Qui trình sửa lỗi

Một phần của tài liệu thực trạng viết câu tiếng việt mắc lỗi của sinh viên trung quốc chuyên ngành tiếng việt (Trang 83 - 102)

a) Bước 1: Phát hiện lỗi (nhận diện lỗi)

Có thể nói, có những lỗi thể hiện tường minh, người đọc nhìn vào câu là đã nhận ra lỗi, nhưng cũng có những lỗi người đọc phải qua một thao tác suy ý mới tìm ra được. Bởi vậy, phát hiện lỗi là công việc đầu tiên và không thể thiếu. Nếu phát hiện lỗi không đúng, khâu sửa lỗi sẽ không có tính khả thi.

Ví dụ có một câu TV mắc lỗi sau đây, người viết không cần phải mất nhiều thời gian khi tìm lỗi:

Ví dụ (1): Côn Minh là một danh lăm tháng cảnh nổi tiếng. (Lỗi viết sai

kí tự của Âm chính).

Cùng là câu mắc lỗi chính tả nhưng câu trong ví dụ (2) dưới đây lại khó phát hiện hơn.

Ví dụ (2): Em gái tôi tên là Thủy.(Lỗi đặt dấu thanh)

So với câu mắc lỗi chính tả, những câu mắc lỗi dùng từ, đặc biệt là câu mắc lỗi ngữ pháp người viết nhận diện lỗi rất khó. Khó tới mức đôi khi người

viết còn không biết mình đã dùng sai. Những trường hợp này phải dùng thao

tác suy luận, như câu mắc lỗi trong ví dụ (3).

Ví dụ (3): Theo bài báo cho biết công an Hà Nội đã tìm ra thủ phạm

Để chỉ ra chỗ sai trong câu ở ví dụ (3), chúng ta cần so sánh nó với những câu mà ai cũng thấy là đúng, chẳng hạn so sánh câu này với các câu (4) và (5) dưới đây:

(4) Quần chúng cho biết… (5) Hùng cho biết…

Chủ ngữ của câu (4) và (5) là những danh từ (quần chúng, Hùng). Trong khi đó, phần đầu của câu ở ví dụ (3) “theo bài báo” lại không phải là danh từ. “bài báo” mới là danh từ. Vậy “ theo bài báo” không phải là chủ ngữ, cần phải bỏ từ “theo”để cụm từ đó trở thành chủ ngữ:

- (3a) Bài báo cho biết…

Câu ở ví dụ (3) là câu mắc lỗi cấu trúc dothiếu chủ ngữ hoặc là câu mắc

lỗi dùng từ do dùng từ thừa.

Một ví dụ khác:

Ví dụ (4): Cha cô ấy đòi tái giá với một phụ nữ trẻ.

Để diễn đạt hành động “kết hôn một lần nữa”, trong tiếng Việt có

những từ ngữ như: tái hôn, tái thú, tục huyền, tục hôn, cải giá, đi bước

nữa,…Trong số những từ ngữ này có những từ dùng cho cả nam lẫn nữ: tái hôn, tục hôn. Có những từ chỉ dùng riêng cho nam hoặc nữ: tái giá là từ dùng

cho nữ, còn tục huyền là từ dùng cho nam.

„Giá‟ là một từ Hán Việt có nghĩa là “trồng lúa”. Do đó, lúa cấy lại sau

khi cấy lần đầu bị hỏng được gọi là lúa cấy tái giá. Nghĩa của từ này liên quan

đến sự sinh sôi nẩy nở. Nhưng giá còn có nghĩa là phụ nữ lấy chồng (xuất giá

tòng phu, tức đi lấy chồng thì phải theo chồng). Vì vậy, người phụ nữ đi lấy chồng lần đầu mà không thành, khi làm lại cuộc đời với người đàn ông khác

được gọi là tái giá.

Một người đàn ông đi lấy vợ khác sau khi vợ chết được gọi là tục huyền.

