6. Bố cục của luận văn:
2.2. Các nhóm biện pháp bảo vệ chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển
2.2.1. Nhóm biện pháp thuộc thẩm quyền áp dụng của Nhà nước:
Đây là những biện pháp chỉ được áp dụng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì nó là những biện pháp mang tính chất quyền lực nhà nước, bao gồm các biện pháp hành chính và hình sự trong lĩnh vực thuế - bởi vì thiệt hại mà hành vi chuyển giá gây ra cho nhà nước chủ yếu là thiệt hại về nguồn thu thuế. Mặc dù những biện pháp này nhằm bảo vệ cho quyền lợi của nhà nước nhưng cũng có tác dụng bảo vệ chung cho các chủ thể cịn lại, bởi vì khi nhà nước áp dụng các biện pháp này thì giao dịch chuyển giá có thể bị triệt tiêu khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể khác và tạo căn cứ pháp lý cho các chủ thể còn lại áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình. Những biện pháp này chủ yếu được áp dụng trong giai đoạn sau khi doanh nghiệp đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước – sự kiện làm phát sinh thiệt hại
cho nhà nước – bao gồm các biện pháp sau:
2.2.1.1. Biện pháp kiểm tra, thanh tra thuế:
- Tác dụng bảo vệ: tạo căn cứ pháp lý để Nhà nước thực hiện các biện pháp
xử lý thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi chuyển giá gây ra (ấn định thuế, truy thu thuế, xử phạt thuế). Ngoài việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, biện pháp này cịn có tác dụng bảo vệ chung cho các chủ thể còn lại bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá. Bởi vì, một giao dịch chỉ được xem là hành vi chuyển giá khi và chỉ khi có kết luận chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, biện pháp này giúp các chủ thể cịn lại có sự kiện pháp lý (kết luận kiểm tra, thanh tra thuế) để xác định thiệt hại do hành vi chuyển giá gây ra.
- Giai đoạn áp dụng: sau khi doanh nghiệp đã thực hiện hành vi chuyển giá
và thiệt hại thất thu thuế cho Nhà nước đã xảy ra.
- Nội dung của biện pháp: Theo quy định của pháp luật Việt Nam về cơng
tác quản lý thuế thì:
Kiểm tra thuế: là công việc được thực hiện thường xuyên của cơ quan
thuế đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Doanh nghiệp bị kiểm tra thuế phải có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thơng tin, tài liệu đã cung cấp (đặc biệt là thông tin về các giao dịch liên kết). Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thuế, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế do hành vi chuyển giá gây ra thì cơ quan thuế có thể ban hành các Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra 49
.
Thanh tra thuế: việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch
thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính 50
. Sau khi kết thúc việc thanh tra, dựa vào kết luận thanh tra thuế nếu xác định doanh nghiệp đã thực hiện hành vi chuyển giá – vi phạm pháp luật thuế – thì cơ quan thuế có quyền ban hành quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử phạt hành chính
về thuế.
