Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 50 - 57)

1.3. Nhận xét chung

1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế:

Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục phiên tịa sơ thẩm bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay cũng như không phù hợp với trào lưu chung của lịch sử tố tụng hình sự thế giới đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả xét xử. Theo đánh giá chung, hoạt động xét xử trong giai đoạn phát triển mới của đất nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và địi hỏi của nhân dân. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tính chất hành vi và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, vẫn cịn tình trạng oan sai trong cơng tác xét xử.

Ngồi ra, văn hóa phiên tịa cũng chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức: Văn hóa phiên tịa thể hiện ở tính nghiêm minh của phiên tịa. Tính trang nghiêm của phiên tịa thể hiện thơng qua các yếu tố: biểu tượng công lý, khẩu hiệu, trang phục, cách tổ chức, thái độ, phong cách của những người tiến hành tố tụng… có tác động khơng nhỏ đến chất lượng của phiên tịa33

.

Nhìn chung việc tổ chức phiên tịa hình sự nói chung và phiên tịa hình sự sơ thẩm nói riêng hiện nay khơng theo một quy định thống nhất vì vấn đề này chưa được Bộ luật tố tụng hình sự điều chỉnh. Cách bố trí chỗ ngồi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, những người tham gia tố tụng không theo mẫu thống nhất mà tùy thuộc vào cách sắp xếp, bố trí phịng xét xử của Tịa án. Ví dụ, có Tịa án sắp xếp chỗ ngồi cho người bào chữa là ngang với vành móng ngựa, có nơi sắp xếp chỗ ngồi thẳng với Thư ký hoặc Kiểm sát viên, nhưng cũng có Tịa án bố trí người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi đương sự ngồi ở hàng ghế đầu ngay sau vành móng ngựa. Cách bố trí chỗ ngồi cho người tham gia tố tụng tuy chỉ là hình thức, nhưng phần nào nói lên vị trí và vai trị của họ trong phiên tịa. Cách bố trí chỗ ngồi cho người bào chữa trong các cách nêu trên đều cho thấy rằng đó là cách sắp xếp bắt nguồn và thể hiện của kiểu tố tụng xét hỏi - tranh tụng. Cách bố trí phịng

33

Võ Thị Kim Oanh (2012), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, tr.166-173.

xử án như vậy hàm chứa ý nghĩa về quan hệ khơng bình đẳng giữa người bào chữa, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa. Đối với các phiên tịa xét xử lưu động, hình thức tổ chức phiên tịa càng khơng thống nhất, mà chủ yếu phụ thuộc vào địa điểm và những điều kiện tổ chức phiên tòa lưu động.

Vấn đề biểu hiện chức danh chưa có sự thống nhất: Phía đại diện Viện kiểm sát, nơi đề là Kiểm sát viên, nơi đề là Viện kiểm sát, thậm chí có nơi để bảng cơng tố viên. Phía đại diện Tịa án, có nơi biển hiệu được ghi là Thẩm phán, có nơi ghi là chủ tọa phiên tòa. Theo chúng tơi, đã có chức danh Hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa, nên thống nhất về chức danh đại diện Tòa án là Thẩm phán và đại diện Viện kiểm sát là Kiểm sát viên mới chính xác. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hình thức phiên tịa là một vấn đề mới vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của việc xét xử, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. Đồng thời đây cũng là một đòi hỏi trong việc xây dựng các chuẩn mực văn hóa phiên tịa.

Về ngơn ngữ ứng xử giao tiếp trong phiên tịa: văn hóa là một hệ thống được tạo thành bởi nhiều yếu tố khác nhau: lối sống, thơng tin tín hiệu, phương tiện thơng tin đại chúng… trong đó có ngơn ngữ và ứng xử.