„nối lại dây đàn‟. Cuộc đời của người đàn ông bị gián đoạn giống như dây đàn bị đứt. Việc đi lấy vợ một lần nữa chẳng khác gì việc „nối lại dây đàn‟. Vì vậy, từ tái giá trong ví dụ (4) là từ dùng không đúng, cần phải thay bằng từ tục huyền cho phù hợp đối tượng.

Tóm lại, phân tích để tìm ra lỗi và xác định lỗi trong sử dụng L2 là một vấn đề khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết về vốn sống, hiểu biết về L2 và cách nhìn nhận lỗi của mỗi người. Nhất là nó còn liên quan đến khả năng suy luận của người phân tích lỗi.

Nói như vậy không có nghĩa là để chúng ta né tránh hay coi nhẹ bước này trong qui trình sửa lỗi mà để thấy được cái khó của công việc này.

b) Bƣớc 2: Phân tích lỗi

Sau bước Phát hiện lỗi là bước Phân tích lỗi. Mục đích chính của việc

phân tích lỗi là để xác định kiểu lỗi, tìm nguyên nhân mắc lỗiđánh giá tính

chất, mức độ của lỗi,…để từ đó tìm cách sửa cho phù hợp.

- Phân tích lỗi để xác định kiểu lỗi: Như đã nói, cùng một hiện tượng mắc lỗi có thể xếp nó vào những kiểu khác nhau, tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận lỗi của từng người. Chẳng hạn như câu mắc lỗi trong ví dụ (3). Nếu từ góc độ cấu trúc câu, có người cho đó là câu mắc lỗi cấu trúc do thiếu chủ ngữ. Nhưng từ góc độ dùng từ thì lại có người xếp nó vào kiểu câu mắc lỗi dùng từ (dùng thừa từ „theo‟). Hai cách nhìn nhận khác nhau về lỗi này sẽ cho ta hai hướng sửa khác nhau. (Xin sẽ trở lại vấn đề này ở mục c: Chọn cách sửa lỗi).

Như đã miêu tả ở chương 2, câu mắc lỗi có rất nhiều kiểu và mỗi kiểu lại bao gồm những loại khác nhau. Phân tích lỗi để xác định từng loại lỗi để chọn cách sửa lỗi cho phù hợp.

- Phân tích lỗi để tìm nguyên nhân mắc lỗi: Có nhiều loại câu sai. Mỗi loại câu sai có những nguyên nhân đặc thù. Do đó, chúng ta cần phân tích lỗi

để tìm ra nguyên nhân mắc lỗi.

Trong quá trình phân tích câu mắc lỗi để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến lỗi cần lưu ý là câu mắc lỗi rất đa dạng như đã thấy ở chương 2.

Dưới đây chúng tôi thử đưa ra một số kiểu câu mắc lỗi và cách phân tích lỗi, trên cơ sở đó tìm ra cách sửa lỗi cho phù hợp:

(1) Lỗi chính tả

- Lỗi chính tả về phụ âm đầu

TT Câu sai Câu đúng

A

Nếu chúng em làm điều gì

kông dúng, xin cô thông cảm cho chúng em!

Nếu chúng em … không đúng,

xin cô thông cảm cho chúng em!

B Chúng tôi dều nhất trí với

phương án này.

Chúng tôi đều nhất trí với...

Sinh viên Trung Quốc hay bị nhầm lẫn một số phụ âm giữa tiếng Việt và tiếng Hán như trong các câu a, b. Chỗ viết nghiêng của câu a, b viết đúng chính tả sẽ là không đúng, đều. Xét về mặt phát âm, phụ âm /k/, /d/ trong tiếng Hán và phụ âm /kh/, /đ/ trong tiếng Việt gần giống nhau, nên lỗi chính tả này là do chịu ảnh hưởng phát âm tiếng Hán.

