2.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử
2.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp cho Thẩm phán, Kiểm
sát viên, Điều tra viên và Luật sư
Mọi sự thay đổi, cải cách bảo đảm tăng cường tính tranh tụng tại phiên tồ, suy cho đến cùng vấn đề quyết định vẫn là con người. Nếu trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Luật sư như hiện nay thì mục tiêu cải cách sẽ khơng đạt được. Vì vậy, việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ này cần phải tiến hành đồng bộ với quá trình cải cách tư pháp theo một lộ trình hợp lý.
- Đối với đội ngũ Thẩm phán, cần nghiên cứu bỏ hình thức xét tuyển bằng hình thức thi tuyển, không chỉ thi tuyển vào ngạch Thẩm phán mà thi tuyển từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ trung cấp lên Thẩm phán cao cấp, từ cao cấp lên Thẩm phán tối cao.
- Đối với Kiểm sát viên, ngoài kiến thức về kiểm sát điều tra thì phải có kiến thức điều tra và chỉ huy điều tra; năng lực, trình độ, kinh nghiệm xét hỏi, tranh luận tại phiên toà. Cũng cần thi tuyển như đối với Thẩm phán.
- Đối với Điều tra viên là người trực tiếp thực hiện việc điều tra tội phạm, ngồi kiến thức pháp luật thì cịn cần phải giỏi về nghiệp vụ điều tra, khám phá tội phạm, hiểu và sử dụng thành thạo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ. Việc bổ nhiệm Điều tra viên cũng phải áp dụng hình thức thi tuyển như đối với Thẩm phán và Kiểm sát viên.
- Đối với Luật sư cần tăng về số lượng, đồng thời quan tâm đến chất lượng, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tuyển phải bảo đảm các tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư; chế độ miễn cho những người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên và các đối tượng khác) cũng phải có tiêu chí cụ thể chứ khơng phải ai cũng được miễn như quy định hiện nay; cần có quy định bảo vệ Luật sư khi hàng nghề, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với Luật sư vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
1. Cải cách tư pháp ở nước ta là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm; nâng cao tính dân chủ trong nhà nước pháp quyền và là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, văn minh. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đền năm 2020 đã đề cập đến việc đổi mới tổ chức phiên tòa sơ thẩm, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
2. Phiên tòa sơ thẩm được coi là cấp xét xử thứ nhất và là trung tâm của quá trình tố tụng. Do đó, nghiên cứu hồn thiện quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tịa sơ thẩm có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc cải cách tư pháp nói chung và chất lượng xét xử hình sự nói riêng.
Trong q trình nghiên cứu đề tài “ Phiên tịa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, chúng tơi mạnh dạn đề nghị một số sửa đổi, bổ sung như sau:
- Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự về quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng phải là quyền không bị hạn chế, dù ở bất kỳ thời điểm nào tại phiên tòa nếu xét thấy cần thiết đều phải được giải quyết.
- Thứ hai, kiến nghị sửa đổi trình tự, thủ tục xét hỏi theo hướng trách nhiệm xét hỏi tại phiên tòa chủ yếu do các bên tranh tụng thực hiện, Hội đồng xét xử có quyền tham gia vào q trình xét hỏi khi xét thấy cần thiết làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và là người hỏi sau cùng.
- Thứ ba, kiến nghị bổ sung Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục đối đáp, cho phép người tham gia tranh luận có quyền đặt câu hỏi và yêu cầu người bị hỏi trả lời.
- Thứ tư, vấn đề Kiểm sát viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa, kiến nghị sửa đổi theo hướng khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố bất cứ thời điểm nào trước khi Tịa án ra bản án thì Tịa án phải đình chỉ xét xử đối với bị cáo và hành vi đã bị rút truy tố đó.
- Thứ năm, kiến nghị bổ sung Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Thẩm phán chủ tọa là người chủ trì cuộc họp nghị án, là người đưa ra vấn đề để Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng xét xử
- Cần quy định những chuẩn mực nhất định về hình thức phiên tịa, cách xưng hơ tại tịa, trang phục cho Hội đồng xét xử …nhằm hình thành một nền văn hóa tư pháp nói chung và văn hóa xét xử nói riêng.
