2.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về phiên tịa hình sự sơ thẩm
2.2.2. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo tinh
cải cách tư pháp
Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong tố tụng gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tư tưởng dân chủ, tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tranh tụng không chỉ là thành tựu pháp lý đơn thuần, mà ở mức độ cao hơn đã là thành tựu của sự phát triển tư tưởng, của nền văn minh nhân loại. Từ thời cổ đại các nhà triết học đã nói chân lý nảy sinh trong tranh luận và tranh luận lại là hình thức chủ đạo của tranh tụng. Chân lý là khách quan - tức là những gì mà chúng ta nhận thức được phù hợp với thực tại khách quan. Bản án - quyết định phán xử của Tòa án - về nguyên tắc phải là chân lý. Chính vì lẽ đó mà chúng ta mới cần đến Tịa án. Nếu khơng có nhu cầu và khát vọng về chân lý - sự thật khách quan trong các tranh chấp pháp lý như ai đúng ai sai, có tội hay khơng có tội - thì đã khơng có sự ra đời của một cơ quan chức năng đặc thù là cơ quan Tòa án trong bộ máy nhà nước. Nói đến Tịa án là nói đến chức năng xét xử. Tranh tụng là một yêu cầu khách quan, cần thiết để Tịa án thực hiện chức năng xét xử của mình một cách tốt nhất. Điều này có nghĩa khi chưa có tranh tụng tại các phiên tịa thì chưa thể nói đến chân lý, chưa thể nói đến các bản án cơng minh, đúng người đúng tội, tâm phục, khẩu phục được.
Hoạt động tố tụng tự thân nó đã mang tính tranh tụng. Từ cổ xưa cho đến hiện nay và mãi về sau, hoạt động tố tụng ln là hoạt động có tính tranh tụng. Vì sao vậy? Hoạt động tố tụng trong bất kỳ lĩnh vực nào (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng trọng tài…) xuất hiện khi có xung đột lợi ích giữa hai chủ thể trong quan hệ pháp lý nhất định mà bản thân họ không thể tự giải quyết được phải cần đến ngưới thứ ba là trọng tài. Cuộc đấu tranh pháp lý giữa hai bên chủ thể có cơ hội ngang nhau trong việc bảo vệ lợi ích của mình (quyền và nghĩa vụ như
nhau) trước trọng tài vơ tư khơng thiên vị chính là yếu tố làm cho hoạt động tố tụng có tính tranh tụng. Chỉ có tranh tụng mới có cơ hội đạt đến chân lý.
Để tiếp tục hồn thiện mơ hình pha trộn theo hướng thiên về tranh tụng hơn nữa, cần mở rộng tối đa tính tranh tụng của phiên tịa sơ thẩm và điều này được xem là khâu đột phá vì xét xử sơ thẩm là giai đoạn trọng tâm trong tiến trình tố tụng. Phiên tịa sơ thẩm tranh tụng tạo tiền đề khách quan nhất, cần thiết nhất cho bản án công minh và chính là con đường duy nhất để lấy lại niềm tin của người dân về cơng lý, về cơ quan Tịa án.
Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nói chung và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa nói riêng ln được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới thì “…Khi xét xử,
Tịa án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...”. vấn đề tranh tụng tại
phiên tòa tiếp tục được đề cập trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 như sau: “…Đổi mới
việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, vai trị, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…”. Như vậy việc thực hiện tranh tụng
và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng, được Đảng ta xác định là khâu đột phá trong triển khai cải cách hoạt động tư pháp.
Những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng và yêu cầu của Ban cải cách tư pháp trung ương, lãnh đạo Tòa án và Viện kiểm sát các cấp đòi hỏi các Kiểm sát viên, Thẩm phán phải tích cực nghiên cứu, học hỏi để không ngừng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức hội thảo và có Kết luận số 290 ngày 5/11/2002 về một số việc cần làm nhằm thực hiện tranh tụng tại phiên tịa hình sự. Nhiều Tịa án đã phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức các phiên tòa mẫu về cách thức tiến hành tranh tụng, nội dung tranh tụng, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện đối với các phiên tịa khác. Có thời gian, phiên tịa mẫu được tổ chức sơi động ở các cấp Tòa án từ Tòa án nhân dân tối cao cho đến các Tòa án nhân dân cấp huyện với sự tham dự của đông đảo các Thẩm phán, Kiểm sát
viên và những người quan tâm đến vấn đề tranh tụng. Nhờ có sự hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện của Tòa án nhân dân tối cao và kinh nghiệm từ các phiên tòa mẫu nên việc xét xử tại phiên tòa ở các cấp Tòa án đã được một số kết quả nhất định theo tinh thần cải cách tư pháp. Thể hiện như trong giai đoạn xét hỏi, tuy trình tự xét hỏi vẫn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự nhưng phạm vi, cách thức, nội dung xét hỏi ở một số phiên tịa đã có sự đổi mới theo tinh thần tranh tụng. Nếu như trước đây, việc xét hỏi chủ yếu do chủ tọa phiên tịa thực hiện thì nay, dung lượng xét hỏi đã chuyển một phần sang cho Kiểm sát viên, luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Các thành viên Hội đồng xét xử chú ý theo dõi nội dung câu hỏi, câu trả lời và thái độ của họ, đồng thời nêu tiếp những vấn đề chưa được các bên đề cập để tiếp tục xét hỏi.
