Chủ thể để thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Chủ thể thừa kế quyền sử dụng đất

2.1.1. Chủ thể để thừa kế quyền sử dụng đất

Để xác định chủ thể có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất thì cần căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014.

Trƣớc tiên, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã giới hạn chủ thể có quyền để thừa kế chỉ thuộc về cá nhân, các chủ thể khác ngoài cá nhân không đƣợc trao quyền này, điều này phù hợp với bản chất của thừa kế là sự chuyển dịch tài sản từ ngƣời chết sang ngƣời còn sống. Và cũng dựa trên tinh thần trên, Luật Đất đai năm 2013 không quy định quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức mà chỉ quy định đối với cá nhân là ngƣời sử dụng đất tại Chƣơng XI nhƣ sau:

- Đối với cá nhân trong nƣớc:

+ Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đƣợc Nhà nƣớc giao đất trong hạn

mức; đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, đƣợc Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì đƣợc phép để thừa kế quyền sử dụng đất39.

+ Cá nhân đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có

quyền để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất th mà khơng có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất40.

- Đối với cá nhân là thành viên hộ gia đình:

+ Hiện nay chỉ cá nhân là thành viên hộ gia đình đƣợc Nhà nƣớc giao

đất mới đƣợc quyền để thừa kế quyền sử dụng đất41. Họ khơng có quyền để thừa kế

quyền sử dụng đất đối với phần đất đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Và tƣơng tự nhƣ cá nhân trong nƣớc, cá nhân là thành viên hộ gia đình đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm cũng chỉ có quyền để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê mà khơng có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất đó42.

39 Điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 40 Điểm c khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 41 Điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 42 Điểm c khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013

23

+ Riêng đối với hộ gia đình sử dụng đất đƣợc nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của các thành viên trong những hộ gia đình này pháp luật đất đai hiện không quy định.

- Đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài43: Luật Đất đai năm 2013 chỉ trao quyền để thừa kế quyền sử dụng đất cho ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài với điều kiện họ thuộc các đối tƣợng đƣợc sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất theo Điều 7 và khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, tức là phải đƣợc phép nhập cảnh vào Việt Nam; và di sản thừa kế trong trƣờng hợp này là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở44. Pháp luật đất đai hiện không cho phép họ đƣợc để thừa kế quyền sử dụng đất đơn thuần.

- Đối với ngƣời nƣớc ngồi: Hiện nay, có sự không thống nhất trong

quy định pháp luật giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014 về khả năng trở thành ngƣời sử dụng đất của ngƣời nƣớc ngoài cũng nhƣ quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của đối tƣợng này. Cụ thể là, nếu căn cứ vào Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, ngƣời nƣớc ngồi khơng thuộc các đối tƣợng đƣợc liệt kê có thể trở thành ngƣời sử dụng đất, hiện tại họ chỉ có thể sử dụng đất gián tiếp dƣới hình thức sử dụng đất của tổ chức nƣớc ngồi có chức năng ngoại giao hay dƣới hình thức đầu tƣ vào doanh nghiệp, và điều này dẫn đến một hệ quả đƣơng nhiên rằng ngƣời nƣớc ngồi khơng trở thành chủ thể để thừa kế quyền sử dụng đất. Nhƣng, chiếu theo các quy định tại Luật Nhà ở năm 2014, có thể thấy khi ngƣời nƣớc ngồi vẫn có khả

năng trở thành chủ sở hữu nhà ở thƣơng mại, nhà ở riêng lẻ45, vẫn tồn tại khả năng

ngƣời nƣớc ngoài đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và trở thành ngƣời sử dụng đất. Thêm vào đó, theo khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014 thì ngƣời nƣớc ngồi có quyền để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Nhƣ vậy, đã có sự mâu thuẫn giữa các quy định cả hai Luật này.

Kết luận chung, đối với chủ thể có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất, ta

thấy, không phải mọi chủ thể là ngƣời sử dụng đất đƣợc quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 đều có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền để thừa kế

43 Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch thì ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi là cơng dân Việt Nam và ngƣời gốc Việt Nam cƣ trú, sinh sống lâu dài ở nƣớc ngồi. Trong đó, ngƣời gốc Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài là ngƣời Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ đƣợc xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cƣ trú, sinh sống lâu dài ở nƣớc ngoài. 44 Điểm b khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013

24

quyền sử dụng đất không phải là quyền chung của ngƣời sử dụng đất. Nhà nƣớc – trên cơ sở là đại diện chủ sở hữu đất đai – chỉ trao quyền này cho các cá nhân sử dụng đất nhất định, khi mà họ đáp ứng đƣợc các điều kiện về nguồn gốc hoặc hình thức sử dụng đất.

Riêng đối với một số bất cập trình bày ở trên, theo quan điểm của tác giả,

nên điều chỉnh theo hƣớng nhƣ sau:

- Một là, điều chỉnh bổ sung theo hƣớng ghi nhận quyền để thừa kế

quyền sử dụng đất của thành viên hộ gia đình sử dụng đất đƣợc nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

- Hai là, đối với sự mâu thuẫn trong các quy định về quyền để thừa kế

quyền sử dụng của ngƣời nƣớc ngoài giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014, thì pháp luật đất đai nên điều chỉnh theo hƣớng mở rộng quyền của ngƣời nƣớc ngoài, tiến tới thống nhất với quy định của Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể là sẽ ghi nhận quyền để thừa kế quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở của chủ thể này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)