mắc lỗi về dấu câu;
- Câu mắc lỗi về liên kết (câu).
Cần phải nói ngay rằng, nhìn nhận hiện tượng mắc lỗi nói chung hay câu mắc lỗi nói riêng không hề đơn giản. Để tiện làm việc, luận văn này quan niệm: Câu mắc lỗi là những câu vi phạm các qui tắc về chính tả, qui tắc ngữ pháp, sai về ngữ nghĩa, phong cách sử dụng, liên kết liên câu hay mơ hồ về nội dung hoặc hành vi ngôn ngữ...
1.2.2. Phân loại câu mắc lỗi
a) Một số quan điểm phân loại câu mắc lỗi:
Tuỳ theo cách nhìn về hiện tượng mắc lỗi, các tác giả đã chia câu mắc lỗi (có tác giả gọi là câu sai) thành các kiểu khác nhau. Luận văn này xin giới thiệu hai quan điểm tiêu biểu về phân loại câu mắc lỗi, đó là quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Dân và quan điểm của hai tác giả: Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp.
- Tác giả Nguyễn Đức Dân đã bản chất của lỗi để chia câu mắc lỗi thành
sáu kiểu, đó là:
+ Câu sai chính tả: “Câu sai chính tả là câu viết không đúng chính tả,
nghĩa là viết không đúng theo qui định về phụ âm đầu, về vần, về thanh điệu, và về cách bỏ dấu thanh điệu”. (14; tr.17). Hai câu dưới đây đều là câu sai chính tả do bỏ dấu thanh hay viết hoa tên riêng không đúng đã được tác giả dẫn ra làm ví dụ:
(1) Trần thị Hoà. (Câu này là câu sai chính tả do viết hoa tên riêng không đúng).
(2) Trần Thị Hòa. (Câu này là câu sai chính tả do bỏ dấu thanh ở âm tiết Hoà không đúng).
+ Câu sai ngữ pháp: Câu sai ngữ pháp là câu viết “không đúng qui tắc
ngữ pháp” (14; tr.17). Câu dưới đây là một trong các kiểu câu sai ngữ pháp vì đã sai qui tắc tạo câu của tiếng Việt:
Ví dụ 18: “Theo đồng chí chủ tịch UBND cho biết số người đến tuổi lao động ở địa phương là 1200”. (Câu này sai vì thiếu chủ ngữ).
+ Câu sai từ ngữ: Câu sai từ ngữ là “câu dùng từ không đúng” (14; tr.18), ví dụ 19 dưới đây là một trong những câu sai từ ngữ được tác giả dẫn ra để minh hoạ:
Ví dụ 19: Nhà trường đã tổ chức 10 giải thưởng Lê Quí Đôn hằng năm
để khuyến khích các học sinh xuất sắc.
Câu trên sai vì đã dùng từ tổ chức không đúng. Từ này phải thay bằng
từ trao.
+ Câu sai lôgich: “Câu sai lôgich là câu viết không đúng qui tắc lôgich
và tư duy” (14; tr.18). Ví dụ 20 là câu sai về lôgich:
Ví dụ 20: Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.
Câu trên sai lôgich vì đã phản ánh sai thứ tự của hành động: Chỉ sau khi nằm xuống mới úp nón lên mặt.
+ Câu sai phong cách: Câu sai phong cách là kiểu câu “ viết không
đúng vềphong cách”. (14; tr.19). Ví dụ:
Ví dụ 21: “Ngoài Bớc – Sét mà tôi quen ở Việt Nam, tôi còn được giới thiệu với hai nhà báo Pháp đã nổi tiếng là Mađơlen Riphô và Giăng Lacutuya. Một hôm, trước ngày chia tay, Bộ trưởng Hâu Xeng tổ chức một cuộc họp thân mật giữa hai bạn Pháp và tôi. Chuyện trò “mày tao” thoải mái”. (14; tr.19).
Cặp từ mày- tao dùng không đúng phong cách. Đoạn văn này viết về
cuộc thoại với cách xưng hô thân mật giữa những người có cương vị cao trong giới báo chí. Song, trong tình huống này, người Việt không dùng cặp từ
mày- tao mà dùng cặp từ cậu - tớ để xưng hô.
