6. Bố cục của luận văn:
1.2. Chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá:
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh:
1.2.3.1. Nội dung thiệt hại:
Bản chất của hành vi chuyển giá là tác động trực tiếp vào giá cả giao dịch giữa các bên liên kết – ấn định giá cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thị trường – do đó các doanh nghiệp liên kết hồn tồn có thể lợi dụng hành vi này để thực hiện hành vi bán phá giá gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, mà có thể khơng bị coi là hành vi bán phá giá. Bởi vì, một sản phẩm chỉ bị coi là bán phá giá vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc pháp luật chống bán phá giá khi:
(i) sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm 40
(nội dung này đã được cụ thể hóa vào Pháp lệnh số 20/2004/PL-
UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam);
(ii) hoặc 41
hàng hoá/dịch vụ được bán/cung ứng dưới giá thành toàn bộ; hoặc 42
được bán với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường
40 Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 (GATT 1994): một sản phẩm được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hố đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác
(a) thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc
(b) trường hợp khơng có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức
(i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc
(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận.
Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước (đối với hành hóa/dịch vụ trong nước).
Trong khi đó, nếu doanh nghiệp dùng hành vi chuyển giá để mua hàng
của doanh nghiệp liên kết với giá thấp hơn giá thị trường, họ đã ngụy tạo ra giá thành toàn bộ mới thấp hơn giá thành tồn bộ thật sự của hàng hóa/dịch vụ đó, vì vậy họ có thể bán hàng với giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh trạnh mà khơng bị coi là bán phá giá (vì giá bán hàng được tính tương ứng với giá ghi trên hóa đơn mua hàng/nhập khẩu). Do đó, đây được xem là một hình thức bán phá giá ẩn (hidden dumping) thông qua chuyển giá.
Nếu việc bán hàng hóa/dịch vụ với giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh là kết quả của việc cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp (như đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, nâng cao năng suất lao động, cắt giảm/tiết kiệm các chi phí khơng cần thiết trong q trình lưu thơng hàng hóa….) thì đó là hành vi cạnh tranh lành mạnh về giá – không phải là hành vi gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Nhưng trong trường hợp này, lợi thế cạnh tranh về giá không xuất phát từ tiềm năng vốn có của doanh nghiệp mà xuất phát từ kết quả của hành vi chuyển giá – hành vi vi phạm pháp luật – do đó nó là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Thiệt hại mà các đối thủ cạnh tranh phải gánh chịu trong trường hợp này là bị giảm lợi nhuận hoặc chịu lỗ khi phải chấp nhận hạ giá bán để giữ khách hàng/thị phần, hoặc nếu khơng hạ giá bán thì họ phải chấp nhận bị mất khách hàng/thị phần, thậm chí, một số đối thủ cạnh tranh
cịn có thể bị loại bỏ khỏi thị trường hoặc không thể gia nhập thị trường.
1.2.3.2. Cơ sở hình thành thiệt hại
Thứ nhất, đó là sự tồn tại của những điều kiện là cơ sở hình thành hiện
tượng chuyển giá.
Thứ hai, nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, doanh nghiệp dùng các giao dịch chuyển giá để làm thay đổi giá
thành toàn bộ của sản phẩm nhằm thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá.
1.2.3.3. ự kiện pháp lý xác định thiệt hại
Khác với trường hợp của nhà nước và nhà đầu tư, thiệt hại do hành vi chuyển giá gây ra cho đối thủ cạnh tranh không phát sinh trực tiếp từ giao dịch chuyển giá mà được phát sinh thơng qua hành vi bán phá giá ẩn. Do đó, sự kiện pháp lý để xác định thiệt hại trong trường hợp này là sự kiện phát sinh
sau khi doanh nghiệp thực hiện hành vi bán hàng hóa/dịch vụ đã mua từ giao
dịch chuyển giá hoặc bán lại sản phẩm được hình thành trực tiếp từ hàng hóa/dịch vụ trong giao dịch chuyển giá với giá thấp hơn giá bán thông thường của các đối thủ cạnh tranh, chứ không cần phải đợi sau khi doanh nghiệp thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước (nghĩa là khơng cần quan tâm doanh nghiệp có thu được lợi ích từ hành vi chuyển giá thơng qua bán phá giá ẩn hay khơng). Theo đó, sự kiện pháp lý để xác định thiệt hại trong trường hợp này cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp chuyển giá để bán phá giá hàng hóa/dịch vụ nhập khẩu: Theo quy định tại Phụ lục I của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994) quy định bổ sung cho Điều VI của Hiệp định này thì bán phá giá ẩn là việc các doanh nghiệp thông đồng bán phá giá bằng
cách nhà nhập khẩu bán hàng với giá hàng tương ứng với giá ghi trên hố đơn xuất khẩu của nhà xuất khẩu có liên kết với nhà nhập khẩu, và giá xuất khẩu đó vẫn thấp hơn giá thực tế tại nước xuất khẩu, với loại hình bán phá giá này, biên độ phá giá có thể được tính tốn dựa trên giá bán lại sản phẩm tại nước nhập khẩu 43. Theo đó, Hiệp định (GATT 1994) cho phép các bên ký kết được
43 GATT 1994, Annex I - Ad Article VI, Paragraph 1: Hidden dumping by associated houses (that is, the sale by an importer at a price below that corresponding to the price invoiced by an exporter with whom the importer
phép áp dụng biện pháp xử phạt – bằng cách áp dụng thuế chống bán phá giá – đối với những hàng hóa nhập khẩu này nếu kết luận điều tra cho thấy nó
gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước 44
.
Do đó, sự kiện pháp lý để xác định thiệt hại trong trường hợp này là kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra chống bán phá giá xác định doanh
nghiệp đã thực hiện hành vi bán phá giá và gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh (thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước) theo quy định tại Điều VI và Phụ lục I của Hiệp định GATT 1994 hoặc Quyết định áp dụng thuế chống bán
phá giá 45 của Bộ trưởng Bộ Cơng Thương sau khi có kết luận điều tra trên.
- Đối với trường hợp chuyển giá để bán phá giá hàng hóa/dịch vụ trong nước, việc xác định sự kiện pháp lý để xác định thiệt hại gặp nhiều khó khăn hơn so với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bởi vì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 khi Luật Giá năm 2012 chính thức có hiệu lực thi hành thì căn cứ để xác định hành vi bán phá giá, thẩm quyền, thủ tục điều tra, xử lý hành vi bán phá giá được quy định trong Pháp lệnh Giá năm 2002 khơng cịn được áp dụng 46
nữa, trong khi đó, Luật Giá năm 2012 lại khơng có quy định điều chỉnh những vấn đề này. Bên cạnh đó, mặc dù Luật Giá năm 2012 đã có một bước tiến đáng kể trong kiểm sốt hành vi chuyển giá đó là quy định các hành
vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi là hành vi bị cấm
trong lĩnh vực giá 47
, nghĩa là đã có cơ sở pháp lý rõ ràng để các chủ thể có khả năng bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
is associated, and also below the price in the exporting country) constitutes a form of price dumping with respect to which the margin of dumping may be calculated on the basis of the price at which the goods are resold by the importer.
44 Điều VI Hiệp định GATT 1994.
45
Được ban hành theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định trong Pháp lệnh số 20/2004/UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 Về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
46 Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực từ ngày Luật Giá có hiệu lực ngày 01/01/2013.
quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý trực tiếp về hành vi chuyển giá, nhưng Luật Giá lại không quy định thẩm quyền điều tra trong trường hợp này là thuộc về cơ quan nào (cũng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành). Do đó, trong điều kiện pháp luật hiện nay, để xác định thiệt hại do hành vi chuyển giá gây ra cho đối thủ cạnh tranh thì phải dựa vào những sự kiện pháp lý được thực hiện bởi cơ quan thuế và cơ quan quản lý cạnh tranh (vì hành vi bán phá giá thông qua chuyển giá này vừa vi phạm pháp luật về giá vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh), gồm có hai sự kiện cần và đủ sau:
(i) Kết luận thanh tra, kiểm tra thuế/ quyết định xử lý thuế của cơ quan thuế trong đó xác định doanh nghiệp đã thực hiện hành vi chuyển giá khi mua hàng của doanh nghiệp liên kết.
(ii) Báo cáo điều tra chính thức của Cục quản lý cạnh tranh 48 trong đó xác
định doanh nghiệp đã bán hàng hố/dịch vụ (hoặc sản phẩm được hình thành trực tiếp từ đối tượng của giao dịch chuyển giá) dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, nghĩa là vi phạm Khoản 1 Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh năm 2004.