Phân loại câu mắc lỗi

Một phần của tài liệu thực trạng viết câu tiếng việt mắc lỗi của sinh viên trung quốc chuyên ngành tiếng việt (Trang 39 - 44)

a) Một số quan điểm phân loại câu mắc lỗi:

Tuỳ theo cách nhìn về hiện tượng mắc lỗi, các tác giả đã chia câu mắc lỗi (có tác giả gọi là câu sai) thành các kiểu khác nhau. Luận văn này xin giới thiệu hai quan điểm tiêu biểu về phân loại câu mắc lỗi, đó là quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Dân và quan điểm của hai tác giả: Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp.

- Tác giả Nguyễn Đức Dân đã bản chất của lỗi để chia câu mắc lỗi thành

sáu kiểu, đó là:

+ Câu sai chính tả: “Câu sai chính tả là câu viết không đúng chính tả,

nghĩa là viết không đúng theo qui định về phụ âm đầu, về vần, về thanh điệu, và về cách bỏ dấu thanh điệu”. (14; tr.17). Hai câu dưới đây đều là câu sai chính tả do bỏ dấu thanh hay viết hoa tên riêng không đúng đã được tác giả dẫn ra làm ví dụ:

(1) Trần thị Hoà. (Câu này là câu sai chính tả do viết hoa tên riêng không đúng).

(2) Trần Thị Hòa. (Câu này là câu sai chính tả do bỏ dấu thanh ở âm tiết Hoà không đúng).

+ Câu sai ngữ pháp: Câu sai ngữ pháp là câu viết “không đúng qui tắc

ngữ pháp” (14; tr.17). Câu dưới đây là một trong các kiểu câu sai ngữ pháp vì đã sai qui tắc tạo câu của tiếng Việt:

Ví dụ 18: “Theo đồng chí chủ tịch UBND cho biết số người đến tuổi lao động ở địa phương là 1200”. (Câu này sai vì thiếu chủ ngữ).

+ Câu sai từ ngữ: Câu sai từ ngữ là “câu dùng từ không đúng” (14; tr.18), ví dụ 19 dưới đây là một trong những câu sai từ ngữ được tác giả dẫn ra để minh hoạ:

Ví dụ 19: Nhà trường đã tổ chức 10 giải thưởng Lê Quí Đôn hằng năm

để khuyến khích các học sinh xuất sắc.

Câu trên sai vì đã dùng từ tổ chức không đúng. Từ này phải thay bằng

từ trao.

+ Câu sai lôgich: Câu sai lôgich là câu viết không đúng qui tắc lôgich

và tư duy” (14; tr.18). Ví dụ 20 là câu sai về lôgich:

Ví dụ 20: Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Câu trên sai lôgich vì đã phản ánh sai thứ tự của hành động: Chỉ sau khi nằm xuống mới úp nón lên mặt.

+ Câu sai phong cách: Câu sai phong cách là kiểu câu “ viết không

đúng vềphong cách”. (14; tr.19). Ví dụ:

Ví dụ 21: “Ngoài Bớc – Sét mà tôi quen ở Việt Nam, tôi còn được giới thiệu với hai nhà báo Pháp đã nổi tiếng là Mađơlen Riphô và Giăng Lacutuya. Một hôm, trước ngày chia tay, Bộ trưởng Hâu Xeng tổ chức một cuộc họp thân mật giữa hai bạn Pháp và tôi. Chuyện trò “mày tao” thoải mái”. (14; tr.19).

Cặp từ mày- tao dùng không đúng phong cách. Đoạn văn này viết về

cuộc thoại với cách xưng hô thân mật giữa những người có cương vị cao trong giới báo chí. Song, trong tình huống này, người Việt không dùng cặp từ

mày- tao mà dùng cặp từ cậu - tớ để xưng hô.

+ Câu sai tri thức: Câu sai tri thức là “câu viết một điều không đúng với

thực tế hoặc không đúng với những kiến thức khoa học đã biết”. (14; tr.19). Tác giả Nguyễn Đức Dân đã đưa ra một ví dụ về câu sai tri thức:

XVIII”. (14;tr.19).

Câu này đã sai về tri thức vì đã nhầm lẫn bà Đoàn Thị Điểm với Bà Huyện Thanh Quan.

- Tác giả Nguyễn Minh Thuyết và tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã chia câu

mắc lỗi thành ba kiểu, đó là: Câu mắc lỗi về cấu tạo, câu mắc lỗi về dấu câu

câu mắc lỗi về liên kết.

+ Câu mắc lỗi về cấu tạo: Hai tác giả đã chia kiểu câu mắc lỗi về mặt

cấu tạo thành 5 loại sau đây:

(1) Câu thiếu thành phần nòng cốt: Thành phần nòng cốt của câu là những thành phần bắt buộc phải có trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Ba thành phần được hai tác giả xếp vào

loại thành phần nòng cốt của câu, đó là các thành phần: chủ ngữ, vị ngữbổ

ngữ bắt buộc.

(2) Câu ghép thiếu vế: Câu ghép là loại câu gồm hai vế trở lên, mỗi vế tương đương một câu đơn, trực tiếp nối với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm trình bày những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến có liên quan mật thiết với nhau.

Vì các vế của câu ghép có mối quan hệ mật thiết với nhau cho nên nếu tách các vế ra thành câu riêng mà không chú ý đến điều này đôi khi sẽ bị mắc lỗi.

