Nghị án là việc Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua bản án, quyết định tại phòng nghị án. Nghị án được quy định tại Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự. Việc nghị án được tiến hành sau khi kết thúc phần tranh luận tại phiên tịa. Chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Trước khi biểu quyết, các vấn đề được đưa ra nghị bàn. Là người thực hiện việc chuẩn bị xét xử nên nắm vững hồ sơ vụ án nhất và là người có trình độ chun môn nghiệp vụ cao, Thẩm phán phải là người đề xuất các nội dung cần nghị bàn và giải thích cho Hội thẩm những vấn đề chun mơn và đường lối xử lý cần được áp
31
Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
dụng trong giải quyết vụ án. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, khi biểu quyết thẩm phán phải biểu quyết sau cùng.
Trong quá trình thảo luận và nghị án, nếu Hội đồng xét xử thấy việc xét hỏi chưa đầy đủ, cần xét hỏi thêm, thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại phần xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa. Việc nghị án của Hội đồng xét xử phải được lập biên bản, trong biên bản phải ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Hiện nay việc ghi biên bản nghị án của các Tịa án khơng đầy đủ, thậm chí ghi khơng đúng với quyết định của bản án. Các biên bản nghị án hầu hết chỉ ghi nội dung đúng như phần quyết định bản án, có biên bản nghị án chỉ ghi tội danh và hình phạt đối với bị cáo cịn các quyết định khác khơng ghi.
Tuyên án: Sau khi nghị án xong, Hội đồng xét xử trở lại phòng xử án để tuyên án. Khi Hội đồng xét xử ra tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Theo quy định Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự, khi tuyên án mọi người phải đứng trong suốt thời gian tuyên án. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều bản án dài, chủ tọa phiên tòa phải đọc hàng giờ thậm chí cả ngày mới hết. Nếu mọi người phải đứng trong thời gian dài như vậy dễ gây mất trật tự, nên trong trường hợp này, chủ tọa phiên tòa thường chỉ đọc hết phần mở đầu của bản án rồi cho mọi người ngồi xuống, riêng bị cáo phải đứng nghiêm, đến phần quyết định của bản án chủ tọa lại yêu cầu mọi người đứng dậy.