Kết quả đáng ghi nhận trong quá trình thực hiện tranh tụng tại phiên tịa hình sự thời gian qua được thể hiện trong giai đoạn tranh luận, phần do nhận thức của những người tiến hành tố tụng được nâng lên, phần do nhiều vụ án bị cáo đã nhờ luật sư bào chữa. Trong nhiều phiên tịa, q trình tranh luận đã được Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều hành tốt, đảm bảo dân chủ, khách quan. Hội đồng xét xử đã thể hiện sự tôn trọng, chú ý lắng nghe ý kiến tranh luận của các bên, nhất là ý kiến của luật sư bào chữa, khắc phục tình trạng định kiến sẵn về tội trạng của bị cáo. Tòa đã dành thời gian thỏa đáng cho việc tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến. Đối với Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố cũng đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc luận tội, đối đáp với các quan điểm, ý kiến của luật sư bào chữa và những người tham gia tranh luận khác. Luận tội của Kiểm sát viên đã căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa, ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Các luật sư bào chữa đã tích cực tham gia tranh luận hơn, nhất là những luật sư do bị cáo mời. Khơng ít trường hợp luật sư bào chữa đã xuất trình tài liệu mới, đảm bảo tính chân thực, khách quan được Hội đồng xét xử chấp nhận. Trên cơ sở kết quả tranh luận và các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử ra phán quyết về vụ án.
Bên cạnh những tiến bộ đạt được nêu trên, việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, làm hạn chế chất lượng tranh tụng. Thể hiện trên các mặt sau đây:
- Chưa có sự nhận thức thống nhất về bản chất, nội dung, cách thức và phạm
vi của vấn đề tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.
Do vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự nói chung và tranh tụng tại phiên tịa hình sự nói riêng chưa được luật hóa nên những người trực tiếp tiến hành tố
tụng tại phiên tòa cũng như luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong mấy năm qua vẫn “mầy mò” áp dụng tinh thần tranh tụng vào việc xét xử. vì vậy, ở mỗi cấp Tịa án, mỗi Thẩm phán, Kiểm sát viên, luật sư bào chữa có cách tiếp cận khác nhau, dẫn đến chất lượng tranh tụng hạn chế. Hiện nay trên diễn đàn khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn hoạt động tố tụng có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất, nội dung, cách thức và phạm vi tranh tụng tại phiên tòa.
Về bản chất, nội dung tranh tụng tại phiên tòa. Hiện nay, quan điểm được nhiều nhà khoa học pháp lý đồng tình cho rằng “Tranh tụng tại phiên tòa là những
hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên tòa xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Tòa án với vai trò trung gian, trong tài”41
. Quan điểm khác lại cho rằng “bản chất quá trình tranh tụng tại phiên tịa là
cuộc điều tra cơng khai và tranh luận giữa các bên nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án, làm cơ sở để Tòa án ra phán quyết về vụ án… Nội dung tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm là nội dung mà các bên buộc tội và bên bào chữa tranh tụng thông qua hoạt động xét hỏi và tranh luận tại phiên tịa, đó chính là những vấn đề cần giải quyết trong vụ án”42
. Theo kết luận số 290 ngày 5/11/2002 của Tòa án nhân dân tối cao thì “Nội dung của tranh tụng là tranh luận làm rõ sự thật khách
quan về mọi tình tiết của vụ án, áp dụng đúng những quy định của pháp luật để giải quyết vụ án”.