Bình thường, việc bỏ sót một vế của câu ghép rất dễ nhận ra, nhất là những câu ghép có các vế nối với nhau bằng hư từ, đặc biệt là các cặp kết từ (Vì…nên…, nếu…thì…, v.v…).

(3) Câu thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu: Các bộ phận trong câu ở đây được hiểu là các thành phần câu hay vế của câu ghép. Thành phần của câu đơn hay câu phức hoặc vế của câu ghép thể hiện quan hệ ngữ nghĩa không đúng đều bị coi là câu mắc lỗi.

các từ trong câu rất quan trọng.Sự sắp xếp sai trật tự từ trong câu nhiều khi làm cho câu phản ánh sai lạc ý của người viết hoặc làm cho câu mơ hồ về nghĩa.

(5) Câu thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu:

Quan hệ ngữ pháp tuy đa dạng nhưng có thể qui về ba kiểu chính, đó là: Quan hệ chủ-vị, quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập.

Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu là thiết lập một quan hệ ngữ pháp nhất định nào đó mà trong câu không thể có kiểu quan hệ ấy, khiến cho câu lủng củng, tối nghĩa.

+ Câu mắc lỗi về sử dụng dấu câu: Tiếng Việt có 11 dấu câu, đó là các

dấu: chấm, chấm than, chấm hỏi, chấm lửng, hai chấm, chấm phẩy, phẩy,

gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc vuông dấu ngoặc kép.

Mỗi dấu kể trên đều có chức năng và cách dùng riêng. Nếu dùng không đúng với chức năng của chúng sẽ bị coi là mắc lỗi. (Về chức năng và cách dùng của các dấu câu tiếng Việt, xin xem Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn

Văn Hiệp, 42, tr.191).

+ Câu mắc lỗi liên kết: Nằm trong văn bản, các câu phải có sự liên kết

với nhau về nội dung và hình thức. Những câu trong văn bản không có sự liên kết hoặc liên kết với các câu khác không đúng sẽ bị xếp vào loại câu mắc lỗi.

Tác giả Nguyễn Minh Thuyết và tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã phân loại

câu mắc lỗi liên kết thành ba kiểu nhỏ, đó là: câu mắc lỗi về liên kết chủ đề,

câu mắc lỗi về liên kết lôgichcâu mắc lỗi về liên kết hình thức.

Tuy có chia các câu mắc lỗi thành những loại khác nhau nhưng các tác giả của hai nhóm nói trên đã gặp nhau ở chỗ đều từ góc nhìn của ngữ âm học, ngữ nghĩa học, ngữ pháp học và ngữ dụng học để xem xét câu mắc lỗi. Tác giả Nguyễn Đức Dân còn chú ý cả tới mặt hình thức chữ viết (chính tả) để đánh giá câu có mắc lỗi hay không.

b) Quan điểm phân loại câu mắc lỗi của tác giả luận văn:

phân loại câu mắc lỗi là vấn đề không đơn giản, bởi ba lí do sau đây:

Thứ nhất, có những câu, người này cho là mắc lỗi nhưng người khác thì lại thấy là đúng. Tác giả nguyễn Đức Dân đã lấy một ví dụ làm minh chứng cho điều vừa nói. (14, tr.19).

Thứ hai, Cùng một hiện tượng mắc lỗi nhưng mỗi người lại có thể đánh

giá lỗi ở những góc nhìn khác nhau, chẳng hạn như ví dụ 22 dưới đây (14):

Ví dụ 22: Trong toàn bộ truyện Kiều của ông đã miêu tả một cách sâu

sắc xã hội phong kiến thối nát.

Có người cho câu trên mắc lỗi là do thiếu chủ ngữ nhưng cũng có người

cho câu này sai là do dùng thừa từ trong hoặc từ của. Do cách nhìn về lỗi không giống nhau như vậy nên hướng sửa cũng sẽ khác nhau. Nếu cho là câu mắc lỗi do thiếu chủ ngữ thì phải thêm chủ ngữ, còn nếu cho câu mắc lỗi do

thừa từ trong hay từ của thì phải lược một trong hai từ này.

Thứ ba, khó có thể liệt kê hết các kiểu câu mắc lỗi, mặt khác,quan điểm về phân loại câu mắc lỗi hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về số lượng các kiểu lỗi.

Với những khó khăn vừa trình bày và để nhất quán trong quá trình triển khai đề tài, luận văn này tiếp thu cách phân loại các câu mắc lỗi (câu sai) của

tác giả Nguyễn Đức Dân, có bổ sung thêm kiểu câu mắc lỗi liên kết và câu

mắc lỗi tổng hợp của các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp. Xin nói thêm, luận văn cũng chỉ dừng lại ở việc thống kê, phân loại và miêu tả sáu kiểu câu mắc lỗi thường gặp trên văn bản viết của sinh viên TQ học chuyên ngành Tiếng Việt, đó là:

(1) Câu mắc lỗi chính tả; (2) Câu mắc lỗi dùng từ; (3) Câu mắc lỗi ngữ pháp. (4) Câu mắc lỗi ngữ nghĩa.

(5) Câu mắc lỗi liên kết. (6) Câu mắc lỗi tổng hợp.

Một phần của tài liệu thực trạng viết câu tiếng việt mắc lỗi của sinh viên trung quốc chuyên ngành tiếng việt (Trang 39 - 44)