6. Bố cục của luận văn:
1.2. Chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá:
1.2.4. Người lao động (NLĐ):
1.2.4.1. Nội dung thiệt hại:
Khi doanh nghiệp – nơi người lao động làm việc – thực hiện hành vi chuyển giá bằng cách chuyển thu nhập/ lợi nhuận sang doanh nghiệp liên kết khác để ngụy tạo ra kết quả kinh doanh thua lỗ thì thiệt hại mà người lao động (NLĐ) phải gánh chịu là bị giảm tiền lương hoặc bị chiếm dụng tiền lương bất hợp pháp, thậm chí có thể bị chiếm đoạt tiền lương. Bởi lẽ, với kết quả
kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp sẽ có lý do chính đáng để trả lương cho NLĐ thấp hơn, hoặc chậm trả tiền lương, trả lương không đủ, không đúng hạn hoặc từ chối/hoãn việc tăng lương, cắt giảm những khoản tiền thưởng, phụ cấp, không cần phải trang bị mới các thiết bị đảm bảo an toàn lao động…
48 Được ban hành theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định trong Luật Cạnh tranh
Điều này có nghĩa là, hành vi chuyển giá làm cho NLĐ bị bóc lột sức lao động một cách âm thầm mà khó có thể nhận biết thiệt hại xảy ra.
1.2.4.2. Cơ sở hình thành thiệt hại
Thứ nhất, đó là sự tồn tại của những điều kiện là cơ sở hình thành hiện
tượng chuyển giá, trong đó có hai điều kiện quan trọng là: (i) doanh nghiệp nơi NLĐ làm việc có mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp khác; (i) Mức thuế suất của doanh nghiệp nơi NLĐ làm việc cao hơn thuế suất của các doanh nghiệp liên kết.
Thứ hai, doanh nghiệp – nơi người lao động đang làm việc – đã thực hiện hành vi chuyển giá để chuyển lợi nhuận sang doanh nghiệp liên kết khác nhằm ngụy tạo ra kết quả kinh doanh thua lỗ.
Thứ ba, cơ chế tự thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử
dụng lao động, nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu làm cơ sở cho việc trả lương chứ không ấn định lương.
Thứ tư, tồn tại mối tương quan khơng bình đẳng giữa NLĐ và người sử
dụng lao động (NSDLĐ). Trong mối quan hệ lao động, dù cho lao động có trình độ chun mơn hay lao động phổ thơng, có hay khơng có hợp đồng lao động thì NLĐ bao giờ cũng là bên yếu thế hơn so với NSDLĐ, bởi vì tư liệu sản xuất thuộc về NSDLĐ. Bên cạnh đó, tình trạng dư thừa lao động dẫn đến mất cân đối cung – cầu lao động cũng là một trong những nguyên nhân làm cho NSDLĐ ln có vị thế cao hơn so với NLĐ. Chính tương quan khơng bình đẳng này làm cho NLĐ thường phải chịu nhiều bất lợi hơn khi thỏa thuận tiền lương với NSDLĐ.
1.2.4.3. ự kiện pháp lý để xác định thiệt hại
Mặc dù căn cứ để trả tiền lương cho NLĐ là dựa vào mức lương thỏa thuận giữa NLĐ với NSDLĐ trong hợp đồng lao động, thế nhưng thực tế NLĐ được nhận bao nhiêu tiền lương thì phụ thuộc rất lớn vào kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, thiệt hại mà hành vi chuyển giá gây ra cho NLĐ chỉ phát sinh sau khi doanh nghiệp thực hiện
hành vi chuyển giá và đã phản ánh kết quả chuyển giá đó vào các báo cáo tài chính – hay nói cách khác thu nhập/lợi nhuận của doanh nghiệp đã được chuyển sang cho doanh nghiệp liên kết khác.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá ngụy tạo ra kết quả kinh doanh thua lỗ thì đều chậm trả lương, giảm lương, không tăng lương…. gây thiệt hại cho NLĐ. Do đó, sự kiện pháp lý để xác định thiệt hại trong trường hợp này gồm có hai sự kiện cần và đủ sau:
(i) Kết luận thanh tra, kiểm tra thuế/ quyết định xử lý thuế của cơ quan thuế trong đó xác định doanh nghiệp – nơi NLĐ làm việc – đã thực hiện hành
vi chuyển giá để tạo ra kết quả kinh doanh thua lỗ.
