Tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 47)

Tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm là việc phân tích, đánh giá các tình tiết vụ án của những người tham gia tranh luận bảo vệ sự buộc tội hay bào chữa của mình và đề xuất với Hội đồng xét xử những quan điểm giải quyết vụ án giúp cho

Hội đồng xét xử ra phán quyết chính xác và khách quan, đúng quy định của pháp luật. Mục đích của hoạt động tranh luận là tìm ra chân lý khách quan của vụ án. Thủ tục tranh luận tạo cơ hội để các bên tranh tụng trình bày những đánh giá có tính kết luận của mình về vụ án đã được làm rõ trong thủ tục xét hỏi nhằm thuyết phục Hội đồng xét xử chấp nhận các đề nghị của mình và bác bỏ những đề nghị của phía bên kia. Thủ tục tranh luận là sự thể hiện đậm nét nhất, tập trung nhất nội dung của nguyên tắc tranh tụng, là đỉnh điểm của quá trình tranh tụng.

Theo quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa được sắp xếp theo thứ tự như sau:

- Kiểm sát viên trình bày lời luận tội

Sau khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi chuyển sang phần tranh luận thì đồng thời giới thiệu Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trình bày lời luận tội.

Pháp luật khơng quy định lời luận tội mà Kiểm sát viên trình bày là trình bày bằng miệng hay bằng văn bản được lưu vào hồ sơ vụ án. Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được ban hành, hầu hết lời luận tội của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa là một văn bản và văn bản này được lưu trong hồ sơ vụ án như một tài liệu chính thức, nhưng từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được ban hành, do khơng có quy định bắt buộc phải là văn bản nên có vụ án Kiểm sát viên có bản luận tội, có vụ án Kiểm sát viên chỉ luận tội bằng miệng, nếu có chuẩn bị lời luận tội bằng văn bản thì sau khi đọc xong tại phiên tịa thì văn bản đó cũng chỉ được lưu giữ ở cặp tài liệu của Kiểm sát viên chứ không được lưu trong hồ sơ vụ án như một tài liệu chính thức, trừ một số vụ án trọng điểm. Có quan điểm cho rằng: “Lời luận

tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa là căn cứ pháp lý để người bào chữa và những người tham gia phiên tịa tranh luận, nó còn là một trong những tài liệu để Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá và xác định sự thật của vụ án, nên nhất thiết phải là văn bản và phải được lưu trong hồ sơ vụ án như là một tài liệu chính thức để Tịa án cấp phúc thẩm, cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm xem xét tính hợp pháp của bản án sơ thẩm”22

. Nhận xét về vấn đề này theo chúng tơi thì đồng ý lời luận tội của Kiểm sát viên là căn cứ pháp lý để Hội đồng xét xử xác định sự thật của vụ án nhưng nếu vì lý do đó để bắt buộc bằng văn bản thì cũng chưa thuyết phục. Bởi vì tại phiên tịa sau khi tiến hành xét hỏi, các chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét đầy

22

Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử sơ thẩm,

đủ và khơng chủ thể nào có u cầu hỏi thêm thì chủ tọa phiên tịa sẽ tuyên bố kết thúc việc xét hỏi để chuyển sang phần tranh luận. Bắt đầu phần tranh luận Kiểm sát viên sẽ trình bày lời luận tội của mình, lời luận tội sẽ thể hiện quan điểm của Kiểm sát viên xem có khác với cáo trạng hay không chứ không phải là bản cáo trạng thứ hai và nó cũng sẽ được ghi nhận trong biên bản phiên tịa, trường hợp này nó cũng được coi như tài liệu chính thức. Mặt khác khơng phải lúc nào Kiểm sát viên cũng có thể ngay lập tức viết được lời luận tội bằng văn bản, nhất là với những vụ án phức tạp có nhiều bị cáo, nhiều tội danh. Quá trình xét xử được tiến hành trên nguyên tắc “Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục” thì luận tội của Kiểm sát viên hồn tồn có thể trình bày bằng miệng và không nhất thiết phải kèm theo văn bản. Mặt khác nếu như Kiểm sát viên chuẩn bị lời luận tội trước thì sẽ khơng khách quan, không phù hợp với quy định việc phán xét bị cáo có tội hay khơng có tội phải căn cứ vào kết quả xét xử tại phiên tòa.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự thì lời luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa bao gồm những nội dung: đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng đồng xét xử tun bố bị cáo khơng có tội. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Khác với bản cáo trạng, lời luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tịa, Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định có tính ngun tắc cịn nội dung cụ thể như thế nào thì hồn tồn tùy thuộc vào sự trình bày của Kiểm sát viên tại phiên tịa. Thực tiễn xét xử cho thấy, lời luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tịa thơng thường bao gồm những nội dung như: phân tích những chứng cứ buộc tội đối với bị cáo (nếu luận tội theo hướng buộc tội) hoặc chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo (nếu theo hướng gỡ tội); nêu các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo; đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điều luật của Bộ luật hình sự hoặc của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo; đề nghị Hội đồng xét xử buộc bị cáo, bị đơn dân sự hoặc người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải bồi thường, mức bồi thường cho người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền lợi liên quan đến vụ án v.v… Một câu hỏi được đặt ra khi đề cập đến nội dung lời luận tội đó là Kiểm sát viên có quyền đề nghị mức hình phạt hay khơng. Có quan điểm Kiểm sát viên khơng nên đề nghị mức hình phạt vì những ý kiến của Kiểm sát viên chỉ là đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án, nó chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với Hội đồng xét xử. Kiểm