- Nâng cao trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp cho Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Luật sư cần phải tiến hành đồng bộ với quá trình cải cách tư pháp theo một lộ trình hợp lý.
KẾT LUẬN CHUNG
Phiên tịa hình sự sơ thẩm là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, phong phú và phức tạp, liên quan đến nhiều chế định khác của pháp luật tố tụng hình sự. Đến nay, mặc dù đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc chưa giải quyết được một cách thỏa đáng. Trong luận văn của mình, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, để từ đó có những kiến nghị hồn thiện pháp luật tố tụng về phiên tịa hình sự sơ thẩm và một số kiến nghị khác nhằm nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp mà nghị quyết của Đảng đã đề ra. Kết quả nghiên cứu cho phép tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1. Phiên tịa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam là hình thức hoạt động xét xử của Tịa án ở cấp thứ nhất được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ, các tài liệu của vụ án hình sự, trên cơ sở đó ra bản án, quyết định để xác định có hành vi phạm tội hay khơng; người thực hiện hành vi phạm tội; hình phạt được áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội và giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong vụ án hình sự.
2. Phiên tịa hình sự sơ thẩm là trung tâm của q trình tố tụng, có nhiệm vụ giải quyết tồn bộ những vấn đề cơ bản của vụ án. Là nơi các nguyên tắc cơ bản của tố tụng được thể hiện đậm nét nhất, là nơi thành phần chủ thể tham gia đơng đảo và có tính đại diện cao. Phiên tòa sơ thẩm thường được tiến hành cơng khai, đây là hình thức tuyên truyền và phổ biến pháp luật gây nhiều ấn tượng, đồng thời là hình thức giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan Tòa án. Phiên tòa là nơi thể hiện đầy đủ nhất quyền bào chữa của bị cáo, qua đó có thể đánh giá một phần nào trình độ dân chủ, mức độ thượng tôn pháp luật của một quốc gia.
3. Bản chất của phiên tịa hình sự sơ thẩm chính là hình thức thể hiện chức năng xét xử của Tòa án, là hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, áp dụng những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự vào các sự kiện pháp lý cụ thể trong vụ án hình sự, là nơi thể hiện hoạt động của cơ quan Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng pháp luật vào trường hợp cụ thể.
4. Qua phân tích đánh giá nội dung và trình tự của phiên tịa hình sự sơ thẩm, cho thấy các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục phiên tịa sơ thẩm bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay cũng như không phù hợp với trào lưu chung của lịch sử tố tụng hình sự thế giới đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả xét xử. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thủ tục tố tụng tại phiên tịa hình sự nói chung, phiên tịa hình sự sơ thẩm nói riêng nhằm nâng cao
chất lượng xét xử là một yêu cầu cần thiết. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo hướng:
- Xác định mơ hình tố tụng hình sự Việt nam hiện nay là mơ hình tố tụng hình sự pha trộn (vừa có đặc điểm của mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn, vừa có đặc điểm của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng). Việc thừa nhận mơ hình tố tụng hình sự pha trộn ở Việt nam và định hướng hoàn thiện là xây dựng mơ hình tố tụng hình sự pha trộn thiên về tranh tụng là giải pháp cần thiết và đúng đắn, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay và phù hợp với trào lưu chung của lịch sử tố tụng hình sự trên thế giới.
- Tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và cần chính thức ghi nhận nguyên tắc này như một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Ngun tắc tranh tụng địi hỏi phải có sự tách bạch giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự (buộc tội, bào chữa và xét xử), phải có sự kết hợp giữa tính tích cực của các bên và vai trị lãnh đạo của Tịa án và phải có sự bình đẳng giữa các bên trong tiến trình tố tụng.
5. Trên cơ sở lý luận cộng với sự phân tích hạn chế của pháp luật thực định cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, chúng tôi đã ra một số kiến nghị mang tính định hướng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật thực định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988. 2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.
3. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002. 4. Nghị quyết 48- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005. 5. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005.
6. Thơng tư liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Báo pháp luật TP.HCM các tháng 8,9,10.2003.
8. Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, NXB Tư pháp, Hà Nội.
