2.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử
2.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về văn hóa phiên tịa hình sự sơ thẩm
Tổ chức phiên tịa hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW là bảo đảm sự tôn nghiêm, dân chủ và văn minh của pháp luật, bảo đảm phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, tồn diện các chứng cứ, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền cơng tố tại phiên tịa, của người bào chữa, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án; nâng cao chất lượng cơng tố của Kiểm sát viên tại phiên tịa. Các bản án, quyết định của Tòa án phải đúng pháp luật, không thể xảy ra oan, sai.
Để thực hiện mục đích tổ chức phiên tịa hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW, việc tổ chức phiên tòa phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ Tính uy nghi của phiên tịa: Tính uy nghi, trang nghiêm của phiên tịa thể hiện thơng qua các yếu tố: biểu tượng công lý, khẩu hiệu, trang phục, cách tổ chức, thái độ, phong cách của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Như đã phân tích ở trên việc tổ chức phiên tịa hiện nay chưa thống nhất, do đó, cần có quy định chung cụ thể về vấn đề này.
+ Tính cơng bằng, dân chủ và nghiêm minh của pháp luật: yêu cầu này đòi hỏi phiên tòa phải được tiến hành trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời chú ý tạo mọi điều kiện để đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ hợp pháp của họ. Cụ thể, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa phải có trình độ để chủ động điều khiển phiên tịa xử lý mọi tình huống xảy ra tại phiên tịa; đồng thời, tạo bầu khơng khí thoải mái, dân chủ để người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.
+ Phiên tòa phải là nơi thể hiện văn hóa pháp lý: Chủ tọa phiên tịa, với vai trò là người điều khiển mọi hoạt động tố tụng tại phiên tịa, phải cơng minh, khơng được để cảm xúc cá nhân chi phối, đồng thời có biện pháp nhằm duy trì văn hóa pháp lý trong phòng xử án. Chủ tọa và Hội đồng xét xử phải có ý thức nhân danh quyền lực Nhà nước để phán xét đối với bị cáo và các đương sự khác.
Văn hóa là một hệ thống được tạo thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như lối sống, thơng tin tín hiệu, phương tiện... trong đó có ngơn ngữ và ứng xử.
Văn hóa xét xử cịn gọi là văn hóa pháp đình. Trong văn hóa tư pháp, văn hóa xét xử có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng, là biểu hiện tập trung duy nhất của cơng lý. Tịa án là biểu hiện tập trung của quyền tư pháp, các phán quyết của Tịa án vừa mang tính quyền lực Nhà nước vừa là sự phản ánh tập trung nhất nền công lý của một quốc gia. Hoạt động xét xử tại một phiên tòa là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa tư pháp. Văn hóa xét xử có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử. Văn hóa xét xử là tổng hợp các giá trị vật chất, tinh thần trong lĩnh vực xét xử. Đây là một bộ phận cấu thành trong văn hóa pháp lý - tư pháp, bởi văn hóa xét xử cũng thuộc phạm trù văn hóa tinh thần.
Nội dung của văn hóa pháp đình có các chuẩn mực giao tiếp, xét xử của Thẩm phán; những giá trị vật chất, tinh thần, tạo môi trường cho hoạt động xét xử; những kiến nghị nhìn từ khía cạnh văn hóa nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử. Nghề thẩm phán là đại diện cho công lý và công bằng xã hội. Các chuẩn mực giao tiếp trong xét xử có tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả xét
xử. Quyết định của Tịa án có thấu tình đạt lý, có được tâm phục, khẩu phục, dư luận xã hội có ủng hộ hay không, v.v... phụ thuộc rất nhiều vào phong cách ứng xử của Thẩm phán vào việc sử dụng ngơn ngữ trong việc điều khiển Tịa án.
Văn hóa giao tiếp, ứng xử tại phiên tịa, thể hiện từ việc điều hành phiên tòa, thẩm vấn, soạn thảo, bản án, tuyên đọc bản án, ... đều phải dựa vào những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định. Nếu hoạt động xét xử đảm bảo các yêu cầu về văn hóa thì chất lượng phiên tịa là tính giáo dục sẽ được nâng cao, dư luận xã hội sẽ ủng hộ, tán thành. Các chuẩn mực văn hóa được đặt ra cho cả Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên, người tham gia phiên tòa, người theo dõi phiên tịa qua phương tiện thơng tin đại chúng, trong đó Thẩm phán ở vào vị trí trung tâm của quá trình xét xử. Thẩm phán cần sử dụng ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, ngắn gọn, nghiêm túc. Mặt khác, Thẩm phán cần rèn luyện sự nhạy cảm trong cách ứng xử về ngơn ngữ, nói và hỏi bị cáo, người tham gia tố tụng khác.