sát viên đề nghị mức hình phạt cụ thể dễ làm những người tham gia tố tụng hiểu lầm giữa Viện kiểm sát và Tịa án đã có sự thống nhất với nhau23

, ví dụ như: khi Kiểm sát viên đưa ra mức án mà Hội đồng xét xử, xử trong giới hạn mức án của Kiểm sát viên đề nghị thì tạo ra tư tưởng coi như Tòa án và Viện kiểm sát chỉ là một và việc nghị án khơng có ý nghĩa gì, thực tế cho thấy người dự phiên tòa khi nghe lời đề nghị của Kiểm sát viên là đã biết kết quả xét xử nên thường ra về khi chưa tuyên án (trường hợp này thường thấy trong những phiên tòa xét xử lưu động). Hoặc nếu Hội đồng xét xử, xử khác quá nhiều mức hình phạt mà Kiểm sát viên đề nghị thì lại tạo ra tâm lý hoang mang, cho rằng Tòa với Viện chỏi với nhau.

Trái với quan điểm nêu trên, theo Tiến sĩ luật học Nguyễn Thái Phúc thì tuy Bộ luật tố tụng hình sự khơng quy định về việc đề nghị mức hình phạt cụ thể của Viện Kiểm sát đối với bị cáo nhưng căn cứ vào quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự và quy định về căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự thì sẽ khơng logic khi: “Kiểm sát viên chỉ chứng minh về vai trò chủ mưu,

nhân thân xấu, tái phạm nguy hiểm của bị cáo mà lại khơng đưa ra đề nghị với Tịa về hình phạt cụ thể áp dụng với bị cáo”24

. Đồng thời tác giả cũng cho rằng theo

quan điểm nêu trên “Kiểm sát viên cứ đề nghị, Tòa án cứ quyết định hình phạt và

chịu trách nhiệm về phán quyết của mình thì đề nghị của Kiểm sát viên trở thành một việc thừa”25

và khi đó “cũng chẳng cần đến Kiểm sát viên hay luật sư bào chữa tham gia vào tố tụng làm gì vì khi Kiểm sát viên kết tội bị cáo thì Tịa án có thể tun vơ tội, khi luật sư đề nghị tun vơ tội thì Tịa án có thể tuyên có tội”26.

Đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Thái Phúc, chúng tôi cho rằng đúng là Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự khơng có quy định cụ thể về việc đề nghị mức án của Viện Kiểm Sát. Nhưng như vậy khơng có nghĩa là Kiểm sát viên khơng có quyền đề nghị mức án bởi vì nhìn từ góc độ chức năng buộc tội của Viện Kiểm sát thì Viện kiểm sát phải chứng minh các tình tiết khác nhau có ảnh hưởng đến hình phạt mà Tịa án sẽ tuyên (nhất là trong các vụ án đồng phạm các bị cáo có nhân thân khác nhau, phạm tội với vai trò khác nhau) mà Viện kiểm sát chỉ đề nghị

23

Đinh Văn Quế (2003), “Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm: Kiểm sát viên khơng nên đề nghị mức án”,

Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (16), tr. 7.

24

Nguyễn Thái Phúc (2003), “Tại phiên tịa hình sự sơ thẩm: Kiểm sát viên phải đề nghị mức án”,

Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (18), tr. 7.

25

Trọng Tài (2003), “Đó có phải là nghĩa vụ”, Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (19), tr. 7. 26

Nguyễn Thái Phúc (2003), “Tôi vẫn cho rằng đó là nghĩa vụ của Kiểm sát viên”, Báo pháp luật

khung hình phạt mà khơng có quyền đề nghị mức hình phạt cụ thể thì việc chứng minh các tình tiết đó khơng có ý nghĩa gì cả. Mặt khác nhìn từ góc độ thực hiện chức năng bào chữa: nếu Viện kiểm sát không đề nghị mức hình phạt cụ thể thì trong trường hợp bị cáo nhận tội trước Tịa, tức là đồng ý với cáo trạng truy tố bị cáo là đúng thì hoạt động của luật sư sẽ ra sao. Luật sư sẽ tranh luận và bào chữa cái gì? Dưới góc độ thực hiện chức năng xét xử của cơ quan Tòa án, việc đề nghị mức hình phạt của Viện kiểm sát khơng làm ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án trong xét xử mà cịn giúp Tịa án có điều kiện cân nhắc khi quyết định hình phạt. Để có cơ sở pháp lý cho quyền hạn này của Viện Kiểm sát, chính vì vậy, cần phải có một quy định của pháp luật về nội dung luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tịa hình sự sơ thẩm.