Trong ngơn ngữ có ngơn ngữ viết, ngơn ngữ nói, ngơn ngữ hành vi. Ngôn ngữ viết trong phiên tòa thể hiện tập trung trong các bản án của Hội đồng xét xử. Bản án được hiểu dưới giác độ bản chất, nội dung là văn bản của Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án là văn bản đặc biệt chỉ do Tòa án ra sau khi kết thúc xét xử một vụ án. Ý nghĩa chính trị, xã hội của bản án là sự thể hiện thái độ của thái độ Nhà nước đối với hành vi phạm tội và người phạm tội. Bản án là việc áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật đối với người phạm tội, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong đấu tranh phịng và chống tội phạm. Bản án có tác dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội và những người tham gia tố tụng khác cũng như tất cả mọi người tham dự phiên tòa và những người khác biết được phiên tòa. Bản án là kết quả của việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng.

Với bản chất và ý nghĩa quan trọng của bản án, trách nhiệm của Hội đồng xét xử là rất nặng nề, đòi hỏi khi kết thúc việc xét xử một vụ án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng xét xử phải ra được một bản án đảm bảo về hình thức, trong đó trình bày phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và các sự kiện trong bản án phải được xác định một cách khách quan, tồn diện, có căn cứ. Các quyết định trong bản án phải dựa vào quy định của pháp luật. Thực tiễn xét xử cho thấy, việc trình bày và viết bản án chưa được thống nhất, mn hình mn vẻ từ

cách trình bày, cách ghi, cách nhận định, ngôn từ, không theo một mẫu nào. Cách hành văn trong nhiều bản án còn chưa khách quan, nhiều bản án còn để lộ cả thái độ, tâm lý của người Thẩm phán, mất đi tính pháp lý của bản án. Văn phạm bản án còn lung tung, viết hoa tùy tiện, sử dụng từ khơng chính xác, thừa nghĩa, thậm chí có nhiều ngơn ngữ ngơ nghê, buồn cười làm mất đi tính nghiêm túc của bản án.

Pháp luật tố tụng hình sự nước ta cịn thiếu những quy định về cách xưng hô thống nhất, cách ăn nói, giao tiếp tại phiên tòa. Trước hết là vần đề xưng hơ tại phiên tịa. Cách xưng hô là một trong những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử nhưng xưng hơ như thế nào cho có văn hóa, cho đúng với tư cách những người tham gia giao tiếp, nhất là giao tiếp trong phiên tịa, là một vấn đề rất khó. Do pháp luật chưa có quy định về sự thống nhất đại từ nhân xưng sử dụng ở phiên tòa nên các Thẩm phán chủ tọa sử dụng rất khác nhau. Có vị Thẩm phán sau khi thẩm vấn xong bị cáo, bèn quay sang Hội thẩm kia: “Em có hỏi gì thêm khơng?”. Hoặc ở một phiên tịa cấp huyện, có vị Thẩm phán đã hỏi Kiểm sát viên, Hội thẩm và người bào chữa rằng: “Các đồng chí có hỏi bị cáo điều gì nữa khơng?”, có vị Thẩm phán đặt câu hỏi với bị các bằng câu: “ Anh trả lời cho Hội đồng xét xử rõ…”. Có phiên tịa bị cáo đã ngoài 70 tuổi lại xưng “con” với Hội đồng xét xử…

Phạm vi của một phiên tịa ví như một xã hội thu nhỏ, lúc nào cũng “cọ xát” giữa những yêu cầu gần như tương phản nhau, do đó ngơn ngữ qua lại có khi gay gắt đến mức vượt khỏi phạm vi cho phép. Không thể chấp nhận thái độ Thẩm phán trợn mắt, đập bàn, vỗ ghế, la hét trấn áp người phải trả lời câu hỏi của mình. Đó là biểu hiện phản văn hóa. Biểu hiện khơng có văn hóa trong tranh luận tại phiên tịa cịn thể hiện ở thái độ vượt quá chức trách của đại diện Viện kiểm sát giữ vị trí cơng tố, có khi Kiểm sát viên dùng những lời lẽ nặng nề thóa mạ bị cáo, người bào chữa. Mặt khác, lời ăn tiếng nói của luật sư cũng là một vấn đề văn hóa phiên tịa đáng quan tâm. Thực tiễn xét xử cho thấy, có những luật sư nói quanh, nói quẩn tìm cách ngụy biện theo kiểu “võ mồm‟ khơng thuyết phục.