(ii) Doanh nghiệp - nơi NLĐ làm việc – dựa vào kết quả kinh doanh thua lỗ
để ban hành các quyết định hoặc thực hiện các hành vi làm giảm lương/thu nhập của NLĐ (như không chấp nhận đề nghị tăng lương/ chậm trả lương/ cắt giảm lương/ trả lương không đầy đủ/ từ chối yêu cầu từ chối ký kết thỏa ước lao động tập thể mới...)
1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá:
Quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân được pháp luật hầu hết các nước trên thế giới tôn trọng và bảo vệ. Nghĩa là, cơng dân có quyền thực hiện hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ dưới những hình thức thích hợp tùy theo khả năng vốn và trình độ quản lý của mình để tìm kiếm lợi nhuận. Thế nhưng, trong một xã hội mà tất cả mọi người đều có quyền tự do kinh doanh thì sự tự do đó phải được thực hiện trong một phạm vi, khuôn khổ nhất định chứ không thể là sự tự do tùy tiện. Nghĩa là quyền tự do kinh doanh của bất kỳ chủ thể nào cũng không được xâm phạm đến lợi ích chung của tồn xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
Hành vi chuyển giá cũng xuất phát từ quyền tự do kinh doanh nhưng nó đã vượt quá giới hạn tự do cho phép. Bởi vì, chủ thể thực hiện hành vi chuyển
giá đã lợi dụng quyền tự do kinh doanh (thay đổi giá giao dịch) để tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở trốn/tránh nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, chiếm đoạt vốn, lợi nhuận của nhà đầu tư khác, chiếm đoạt khách hàng/thị phần gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh bằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, kể cả bóc lột sức lao động của NLĐ.
Trong khi đó, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, nó khơng chỉ đảm bảo chi tiêu để duy trì quyền lực của bộ máy Nhà nước, mà còn để chi tiêu cho các nhu cầu phúc lợi chung của xã hội, điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hố cơng cộng để tiến tới công bằng xã hội. Do đó, khi hành vi chuyển giá gây thiệt hại cho nguồn thu thuế thì khơng chỉ gây thiệt hại cho Nhà nước mà còn gây thiệt hại cho cả cộng đồng xã hội. Vì vậy, Nhà nước – nguồn thu thuế của nhà nước – cần phải được bảo vệ trước những thiệt hại mà hành vi chuyển giá gây ra nhằm để đảm bảo duy trì quyền lực, chức năng của Nhà nước và đảm bảo cơng bằng xã hội.
Cịn đối với các chủ thể khác (nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, NLĐ) hành vi chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho từng cá nhân riêng lẻ mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, đe dọa sự phát triển của hoạt động kinh doanh/đầu tư và làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Bởi lẽ, nếu nền kinh tế mà khơng có đối thủ cạnh tranh thì sẽ khơng có động lực để phát triển, khơng có các nhà đầu tư thì sẽ khơng có nguồn vốn để phát triển kinh doanh, khơng có NLĐ thì sẽ khơng có lực lượng để sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Do đó, các chủ thể này cũng cần phải được bảo vệ trước những thiệt hại do hành vi chuyển giá gây ra nhằm duy trì và thu hút nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh, đảm bảo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm nguồn lực lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Hành vi chuyển giá xuất phát từ hoạt động định giá chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài sản trong nội bộ các công ty đa quốc gia. Thông qua hành vi chuyển giá, các MNC dịch chuyển thu nhập chịu thuế từ nơi có mức thuế suất cao sang nơi có mức thuế suất thấp để làm giảm tổng nghĩa vụ thuế. Do MNC ấn định giá chuyển giao vượt quá biên độ giá thị trường, gây thiệt hại cho nhà nước và các chủ thể khác nên hành vi này bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Hiện nay, hành vi chuyển giá không chỉ được thực hiện bởi các MNC mà còn được thực hiện bởi các doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ liên kết với nhau do ngay trong phạm vi một quốc gia cũng có sự khác biệt về các chính sách thuế.
3. Hành vi chuyển giá gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế khi xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về thuế, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
4. Các chủ thể có khả năng bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá: Nhà nước bị thiệt hại do thất thu thuế; nhà đầu tư bị chiếm đoạt vốn, lợi nhuận; đối thủ cạnh tranh bị chiếm thị phần, bị loại khỏi thị trường; người lao động bị thiệt hại về tiền lương.
5. Việc bảo vệ các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá là điều cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh và duy trì trật tự quản lý nhà nước về kinh tế.
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO VỆ CHỦ THỂ BỊ THIỆT HẠI BỞI HÀNH VI CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM