3.3..3 Về lợi nhuận
4.6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIA
ĐOẠN NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro như những ngành kinh doanh khác, rủi ro của ngân hàng là không thu được nợ khi đến hạn, NH gọi đó là nợ quá hạn hay cụ thể hơn là nợ xấu.
Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Rõ ràng, nợ xấu cũng giống như doanh số thu nợ, doanh số cho vay nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm định các dư án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi hay không.
GVHD: Nguyễn Xuân Thuận -65- SVTH: Nguyễn Thị Minh Khương 4.6.1. Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế
Khi xem xét nợ xấu theo thành phần kinh tế thì ta thấy đối tượng nợ xấu chủ yếu phát sinh từ thành phần cá nhân, hộ gia đình. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình nợ xấu của NH qua các năm:
Bảng 21: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CẦU NGANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Đơn vị tính: triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 533 412 115 (121) (22,70) (297) (72,09) Doanh nghiệp 0 0 48 0 - 48 100 Tổng Nợ xấu 533 412 163 (121) (22,70) (249) 60,44
( Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Cầu Ngang )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được thành phần cá nhân và hộ gia đình có nợ xấu cao nhất, đó là do trong cơ cấu cho vay thì thành phần cá nhân và hộ gia đình chiếm số lượng lớn. Đồng thời, qua bảng số liệu ta thấy được nợ xấu ngày càng giảm. Cụ thể năm 2010 thì nợ xấu giảm 121 triệu đồng (tương ứng giảm 22,70%) so với năm 2009, sang năm 2011 thì lại tiếp tục giảm 297 triệu đồng so với năm 2010 (72,09%). Nguyên nhân là do đa số các khoản vay của các cá nhân, hộ gia đình là dùng để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi với thời hạn ngắn, cho vay kinh doanh cá thể và tiêu dùng, những năm qua do điều kiện thuận lợi, dù nền kinh tế có biến động nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều, các hộ kinh doanh có lợi nhuận, thu nhập tăng cao, bên cạnh đó do chính sách NH tăng cường công tác thu hồi nợ, tập trung cơng tác xử lí nợ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng, hạn chế việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng có phát sinh nợ xấu. Các cán bộ tín dụng thường xuyên gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng đối với những khoản nợ gần đến hạn.
GVHD: Nguyễn Xuân Thuận -66- SVTH: Nguyễn Thị Minh Khương
Còn với thành phần doanh nghiệp là những thành phần kinh tế có nợ xấu rất thấp, có ngành khơng có nợ xấu vào cuối năm. Một mặt là do NH cho vay chủ yếu là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, mặt khác là do các thành phần kinh tế trên hoạt động sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận và với ưu đãi tìm kiếm khách hàng của NH giúp cho những thành phần này ở địa phương phát triển, nên NH không gặp rủi ro khi cho những thành phần này vay vốn.
Bảng 22: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CẦU NGANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
6T2011 6T2012 6T2012/6T2011 CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền %
Cá nhân, hộ gia đình 62 115 53 85,48
Doanh nghiệp 31 59 28 90,32
Tổng nợ xấu 93 174 81 87,10
( Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Cầu Ngang )
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu tăng lên ở cả 2 thành phần. Cụ
thể, nợ xấu của thành phần cá nhân, hộ gia đình là 115 triệu đồng, tăng lên 53 triệu đồng và nợ xấu của thành phần doanh nghiệp là 59 triệu đồng, tăng lên 90,32% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất của hộ vay bị thiên tai, dịch bệnh và tiêu thụ hàng hóa chưa được nên chưa có nguồn để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
4.6.2. Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế
Nhìn chung nợ xấu của từng ngành khác nhau biến động không ổn định qua các năm. Trong đó lĩnh vực tiêu dùng và đời sống có nợ xấu thấp nhất, do tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực tương đối thấp và trong 2 năm 2010 và 2011 thì nợ xấu giảm xuống mức 0, NH cần phát huy trong lĩnh vực này. Ngành kinh doanh và dịch vụ tuy có nợ xấu thấp nhưng trong 2 năm về sau thì nợ xấu lại tăng lên.
GVHD: Nguyễn Xuân Thuận -67- SVTH: Nguyễn Thị Minh Khương Bảng 23: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CẦU NGANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 183 157 35 (26) (14,21) (122) (77,71)
Kinh doanh, dịch vụ 0 15 48 15 - 33 220
Thủy sản 329 240 80 (89) (27,05) (160) (66,67)
Tiêu dùng, đời sống 21 0 0 (21) (100) 0 -
Tổng Nợ xấu 533 412 163 (121) (22,70) (249) (60,44)
( Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Cầu Ngang )
Bảng 24: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CẦU NGANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
6T2011 6T2012 6T2012/6T2011
CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền %
Nông nghiệp 19 36 17 89,47
Kinh doanh, dịch vụ 28 47 19 67,86
Thủy sản 46 91 45 97,83
Tiêu dùng, đời sống 0 0 0 -
Tổng nợ xấu 93 174 81 87,10
( Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Cầu Ngang )
Đối với ngành nông nghiệp, dù doanh số cho vay của ngành này chiếm nhiều nhất trong doanh số cho vay của NH, nên không tránh khỏi việc xuất hiện nợ xấu. Nhưng qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của ngành này giảm qua
GVHD: Nguyễn Xuân Thuận -68- SVTH: Nguyễn Thị Minh Khương
các năm, cụ thể vào năm 2010 giảm 26 triệu đồng (tương ứng giảm 14,21%), tiếp tục giảm vào năm 2011, năm này giảm 122 triệu đồng (tương đương 77,71%). Đó là do một số hộ áp dụng những thành tựu khoa học và sự tư vấn của các cán bộ khuyến nông, và đặc biệt là nhờ công tác thẩm định trước khi cho vay cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ của người dân ngày một tăng lên. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu ngành này lại có sự gia tăng, cụ thể tăng lên 17 triệu đồng, tương đương tăng 89,47%.
Ta thấy ngành nông nghiệp là ngành được NH chú trọng cho vay nhiều nhất, thế nhưng nợ xấu cao nhất lại không phải là ngành nơng nghiệp mà chính là ngành thủy sản. Nguyên nhân do việc ni trồng thủy sản có mức độ rủi ro cao, nợ xấu ở đây đa số thuộc về các khoản vay của các hộ dân không tiếp cận hoặc không tuân thủ những tư vấn, khuyến cáo của ban khuyến ngư tại địa phương, chưa có kinh nghiệm trong việc ni trồng thủy sản.
Nhìn chung, trong 3 năm thì tình hình nợ xấu có xu hướng giảm, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2012 thì nợ xấu có sự gia tăng. Nợ xấu là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy trước khi cho vay cán bộ NH cần phải thẩm định thật kĩ, tìm hiểu về khả năng tài chính của khách hàng, nguồn thu nhập có thể trả nợ. Đồng thời kết hợp với công tác kiểm tra thường xuyên sau khi cho vay và tích cực thu hồi vốn để làm giảm nợ xấu đến mức thấp nhất.