Về phạm vi tranh tụng tại phiên tòa cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng do tố tụng Việt Nam là tố tụng xét hỏi nên tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ nằm gọn trong giai đoạn tranh luận, cịn các giai đoạn khác khơng có tranh tụng. Quan điểm khác lại cho rằng quá trình tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm bắt đầu từ khi khai mạc phiên tòa và kết thúc sau khi Tịa án cơng bố phán quyết, trong đó tranh luận chỉ là giai đoạn thể hiện đậm nét nhất, tập trung rõ nét nhất quá trình tranh tụng của các bên về vụ án.
Về các chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tịa hiện nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng có „bốn nhóm chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tòa gồm: Tòa án thực hiện chức năng xét xử (Thẩm phán, bồi thẩm); bên buộc tội thực hiện chức năng buộc tội (Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện công tố, người bị
41
Từ điển luật học, NXB Từ điển tiếng Việt & NXB Tư pháp - 2006, tr. 808. 42
Nguyễn Đức Mai (2007), “Tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (17), tr. 13-14.
hại, tư tố viên, nguyên đơn dân sự và đại diện hợp pháp của họ); bên bào chữa thực hiện chức năng bào chữa (người bị tình nghi, bị can, bị cáo và đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, bị đơn dân sự và đại diện của họ); nhóm thứ tư gồm các chủ thể khác tham gia tố tụng (người làm chứng, người giám định, nhà chuyên môn, người phiên dịch và người chứng kiến)43. Ý kiến thứ hai lại cho rằng chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tịa phải là người có quyền đưa ra chứng cứ, yêu cầu để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác u cầu, quan điểm của phía bên kia. Vì vậy, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, nhà chuyên môn không phải là chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tịa vì họ khơng có quyền tham gia tranh luận. Ngồi ra cịn có ý kiến cho là tham gia vào q trình tranh tụng tại tại phiên tịa chỉ có hai bên: bên buộc tội và bên bị buộc tội, mỗi bên đưa ra ý kiến, luận điểm của mình và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia. Tịa án chỉ đóng vai trị là người trung gian, trọng tài.
Thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy khơng ít cơ quan và người tiến hành tố tụng cũng như giới luật sư đồng tình với quan điểm cho rằng tranh tụng tại phiên tòa tức là tranh luận cơng khai tại phiên tịa với sự tham gia đầy đủ của các bên (bên buộc tội và bên bị buộc tội). Do nhận thức như vậy nên quá trình tiến hành tố tụng tại phiên tịa hình sự nhiều Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ thực sự tạo điều kiện đảm bảo sự công bằng, dân chủ cho các bên trong giai đoạn tranh luận, còn trong các giai đoạn trước đó như: bắt đầu phiên tịa, giai đoạn xét hỏi, chủ tọa phiên tịa thường đóng vai trị chủ chốt, vai trò của Kiểm sát viên, và nhất là người bào chữa rất mờ nhạt. Khơng ít trường hợp thiếu vắng nhiều nhân chứng, người tham gia tố tụng nhưng kiểm sát viên, luật sư khơng có ý kiến gì. Thực tế cũng có trường hợp luật sư bào chữa đề nghị triệu tập thêm nhân chứng nhưng nếu nhân chứng đó đã có lời khai lưu giữ trong hồ sơ thì thường bị Hội đồng xét xử khơng chấp nhận; còn việc luật sư bào chữa đề nghị triệu tập thêm nhân chứng mới chưa được cơ quan điều tra lấy lời khai thì càng khó được chấp nhận. Trong giai đoạn xét hỏi, vai trị chính vẫn là Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa. Thường là Thẩm phán chủ tọa hỏi nhiều về tất cả những vấn đề của vụ án cần giải quyết. Kiểm sát viên, luật sư bào chữa và luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự chỉ hỏi mang tính bổ sung những vấn đề chưa rõ. Khơng ít trường hợp, Kiểm sát viên, luật sư khơng hỏi câu gì vì cho rằng những gì cần hỏi thì Hội đồng xét xử đã hỏi hết rồi. Còn bị cáo, người bị hại và
43
Nguyễn Đức Mai (2007), “Tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (17), tr. 13.
những người tham gia tố tụng khác rất ít khi đề đạt ý kiến hỏi người khác. Đặc biệt, ngoài Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên cũng như luật sư không được tỏ thái độ phản bác ngay lập tức đối với câu hỏi của phía bên kia. Nếu Kiểm sát viên, luật sư hoặc người tham gia tố tụng khác có ý kiến đánh giá về nội dung câu hỏi của ai đó thì chủ tọa thường ngắt lời và giải thích nội dung này thuộc phần tranh luận.
Hiện nay trên diễn đàn khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn hoạt động tố tụng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tranh tụng tại phiên tịa. Vì vậy, muốn