Văn hóa trong hoạt xét xử được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Biểu hiện tập trung nhất của văn hóa xét xử, suy cho cùng, chính là xét xử đúng pháp luật. Việc xét xử đúng pháp luật, xét xử có văn hóa phụ thuộc vào tư chất của những người tiến hành và tham gia hoạt động xét xử. Tư chất này có thể bao gồm tri thức, ý thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử của họ theo yêu cầu của pháp luật và các chuẩn mực văn hóa.
Các yếu tố của văn hóa xét xử cịn thể hiện ở cách bố trí phịng xử án. Sự uy nghi, trang nghiêm của Tòa án cần phải thể hiện ở kiến trúc phịng xét xử, bố trí của phịng xử án, khơng gian toàn cảnh, bàn ghế, sắc màu... Trang phục cũng là yếu tố văn hóa tạo ra vẻ uy nghi, nghiêm trang nhưng không xa lạ, ngăn cách của Thẩm phán và Hội thẩm. Yếu tố ngoại hình cũng đóng một vai trị quan trọng trong nét văn hóa ứng xử, cần bỏ những thói quen khơng lịch sự nơi pháp đình. Ngơn ngữ sử dụng, cách xưng hơ của mọi chủ thể tại phiên tịa, vị trí chỗ ngồi của từng chủ thể tại phiên tịa cũng là những biểu hiện văn hóa xét xử. Do đó, khi muốn trình bày, bị cáo phải nói „Thưa Hội đồng xét xử” hoặc „Thưa q tịa”, khơng tùy tiện Thưa ông”, “Thưa bà”, “Thưa anh”, “Thưa chị”, v.v... Cách xưng hô của Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và những người tham gia tố tụng khác cũng phải thể hiện văn minh, lịch sự. Tuyệt đối không dùng những từ ngữ thơ tục, gay gắt có tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người, hay có tính chất kích động hằn thù, phẫn uất của người hị hại đối với bị cáo, khơng thể hiện những cử chỉ thiếu văn hóa như đập bàn, chỉ trỏ, quát nạt, vung tay,...
Tổ chức, tiến hành một phiên tịa có văn hóa vừa phải đảm bảo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, vừa bảo đảm tính trang nghiêm, uy nghi. Đồng thời,
một phiên tịa có văn hóa phải là một phiên tịa thật sự dân chủ, mọi phán quyết của Tịa án phải chính xác, đúng pháp luật và được mọi người đồng tình, ủng hộ. Như vậy, văn hóa phiên tịa bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, len lỏi vào tất cả các khâu trong q trình xét xử, góp phần làm nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử, tạo dựng niềm tin của con người vào công lý, lẽ phải, hướng tới cải thiện cái tốt; loại trừ, xa lánh cái ác, cái xấu.
Văn hóa xét xử là một vấn đề phức tạp, là cuộc cách mạng lâu dài, không thể một sớm một chiều thực hiện được ngay. Để hình thành, củng cố một nền văn hóa tư pháp nói chung và văn hóa xét xử nói riêng cần có thời gian và sự định hướng. Do đó, chúng tơi kiến nghị một số vấn đề sau trong lĩnh vực văn hóa xét xử:
+ Cần quy định những chuẩn mực nhất định để thực thi như quy định về hình
thức, cách thức tổ chức, trang trí phịng xử án, cách xưng hơ tại tịa, vị trí của người tham gia tố tụng.
+ Cần quy định trang phục cho Hội đồng xét xử và Luật sư.
+ Có khu vực dành riêng cho báo chí và có nơi cách ly người làm chứng, người bị hại, nơi quản lý bị cáo.
+ Có quy định về cách ăn mặc của những người ngồi dự phiên tòa, quy định
về lối đi của Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử phải khác nhau và thời điểm bước vào phòng xử cũng khác nhau.
+ Thành lập cảnh sát hỗ trợ bảo vệ trật tự và tơn nghiêm của Tịa án.