+ Câu sai tri thức: Câu sai tri thức là “câu viết một điều không đúng với
thực tế hoặc không đúng với những kiến thức khoa học đã biết”. (14; tr.19). Tác giả Nguyễn Đức Dân đã đưa ra một ví dụ về câu sai tri thức:
XVIII”. (14;tr.19).
Câu này đã sai về tri thức vì đã nhầm lẫn bà Đoàn Thị Điểm với Bà Huyện Thanh Quan.
- Tác giả Nguyễn Minh Thuyết và tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã chia câu
mắc lỗi thành ba kiểu, đó là: Câu mắc lỗi về cấu tạo, câu mắc lỗi về dấu câu
và câu mắc lỗi về liên kết.
+ Câu mắc lỗi về cấu tạo: Hai tác giả đã chia kiểu câu mắc lỗi về mặt
cấu tạo thành 5 loại sau đây:
(1) Câu thiếu thành phần nòng cốt: Thành phần nòng cốt của câu là những thành phần bắt buộc phải có trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Ba thành phần được hai tác giả xếp vào
loại thành phần nòng cốt của câu, đó là các thành phần: chủ ngữ, vị ngữ và bổ
ngữ bắt buộc.
(2) Câu ghép thiếu vế: Câu ghép là loại câu gồm hai vế trở lên, mỗi vế tương đương một câu đơn, trực tiếp nối với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm trình bày những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến có liên quan mật thiết với nhau.
Vì các vế của câu ghép có mối quan hệ mật thiết với nhau cho nên nếu tách các vế ra thành câu riêng mà không chú ý đến điều này đôi khi sẽ bị mắc lỗi.
Bình thường, việc bỏ sót một vế của câu ghép rất dễ nhận ra, nhất là những câu ghép có các vế nối với nhau bằng hư từ, đặc biệt là các cặp kết từ (Vì…nên…, nếu…thì…, v.v…).
(3) Câu thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu: Các bộ phận trong câu ở đây được hiểu là các thành phần câu hay vế của câu ghép. Thành phần của câu đơn hay câu phức hoặc vế của câu ghép thể hiện quan hệ ngữ nghĩa không đúng đều bị coi là câu mắc lỗi.
các từ trong câu rất quan trọng.Sự sắp xếp sai trật tự từ trong câu nhiều khi làm cho câu phản ánh sai lạc ý của người viết hoặc làm cho câu mơ hồ về nghĩa.
(5) Câu thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu:
Quan hệ ngữ pháp tuy đa dạng nhưng có thể qui về ba kiểu chính, đó là: Quan hệ chủ-vị, quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập.
Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu là thiết lập một quan hệ ngữ pháp nhất định nào đó mà trong câu không thể có kiểu quan hệ ấy, khiến cho câu lủng củng, tối nghĩa.
+ Câu mắc lỗi về sử dụng dấu câu: Tiếng Việt có 11 dấu câu, đó là các
dấu: chấm, chấm than, chấm hỏi, chấm lửng, hai chấm, chấm phẩy, phẩy,
gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc vuông và dấu ngoặc kép.
Mỗi dấu kể trên đều có chức năng và cách dùng riêng. Nếu dùng không đúng với chức năng của chúng sẽ bị coi là mắc lỗi. (Về chức năng và cách dùng của các dấu câu tiếng Việt, xin xem Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn
Văn Hiệp, 42, tr.191).
+ Câu mắc lỗi liên kết: Nằm trong văn bản, các câu phải có sự liên kết
với nhau về nội dung và hình thức. Những câu trong văn bản không có sự liên kết hoặc liên kết với các câu khác không đúng sẽ bị xếp vào loại câu mắc lỗi.
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết và tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã phân loại
câu mắc lỗi liên kết thành ba kiểu nhỏ, đó là: câu mắc lỗi về liên kết chủ đề,
câu mắc lỗi về liên kết lôgich và câu mắc lỗi về liên kết hình thức.
Tuy có chia các câu mắc lỗi thành những loại khác nhau nhưng các tác