3.3. QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
3.3.2. Giải ngân và giám sát việc sử dụng vốn
3.3.2.1. Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được kí kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định cho vay, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngồi ra cách thức giải ngân cũng cịn góp phần kiểm tra và kiểm sốt xem vốn vay có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không? Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền với vận động tiền tệ với vận động hàng hóa dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn phiền hà cho khách hàng.
Nhằm tạo ra cơ chế giải ngân giám sát chặt chẽ hơn mục đích vay vốn của khách hàng cũng như việc đẩy nhanh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngày 10 tháng 04 năm 2012 NHNN đã ban hành thông tư số: 09/2012/TT-NHNN “Quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng”. Thơng tư quy định
việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng, trừ một số trường hợp cụ thể quy định tại thông tư. Thông tư
này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/06/2012 hứa hẹn sẽ là một công cụ giúp ngân hàng giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng vốn vay theo đúng hợp đồng đã cam kết.
3.3.2.2. Giám sát việc sử dụng vốn
Để đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư, sau khi phát tiền vay theo quy định của ngân hàng thì trong vịng 7 – 15 ngày cán bộ tín dụng phải xuống địa bàn kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích đã cam kết khơng? Đồng thời lập Biên bản kiểm tra sau khi cho vay để xem xét việc sử dụng vốn tình hình thực hiện dự án, phương án, khả năng trả nợ của bên vay cũng như thực trạng của tài sản làm đảm bảo nợ vay. Đây cũng là lúc để khách hàng thực hiện việc nộp bản kê khai việc đã mua bán hàng dịch vụ như đã cam kết trong hợp đồng.
* Hạn chế còn tồn tại:
Số lượng cán bộ tín dụng cịn hạn chế, mỗi cán bộ tín dụng phải đảm bảo phụ trách một phường với số lượng khách hàng rất lớn, do vậy áp lực công việc là rất nặng nề nên việc thực tế xuống địa bàn kiểm tra giám sát là khơng có. Các anh (chị) đã chủ quan đánh giá rồi ghi vào Biên bản kiểm tra sau khi cho vay và lập bảng kê thu mua hàng hóa thay cho khách hàng. Một lần nữa lại cho thấy trong ngân hàng còn tồn tại những khuyết điểm trong quy trình cho vay vốn.