Trước thực tế như vậy vấn đề nổi cộm hiện nay là việc đưa ra các chuẩn mực tương đối trong giao tiếp - sự giao tiếp đặc thù mang tính pháp đình. Đây là một vấn đề quan trọng bởi lẽ nói đến giao tiếp trong xét xử không phải chỉ dừng lại đối với Hội đồng xét xử, nó mở ra một diện rộng từ ba phía: những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng và những người theo dõi phiên tòa. Sự giao tiếp đối với người theo dõi phiên tòa tuy chỉ là sự giao tiếp một chiều nhưng hết sức có ý nghĩa bởi họ bị tác động mạnh khi theo dõi xét xử. Cử chỉ, dáng ngồi của Hội đồng xét xử, cách thẩm vấn của Thẩm phán, lời buộc tội của Kiểm sát viên, lời bào chữa của luật sư, văn phong của bản án, có những tác động đến tâm lý, phản ứng của họ.

Văn hóa giao tiếp, ngơn ngữ trong xét xử chứa trong nó văn hóa giáo dục rõ nét, dễ nhận ra là tính tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Hiện nay, trong xu thế phát triển chung của xã hội, xu hướng “đồng phục hóa” ở nhiều ngành nghề đã và đang đặt ra. Đồng phục là cách ăn mặc riêng của một ngành một nghề nào đó. Việc quy định về trang phục dành riêng cho mỗi cơ quan tiến hành tố tụng là rất cần thiết. Hình thức thể hiện trang phục và sự thống nhất trong trang phục của những người tiến hành tố tụng tạo nên tính trang nghiêm của hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, cịn tạo cho người mặc sự tự tin, lòng yêu ngành, yêu nghề và đặc biệt là ứng xử có văn hóa trong khi thực hiện nhiệm vụ và trong cả đời sống hàng ngày. Trang phục, tuy chỉ là biểu hiện của hình thức, nhưng trong hoạt động tố tụng hình sự, nó cũng có vai trị khá quan trọng. Hiện nay, cán bộ điều tra và Kiểm sát viên đã có trang phục riêng nhưng chưa có cho Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa và luật sư. Trang phục của các thành viên Hội đồng xét xử hiện nay trong thực tế rất đa dạng. Các luật sư tham dự phiên tòa hiện nay ăn mặc rất tùy tiện, người mặc áo vét, người mặc áo da, người mặc áo sơ mi, người mặc áo dài, người mặc váy…

Trang phục của Hội đồng xét xử và luật sư là những vấn đề chưa được quy định cụ thể. Nên chăng cần nghiên cứu thiết kế trang phục của Thẩm phán theo kiểu áo choàng thụng khi ngồi xét xử là một nét đẹp văn hóa mang tính đặc thù - văn hóa pháp đình. Khơng phải ngẫu nhiên mà các Tòa án trên thế giới nghiên cứu, quyết định lựa chọn trang phục áo chồng thụng cho “quan tịa”, và trải qua bao thế kỷ nó đã được kiểm nghiệm và khẳng định để rồi trở thành trang phục truyền thống của “quan tòa”. Vấn đề là cần nghiên cứu, sáng tạo tấm áo choàng thụng của Thẩm phán mang đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Và giống như một số ngành hiện nay đang áp dụng, việc thiết kế trang phục cho luật sư, quan tịa có thể tiến hành thơng qua việc tổ chức các cuộc thi thiết kế.