- Lỗi chính tả về phần vần

TT Câu sai Câu đúng

A Châu Vân Sơn thuộc tỉnh

Vân Nam

Châu Văn Sơn thuộc tỉnh

Vân Nam

B Cô giáo em không những xin

đẹp mà còng giỏi tiếng Việt.

Cô giáo em không những xinh

đẹp mà còn giỏi tiếng Việt.

Lỗi chính tả ba câu trên: Vân-Văn, xin-xinh, còng-còn, sao-sau. đều sai về phần vần. Thử so sánh phần vần giữa tiếng Việt và tiếng Hán, ta sẽ thấy phần vần tiếng Việt phức tạp hơn và nhiều hơn tiếng Hán, phần vần tiếng Hán gọi là vận mẫu, cũng được chia thành 3 phần như TV là: âm đệm, âm chính và âm cuối, nhưng đơn giản hơn TV về cấu tạo, ví dù: trong TV có nguyên âm dài và nguyên âm ngắn; nguyên âm có thể kết hợp với phụ âm „m‟, „c‟, „t‟, „p‟ v.v…nhưng trong tiếng Hán thì không có, chỉ có 3 loại vần mẫu là: vần mẫu nguyên âm đơn, vần mẫu nguyên âm kép và vần mẫu mang âm mũi.

Người Trung Quốc học tiếng Việt thường cảm thấy trong tiếng Việt có nhiều vần gần giống nhau và khó phân biệt, chẳng hạn như: an–ăn–ân–ăng, ênh–anh, in–inh, on–ôn–ông–ong, un–uon, ao–au, ach–êch, at–ăt–ac–ăc…cho nên khi thực hành văn bản, đặc biệt là trong bài tập nghe và viết, sinh viên Trung Quốc hay bị mắc những lỗi chính tả như trên đã nêu.

- Lỗi chính tả về thanh điệu

TT Câu sai Câu đúng

A …Phải làm như thê. Phải làm như thế.

B Em xin từ giới thiều Em xin tự giới thiệu

C Tôi rất thích nói chuyển với cô. Em rất thích nói chuyện với cô.

D Em dựng bút tại đây. Em dừng bút tại đây.

Cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán đều có thanh điệu, cho nên khi học thanh điệu tiếng Việt, người Trung Quốc thấy dễ hơn người phương Tây. So sánh hệ thống thanh điệu của TV và thanh điệu tiếng Hán để tìm ra nguyên nhân mắc lỗi của người học.

Trong tiếng Hán hiện đại chỉ có 4 thanh: âm bình (55), dương bình (35), thướng thanh (214), khứ thanh (51). Trong tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang

(33), thanh sắc (45), thanh hỏi (323), thanh huyền (32), thanh ngã (325), thanh nặng(31). Đối với sinh viên Trung Quốc, dù thanh ngã không có trong tiếng Hán, nhưng vì đặt sắc của nó rất nổi bật nên dễ nhận và nắm được nên ít bị mắc lỗi, nhưng về thanh hỏi, thanh huyền và thanh nặng hơi, ba thanh điệu này hơi khó phân biệt cho nên khi thực hiện trên chính tả hay bị mắc lỗi, đặc biệt là thành huyền với thanh nặng hay bị sinh viên nhầm lẫn.

- Lỗi chính tả về viết hoa

TT Câu sai Câu đúng

A Em mong muốn học giỏi

Tiếng Việt.

Em mong muốn học giỏi

tiếng Việt.

B Em học ở trường Cao Đẳng

Phạm Văn Sơn

Em học ở trường Cao đẳng

phạm Văn Sơn

Về quy cách viết hoa tiếng Việt đã có quy định được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành. Nhưng trong chính tả tiếng Hán, vì là chữ viết tượng hình, cho nên không có chữ viết hoa và ít được sinh viên Trung Quốc lưu ý.

Theo quy cách viết hoa của tiếng Việt, ngoài viết hoa chữ cái đầu câu ra, trong những trường sau đây cũng phải viết hoa: tên người, tên địa lý, tên cơ quan, tên dân tộc, tên cơ quan, tổ chức, toàn thể... Chỗ này chỉ cần giải thích một lần sinh viên sẽ nhớ ngay, nhưng khi thực hiện trên chính tả, sinh viên sẽ thấy hơi khó lựa chọn nên viết hoa vào chữ cái nào mới đúng, cho nên hay bị mắc lỗi như trên đã nêu ra.

Về câu a, chỉ cần viết hoa chữ cái đầu của “Việt”, vì nó là tên riêng của một thứ tiếng, còn chữ cái đầu của “tiếng” thì không cần viết hoa, vì nó không phải tên riêng và không phải âm đứng đầu câu, không phải chữ chỉ tên đặc biệt gì đó. Còn về câu b, sinh viên đã biết khi viết tên cơ quan phải viết hoa,

nhưng sinh viên lại không lưu ý đến về những từ song âm tiết của tiếng Việt chỉ cần viết hoa chữ cái đầu của song âm tiết, ví dụ như “Cao đẳng”, “Sư phạm” chỉ cần viết hoa chữ cái đầu của “Cao” và “Sư”

(2) Lỗi về dùng từ - Lỗi về loại từ

Cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán đều có loại từ, cho nên khi sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt không mắc lỗi nhiều như người phương Tây. Song, vì trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều từ loại từ và cách dùng khác nhau cho nên sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt hay bị mắc lỗi về loại từ do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ sang L2, ở đây là tiếng Việt.

+ Lỗi dùng thừa loại từ

TT Câu sai Câu đúng

A Nhà em có 5 con người. Nhà em có 5 người.

B Một năm có 2 cái học kỳ Một năm có 2 học kỳ

C Nhà em có nhiều bức tranh thêu. Nhà em có nhiều tranh thêu.

Trong tiếng Hán hiện đại, trước danh từ chỉ loại hay không chỉ loại, nói chung khi muốn nói về số lượng thì đều phải có loại từ đi kèm số từ, theo công thức: Số từ (xác định hay không xác định) + Lượng từ (loại từ) + danh

từ, ví dụ như 5口人„5 kou ren‟. Trong tiếng Việt, khi danh từ mang nghĩa chỉ

tổng loại nói chung thì không cần dùng loại từ, ví dụ như câu c), “tranh” ở đây là danh từ chỉ tổng loại nói chung chứ không phải nói về số lượng cụ thể là bao nhiêu, cho nên ở đây không cần thêm loại từ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi dùng thừa loại từ là sinh viên chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và quá trung thành quy tắc sử dụng loại từ trong tiếng Hán: luôn dùng loại từ trước danh từ nếu muốn nói về số lượng.

Sinh viên đã chuyển di tiêu cực tiếng mẹ đẻ và sử dụng chiến lược suy luận tương tự một cách thái quá dẫn đến lỗi ở đây.

+ Lỗi dùng sai loại từ

TT Câu sai Câu đúng

A Em đi chợ mua 2 cái cà rốt. Em đi chợ mua 2 củ cà rốt

B Em thích ăn quả hành tây. Em thích ăn củ hành tây.

C Mời em ăn 2 chùm thịt nướng

được không?

Mời em ăn 2 xiên/ xâu thịt

nướng được không?

D Em đi siêu thị mua một cái dao. Em đi siêu thị mua một con dao.

Ở câu a, lẽ ra phải dùng “củ”, học viên lại dùng nhầm là “cái”. Sinh viên đã nhớ “cái” trong tiếng Việt là loại từ được dùng cho mọi sự vật, trong đó có cả „cà rốt‟. Từ “cái” trong tiếng Việt là loại từ phạm vi được dùng tương đối

rộng , tương đương với lượng từ 个 „ge‟ của tiếng Hán, cho nên khi sử dụng

loại từ trong tiếng Việt, sinh viên không để ý đến loại từ để miêu tả về phần thân, rễ hoặc quả của cây phát triển lớn ra, nằm ở dưới đất hoặc sát đất nên dùng loại từ “củ”, chứ không phải là “cái”.

Lỗi ở câu b) sinh viên mắc là dùng nhầm loại từ “quả” thay cho loại từ

“củ”. Sở dĩ như vậy là sinh viên có nhận thức sai trong tiếng Việt,theo từ điển

tiếng Việt [13], "quả" là loại từ dùng để chỉ bộ phận của cây do bầu, nhụy hoa phát triển mà thành. Còn đối với các loại rau mà phần thân, rễ hoặc quả của cây phát triển lớn ra, nằm ở dưới đất hoặc sát đất thì tiếng Việt dùng loại từ "củ" như củ hành, củ tỏi, củ sắn...

Lỗi ở câu c) sinh viên dùng “chùm thịt nướng” là trong giáo trình có dạy

một câu là “Tôi mua được 2 chùm quả nho”, dịch sang tiếng Trung là 我买了

两串葡萄„wo mai le liang chuan pu tao‟, loại từ “chùm” tiếng Việt ở đây có

nghĩa tương đương với một lượng từ Tiếng Hán, lượng từ 串„chuan‟, còn

hoặc những sự vật chuỗi hạt cũng được sử dùng lượng từ串„chuan‟, cho nên ở câu c) sinh viên đã chuyên di tiêu cực tiếng mẹ vào hệ thống ngôn ngữ trung gian của mình.

Lỗi câu d) là sinh viên dùng loại từ “cái” thay cho loại từ “con”. Sỡ dĩ như vậy là trong tiếng Việt, khi sử dùng loại từ, nói chung đồ vật dùng “cái”, con vật dùng “con”, nhưng sinh viên lại không biết những cái nào thể hiện tính “động” hoặc muốn nhấn mạnh, muốn làm cho nó sống động hơn thì dùng “con”. Ví dụ như: con mắt, con sông...

Theo thống kê của chúng tôi, sinh viên Trung Quốc khi sử dùng loại từ tiếng Việt, thường xảy ra hai trường hợp mắc lỗi là: dùng thừa loại từ

dùng sai loại từ, còn trường hợp dùng thiếu loại từ rất hiếm có. Sở dĩ như vậy là do cả hai thứ tiếng đều có loại từ và quy tắc sử dùng loại từ cũng gần giống nhau: loại từ đi trước danh từ, nhưng lại chính sự tương đồng này đã ảnh hưởng đến hệ thống ngôn ngữ trung gian của sinh viên và làm cho sinh viên mắc lỗi về loại từ.

- Lỗi dùng từ xƣng gọi.

So với hệ thống đại từ xưng gọi của tiếng Hán, có thể thấy, hệ thống đại từ xưng gọi của tiếng Việt phức tạp hơn. Trong tiếng Hán đại từ nhân xưng số ít có:“wo”, “ni/nin”, “ta” và đại từ nhân xưng số nhiều: “wo men”, “zan men” “ni/nin men”, “ta men”.

Trong tiếng Việt khi xưng gọi, ngoài các đại từ nhân xưng (tôi, tao, mày...), các danh từ chỉ quan hệ thân tộc (cô, dì, chú, bác,…) còn có lớp danh từ chỉ chức vị và nghề nghiệp (giám đốc, hiệu trưởng, trưởng phòng, cô giáo, bác sĩ, lái xe,…). Danh từ thân tộc được dùng trong xưng gọi rất uyển chuyển và nói chung là có phân biệt giới tính (trừ vài trường hợp như: cụ, kị, chắt…). Theo Nguyễn Đức Tồn thì việc lựa chọn sử dụng từ xưng gọi tùy thu ộc vào

Một phần của tài liệu thực trạng viết câu tiếng việt mắc lỗi của sinh viên trung quốc chuyên ngành tiếng việt (Trang 83 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)