49 Điều 55 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính Phủ.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, biện pháp kiểm tra, thanh tra thuế đóng vai trị tích cực trong việc kiểm sốt hành vi chuyển giá, ngăn chặn thiệt hại và khắc phục hậu quả do hành vi chuyển giá gây ra. Cụ thể, theo Tổng hợp số liệu 6 tháng đầu năm 2012, toàn ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra được 17.045 doanh nghiệp, tăng 57% so với cùng kì năm 2011. Tổng số thuế truy thu, phạt, truy hoàn đạt 3.043 tỉ đồng, tăng 76% so với cùng kì, giảm khấu trừ 226 tỉ đồng, tổng số giảm lỗ 4.152 tỉ đồng, tăng 83% so với cùng kì năm 2011. Tính đến ngày 31-5, số tiền thuế và phạt đã nộp ngân sách của toàn ngành Thuế đạt 1.313 tỉ đồng, đạt 43% số xử lí truy thu và phạt. Công tác đôn đốc số nộp sau thanh tra đã được nhiều cục thuế chú trọng. Có 14 cục thuế thu đạt trên 80% số xử lí, truy thu và phạt qua thanh tra. Kết quả này cho thấy việc lựa chọn đối tượng thanh tra thuế ngày càng có hiệu quả hơn. Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế cũng đạt được những kết quả tích cực với 772.390 hồ sơ, tăng 67% so với cùng kì năm 2011, xử lí điều chỉnh tăng và ấn định 371 tỉ đồng. Đối với doanh nghiệp kinh doanh lỗ, có dấu hiệu chuyển giá, có hoạt động giao dịch liên kết, kế hoạch của ngành Thuế trong năm nay tăng 1,7 lần so với kết quả đạt được của năm 2011. Qua tổng hợp từ các cục thuế địa phương, trong 5 tháng đầu năm toàn ngành đã thanh tra, kiểm tra được 463 doanh nghiệp với tổng số truy thu, truy hoàn và phạt đạt 253 tỉ đồng, giảm khấu trừ 47 tỉ đồng, giảm lỗ 1.035 tỉ đồng. Điển hình trong cơng tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá và điều chỉnh giảm lỗ là Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh giảm lỗ 222 tỉ đồng, Cục Thuế Hà Nội 412 tỉ, Cục Thuế Quảng Ngãi 190 tỉ đồng 51
.
2.2.1.2. Biện pháp kiểm toán:
- Tác dụng bảo vệ: Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành. Theo đó, thơng qua việc kiểm tra báo cáo tài chính và báo cáo
51 Số liệu từ nguồn Hải quan Online – Cơ quan của Tổng cục Hải quan.
thuế của một doanh nghiệp, Nhà nước có thể xác định được doanh nghiệp có thực hiện hành vi chuyển giá hay khơng và có cần phải thực hiện điều chỉnh thuế hay không. Hiệu quả của biện pháp này là làm tăng nguồn thu thuế hiện tại (trong trường hợp kiểm tốn thành cơng) và tăng mức độ tuân thủ thuế trong lai của doanh nghiệp (từ đó góp phần tăng nguồn thu thuế và bảo vệ nguồn thu thuế) 52
.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp về chuyển giá thì biện pháp kiểm tra kiểm tốn truyền thống thường tỏ ra rất khó khăn và tốn kém thời gian, nguồn lực cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế 53. Vì trên thực tế có nhiều trường hợp mặc dù có hành vi chuyển giá xảy ra nhưng cơ quan thuế không thể nào chứng minh được, do thiếu các thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc chứng minh. Một lý do nữa là vì hoạt động kiểm tốn diễn ra sau khi các giao dịch đã được thực hiện xong, nghĩa là hành vi chuyển giá đã được diễn ra, nên cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin đầy đủ để xác định giá thị trường tại thời điểm đó.
- Giai đoạn áp dụng: biện pháp này được áp dụng sau khi doanh nghiệp đã thực hiện hành vi chuyển giá.
- Nội dung của biện pháp:
Theo quy định tại Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 thì Nhà nước bắt buộc: (i) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; (ii) tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; (iii) tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; (iv) công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
nước ngồi tại Việt Nam kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm 54
. Cịn đối
52 The United Nation (2012), tlđd 1, Chapter 8, pp. 1.
53
OECD (1999), Annex guidelines for conducting advance pricing arrangements under the mutual agreement procedure, Organization on Economic Cooperation and Development, Pari, pp. 22.
với các doanh nghiệp, tổ chức khác thì Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn dự án hoàn thành và các cơng việc kiểm tốn khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi cơng khai tài chính 55
.
