6. Bố cục của luận văn:
2.1. Khái quát về các biện pháp bảo vệ:
2.1.1. Mục đích bảo vệ của các biện pháp:
Do quá trình tác động gây thiệt hại của hành vi chuyển giá và nội dung thiệt hại đối với từng chủ thể (Nhà nước, nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh và NLĐ) có những đặc trưng khác nhau nên biện pháp bảo vệ các chủ thể này chủ yếu là những biện pháp tự bảo vệ. Để thực hiện mục tiêu tự bảo vệ, trên
cơ sở phân tích các cơ sở hình thành thiệt hại và sự kiện pháp lý để xác định thiệt hại do hành vi chuyển giá gây ra, các biện pháp bảo vệ chủ yếu nhằm mục đích: (i) kiểm sốt, ngăn ngừa hành vi chuyển giá không xảy ra trên thực tế; (ii) nếu hành vi chuyển giá đã xảy ra thì ngăn ngừa khơng cho thiệt hại xảy ra; (iii) nếu thiệt hại đã xảy ra/phát sinh thì xử lý thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc bù đắp tổn thất.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của các biện pháp:
Mặc dù quá trình tác động gây thiệt hại của hành vi chuyển giá không giống với các hành vi khác nhưng nội dung thiệt hại mà nó gây ra cho Nhà nước, nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, NLĐ cũng giống như thiệt hại mà các hành vi trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, gian dối trong đầu tư hay các hành vi bóc lột sức lao động khác gây ra. Do đó, trong trường hợp này, khơng nhất thiết phải đặt ra các quy định chuyên biệt để bảo vệ các chủ thể có nguy cơ bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá mà có thể vận dụng các quy định pháp luật có liên quan để hình thành cơ chế tự bảo vệ cho các chủ thể này.
Theo đó, căn cứ vào nội dung thiệt hại, chủ thể bị thiệt hại, nguyên nhân gây ra thiệt hại (có thể là giao dịch chuyển giá trong nước hoặc giao dịch chuyển giá qua biên giới) các biện pháp bảo vệ chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá ở Việt Nam được vận dụng từ:
(i) Các quy định pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực như: giá, thuế,
lao động, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, hợp đồng, cạnh tranh, kế toán, kiểm toán, bồi thường thiệt hại, khiếu nại tố cáo…(bao gồm cả luật hình thức và luật nội dung).
(ii) Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: các Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các hiệp định song phương, đa phương về thuế giữa Việt Nam với các nước khác…
2.1.3. Phân loại nhóm biện pháp bảo vệ:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc phân loại nhóm biện pháp sẽ giúp các chủ thể có khả năng bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá thuận lợi hơn trong việc lựa chọn biện pháp phù hợp áp dụng trong từng giai đoạn (trước hay sau khi bị thiệt hại) và đạt được mục đích bảo vệ tốt nhất (ngăn ngừa hay xử lý thiệt hại). Theo đó, có nhiều căn cứ để phân loại nhóm biện pháp như:
- Căn cứ vào chủ thể áp dụng biện pháp: có thể chia thành 3 nhóm: (i)
nhóm biện pháp thuộc thẩm quyền áp dụng của Nhà nước; (ii) nhóm biện
pháp áp dụng cho cả ba chủ thể: nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, NLĐ; (iii)
nhóm biện pháp chỉ áp dụng riêng cho từng chủ thể: nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, NLĐ.
- Căn cứ theo tác dụng bảo vệ: có thể chia thành 2 nhóm: (i) Nhóm biện
pháp có tác dụng bảo vệ chung cho tất cả các chủ thể; và (ii) Nhóm biện pháp chỉ có tác dụng bảo vệ riêng cho chính chủ thể áp dụng biện pháp đó.
- Căn cứ theo giai đoạn áp dụng: có thể chia thành 3 nhóm:(i) Nhóm
biện pháp áp dụng trước khi xảy ra giao dịch chuyển giá; (ii) Nhóm biện pháp áp dụng sau khi xảy ra giao dịch chuyển giá (nhưng chưa xảy ra thiệt hại);
(iii) Nhóm biện pháp áp dụng sau khi xảy ra thiệt hại.
Do hành vi chuyển giá cùng một lúc có thể gây thiệt hại cho nhiều chủ thể khác nhau (cố ý trực tiếp gây thiệt hại cho chủ thể này nhưng lại cố ý gián tiếp hoặc vô ý gây thiệt hại cho chủ thể khác) và nội dung thiệt hại, quá trình
tác động gây thiệt hại cho mỗi chủ thể là khác nhau, vì vậy mỗi chủ thể sẽ có các căn cứ, tiêu chí khác nhau trong việc lựa chọn biện pháp tự bảo vệ thích hợp cho mình. Do đó, tác giả sẽ phân nhóm các biện pháp dựa theo căn cứ chủ thể áp dụng biện pháp kết hợp với nêu tác dụng bảo vệ, giai đoạn áp
dụng.