9. Trần Duy Bình (2011), “Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí Tịa
án nhân dân, (15).
10. Nguyễn Hữu Chính (2012), “Một số vấn đề về tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (13).
11. Lý Văn Chính (2006), “Thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn xét xử”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (12).
12. Ngơ Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội.
13. Phan Đình, “Kết tội bị cáo: Luật sư cũng “hăng hái” tham gia!”, Báo pháp luật
thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/3/2007.
14. Trần Văn Độ (1999), Thủ tục phiên tòa sơ Thẩm, Đề tài cấp Bộ số 97-98-
043/ĐT.
15. Đỗ Văn Đương (2002),“Luật sư nhìn từ góc độ của hoạt động kiểm sát”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, (4).
16. Hồ Khải Hà, “Xét xử tại tịa: Có nên bỏ trao đổi án?” Báo pháp luật thành phố
Hồ Chí Minh ngày 11/4/2007.
17. Nguyễn Thành Hạo (2008), “Nâng cao năng lực tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa hình sự sơ thẩm”, Tạp chí Kiểm sát, (01).
18. Nguyễn Mạnh Kháng (2003), “Cải cách tư pháp và vấn đề tranh tụng”, Tạp chí
19. Vũ Gia Lâm (2006), “Hồn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (23).
20. Lê Huy Liệu (2002), “Bàn về việc xét hỏi của Viện kiểm sát tại phiên tịa xét xử hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (8).
21. Nguyễn Quang Lộc (2002), “Luật sư dưới góc nhìn của Thẩm phán”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, (2).
22. Nguyễn Đức Mai (2002), “Trình tự và thủ tục xét xử ở các phiên tịa hình sự”,
Tạp chí Tịa án nhân dân, (10).
23. Nguyễn Đức Mai (2007), “Tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tịa án nhân
dân, (17).
24. Nguyễn Đức Mai (2009), “Đặc điểm của mơ hình tố tụng tranh tụng và phương hướng hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự ở Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (24).
25. Lê Thị Thúy Nga (2008), “Về thủ tục xét hỏi tại phiên tịa hình sự sơ thẩm”,
Tạp chí Luật học, (7).
26. Phan Nguyễn, “Luật sư phải nói khơng với tiêu cực”, Báo pháp luật thành phố
Hồ Chí Minh ngày 13/4/2007.
27. Từ văn Nhũ (2002), “Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa hình sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân (10).
28. Nguyễn Hải Ninh (2003), Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội.
29. Võ Thị Kim Oanh (2012), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.
30. Lê Thanh Phong (2007), Phiên tịa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học luật TP.HCM.
31. Cao Xuân Phong (2003), “Một số bất cập của quy định pháp luật về tranh tụng và hướng khắc phục”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (08).
32. Trần Quốc Phú (1999), “Nghệ thuật thẩm vấn trong phiên tịa hình sự”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, (03).
33. Nguyễn Thái Phúc (2003), “Tại phiên tịa hình sự sơ thẩm: Kiểm sát viên phải đề nghị mức án”, Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (18).
34. Nguyễn Thái Phúc (2003), “Tơi vẫn cho rằng đó là nghĩa vụ của Kiểm sát viên”,
35. Nguyễn Thái Phúc (2003), “Vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên và thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí Kiểm sát, (9).
36. Lê Kim Quế (2002), “Hai loại hình tố tụng và nguyên tắc tranh tụng”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (10).
37. Đinh Văn Quế (1999), “Về hình thức tổ chức và thủ tục xét xử của phiên tịa hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2).
38. Đinh Văn Quế (1999), “Lời luận tội của Viện kiểm sát tại phiên tịa”, Tạp chí
Kiểm sát, (09).
39. Đinh Văn Quế (1999), Những vấn đề lý luận, thực tiễn và yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hình thức tổ chức và thủ tục xét xử tại phiên tịa hình sự, Đề tài NCKH cấp Bộ
số 97-98-043/ĐT.
40. Đinh Văn Quế (2000), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Đinh Văn Quế (2002), “Chủ tọa cầm trịch ra sao?”, Báo Pháp luật thành phố