2.2.1.3. Biện pháp ấn định thuế/ truy thu thuế:
- Tác dụng bảo vệ: đây là biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi chuyển giá
gây ra cho nhà nước bằng cách buộc doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá phải khôi phục lại đúng nghĩa vụ nộp thuế. Ngồi ra nó cịn tạo cơ hội cho nhà đầu tư thu hồi lại phần vốn, lợi nhuận đã bị chiếm đoạt, hạn chế nguy cơ NLĐ bị chậm trả lương, cắt giảm lương do kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khơng cịn thua lỗ, trả lại trạng thái cạnh tranh công bằng cho các đối thủ cạnh tranh khi doanh nghiệp khơng cịn lợi thế cạnh tranh về giá. Đồng thời, biện pháp này còn tạo sự kiện pháp lý (quyết định ấn định thuế, truy thu
thuế, xử phạt thuế) để các chủ thể còn lại xác định thiệt hại do hành vi chuyển
giá gây ra.
- Giai đoạn áp dụng: sau khi doanh nghiệp đã thực hiện hành vi chuyển giá
và thiệt hại thất thu thuế cho Nhà nước đã xảy ra.
- Nội dung của biện pháp:
Ấn định thuế là biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền thu thuế của nhà nước, duy trì trật tự quản lý nhà nước về kinh tế và cũng là biện pháp để khắc phục hậu quả/thiệt hại do hành vi chuyển giá gây ra cho nhà nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan Thuế có quyền ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong các trường hợp sau 56
:
55
Điều 10 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011.
56 Điều 9 Thông tư số 66 /2010 /TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
+ Doanh nghiệp dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho giao dịch liên kết;
+ Doanh nghiệp tạo ra giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập để lấy giao dịch này làm giao dịch độc lập được chọn để so sánh;
+ Doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ nội dung theo yêu cầu 57
đối với giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết;
+ Cơ quan Thuế nghi ngờ doanh nghiệp khơng áp dụng hoặc cố tình áp dụng khơng đúng các quy định tại Thông tư số 66 /2010 /TT-BTC và doanh nghiệp không chứng minh được trong thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan Thuế.
Sau khi ấn định thuế, cơ quan thuế sẽ gửi Quyết định ấn định thuế cho người nộp thuế. Đây chính là cơ sở để nhà nước buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Nếu việc nộp thuế đã được thực hiện thì nó là cơ sở để cơ quan thuế tiến hành truy thu thuế doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá – khơi phục lại lợi ích bị thiệt hại của nhà nước. Quyết định ấn định thuế/truy thu thuế cịn là bằng chứng có giá trị pháp lý giúp các chủ thể khác bảo vệ quyền lợi bị thiệt hại của mình.
2.2.1.4. Biện pháp xử phạt về thuế:
- Tác dụng bảo vệ: bảo vệ chung cho tất cả các chủ thể bị thiệt hại bởi hành
vi chuyển giá, bởi vì đây là biện pháp chế tài mà Nhà nước dùng để trừng phạt doanh nghiệp vi phạm, ngăn chặn tái phạm và làm gương cho các doanh nghiệp khác, ngăn ngừa hành vi vi phạm mới. Đồng thời, tạo căn cứ pháp lý
(quyết định xử phạt thuế) cho các chủ thể còn lại xác định thiệt hại do hành vi chuyển giá gây ra.
- Giai đoạn áp dụng: sau khi doanh nghiệp đã thực hiện hành vi chuyển giá. - Nội dung của biện pháp:
Khi hành vi chuyển giá gây thiệt hại cho nhà nước thỏa mãn dấu hiệu của hành vi trốn thuế thì doanh nghiệp thực hiện hành vi này phải gánh chịu trách nhiệm hành chính đối với nhà nước (nếu hành vi vi phạm chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự). Theo đó, ngồi việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn thì doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá để trốn thuế còn bị
xử phạt tiền theo số lần tính trên số tiền thuế trốn như sau 58
:
+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên.
+ Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi vi phạm lần thứ hai mà khơng có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2,5 tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà khơng có tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
58 Điều 14 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 Về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước (nhà nước truy thu thuế). Ngoài ra, những tổ chức, cá