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Quy định của pháp luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp:

Bộ luật tố tụng hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW nên việc tổ chức và điều khiển phiên tồ hình sự sơ thẩm vẫn cịn mang nặng tính thẩm vấn, chưa thể hiện tính tranh tụng tại phiên tồ. Chủ toạ phiên tịa vẫn hỏi q nhiều, khơng chỉ hỏi mà cịn giáo dục, nhận xét, bình luận, đánh giá về lời trình bày của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phần tranh luận chính là phần thể hiện tính tranh tụng nhất nhưng chủ toạ phiên toà chưa điều khiển để người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tranh luận với Kiểm sát viên, cịn Kiểm sát viên thì không tranh luận hoặc

tranh luận không hết các ý kiến mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng đưa ra cần tranh luận làm rõ. Việc xử lý các tình huống tại phiên tồ của chủ toạ cũng còn lúng túng, khi gặp phải trường hợp ngoài dự kiến ban đầu của chủ tọa phiên toà như: người bào chữa (luật sư) tự ý rời bỏ phịng xử án mà khơng được chủ toạ đồng ý; bị cáo ra tòa lặng thinh như người câm, khơng nói, khơng trả lời bất cứ câu hỏi nào của Hội đồng xét xử hoặc của Kiểm sát viên; tại phiên toà bị cáo đề nghị mời luật sư bào chữa; Kiểm sát viên đề nghị hỗn phiên tồ rút hồ sơ vụ án để xem xét lại…Việc Hội đồng xét xử nghị án, cũng như thời gian nghị án còn nhiều vấn đề Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ ràng; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát xem bản án có được thơng qua tại phịng nghị án hay khơng? Biên bản nghị án có phản ảnh đúng trình tự, nội dung thảo luận của Hội đồng xét xử hay không?…

- Đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ:

Chất lượng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh những bảo đảm về quy định pháp luật tố tụng hình sự tạo cơ sở về mặt pháp lý cho Tòa án xét xử, một bảo đảm khác cho hoạt động xét xử đó là yếu tố về con người. Năng lực, trình độ chun mơn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử và chất lượng của quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Nhiều trường hợp án bị sửa, hủy là do việc nắm và vận dụng pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên còn hạn chế. Trong những năm gần đây trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, luật sư đã tham gia nhiều vào việc tranh tụng. Tuy nhiên, ở nhiều vụ án có sự tham gia của luật sư thì việc tranh cãi chỉ xoay quanh quan điểm định tội danh hoặc tìm ra những điểm chưa hồn chỉnh của cơng tác điều tra để “bắt bẻ” chứ hiếm khi đưa ra những bằng chứng phản bác có tính thuyết phục… bên cạnh đó, cịn nảy sinh tình trạng mâu thuẫn, căng thẳng trong khi tranh cãi vì thái độ, ngơn ngữ mang tính hình thức, chứ chưa phải xuất phát từ sự cọ xát về chứng cứ, về luận điểm. Nhiều lúc công đoạn tranh luận chỉ là sự cơng kích giữa hai bên buộc tội và gỡ tội, tuy là có kịch tính nhưng nhiều khi lại làm mất đi vẻ uy nghiêm của một phiên tịa. Sở dĩ có tình trạng này một phần là do năng lực của luật sư.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. Phiên tịa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam là hình thức hoạt động xét xử của Tòa án ở cấp thứ nhất được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm xem xét, giải quyết vụ án hình sự bằng việc ra bản án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay khơng phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp hoặc các quyết định khác thơng qua việc thảo luận và biểu quyết tại phịng nghị án.

2. Phiên tịa hình sự sơ thẩm là trung tâm của q trình tố tụng, có nhiệm vụ

giải quyết toàn bộ những vấn đề cơ bản của vụ án. Là nơi các nguyên tắc cơ bản của tố tụng được thể hiện đậm nét nhất, là nơi thành phần chủ thể tham gia đơng đảo và có tính đại diện cao. Phiên tòa sơ thẩm thường được tiến hành công khai, đây là

Một phần của tài liệu Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)