- Bào chữa tại phiên tòa Ngay sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội thì bị cáo trình bày lời bào

chữa. Trên thực tế thì bị cáo rất hiếm khi trình bày lời bào chữa hoặc thay vì trình bày lời bào chữa thì bị cáo lại trình bày hành vi phạm tội, nguyên nhân của tội phạm, nhân thân ... và xin giảm nhẹ hình phạt. Có trường hợp bị cáo chỉ đưa ra kết luận về việc mình khơng thực hiện hành vi phạm tội hay tính chất, mức độ hành vi phạm tội cũng như đề xuất của Kiểm sát viên là không đúng đắn… nhưng họ không đưa được những cơ sở cho kết luận đó và kết quả là việc trình bày của bị cáo khơng thuyết phục được Hội đồng xét xử. Nguyên nhân do trình độ nhận thức và trình độ pháp luật của bị cáo cịn nhiều hạn chế, họ khơng đủ khả năng để tự bào chữa cho mình. Nguyên nhân khác là do các cơ quan và người tiến hành tố tụng khơng giải thích rõ cho bị cáo biết được nội dung và cách thức thực hiện quyền bào chữa, nhiều bị cáo biết được quyền của mình nhưng khơng biết cách để sử dụng. Một nguyên nhân nữa là khi đứng trước vành móng ngựa, bị cáo bị hạn chế một số quyền công dân, bị sức ép về tâm lý, khơng đủ bình tĩnh, tự tin để có thể tự bào chữa cho mình đạt hiệu quả.

Nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo, bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Trường hợp bị cáo có nhiều người bào chữa thì chủ tọa phiên tịa yêu cầu những người bào chữa thỏa thuận cử một người trình bày lời bào chữa trước, sau đó những người bào chữa khác bổ sung. Thực hiện chức năng bào chữa, người bào chữa phải sử dụng mọi biện pháp do luật định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị cáo vơ tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Trong khi bào chữa cho bị cáo, người bào chữa không được bào chữa cho bị cáo này lại buộc tội cho bị cáo khác. Chủ tọa phiên tịa có thể ngắt lời người bào chữa nếu nội dung lời bào chữa khơng liên quan đến vụ án, khơng có ý nghĩa

gỡ tội cho bị cáo, lời bào chữa trùng với lời bào chữa của người bào chữa trước cho cùng một bị cáo. Đối với bị cáo không nhờ người bào chữa hoặc từ chối người bào chữa mà Tịa án u cầu Đồn luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử thì bị cáo tự mình trình bày lời bào chữa. Nếu bị cáo từ chối việc bào chữa thì chủ tọa phiên tịa khơng được buộc bị cáo phải trình bày, vì bào chữa là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị cáo.

Thơng qua trình bày lời bào chữa, người bào chữa sẽ làm rõ được những thiếu sót, phiến diện, thiếu căn cứ trong phần luận tội của Kiểm sát viên, lời buộc tội của người bị hại, những kết luận mang tính buộc tội và yêu cầu bồi thường của nguyên đơn dân sự; đánh giá, phản bác và tạo điều kiện để bên buộc tội một lần nữa kiểm tra lại quan điểm của mình, chuẩn bị đưa ra những lời đối đáp ở phần tiếp theo. Tùy thuộc vào từng vụ án mà lời bào chữa của người bào chữa có thể có một hay nhiều nội dung như: khơng có hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị cáo không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm, tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là khơng đúng, có căn cứ để chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn, khơng có tình tiết định khung tăng nặng, có tình tiết định khung giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có cơ sở miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt … Nếu bị cáo phạm tội thì người bào chữa phân tích tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự… để phản bác những đề xuất khơng có căn cứ của bên buộc tội và thuyết phục Hội đồng xét xử. Người bào chữa sẽ đánh giá chứng cứ và đem đến cho bên buộc tội một cái nhìn về chứng cứ ở tư thế đối lập, giúp cho Hội đồng xét xử đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và bao quát nhất.

Thực tiễn xét xử thấy rằng, chất lượng bào chữa tại phiên tòa nhìn chung chưa cao, rất ít luật sư đưa ra những tài liệu, chứng cứ có tính thuyết phục để bảo vệ có hiệu quả cho thân chủ của mình. Hầu hết các luật sư mới chỉ dựa vào hồ sơ vụ án và tìm trong đó những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Cịn khơng ít trường hợp luật sư khơng nhất qn trong quan điểm bào chữa, viện dẫn

Một phần của tài liệu Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)