Chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Chủ thể thừa kế quyền sử dụng đất

2.1.2. Chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất46 và

nhận thừa kế quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ nhận quyền sử dụng đất47, từ đó xác lập quyền sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất. Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 quy định về chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhƣ sau:

- Về quy định chung, căn cứ và Điều 609 và Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ngƣời thừa kế bao gồm cá nhân và ngƣời thừa kế không phải cá nhân. Trong đó, cá nhân có quyền đƣợc hƣởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhƣng đã thành thai trƣớc khi ngƣời để lại di sản chết; còn ngƣời thừa kế không phải là cá nhân đƣợc hƣởng di sản theo di chúc và phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Xét thêm về phạm vi chủ thể có thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013, thì thấy rằng theo quy định của Điều 609 và Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, ngƣời thừa kế bao gồm cá nhân và ngƣời thừa kế không phải là cá nhân. So sánh với Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đã có sự thay thế cụm từ “cá nhân, tổ chức” thành “ngƣời thừa kế

46 Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 47 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013

25

không phải là cá nhân”. Đây là một điểm mới và cũng là một thay đổi quan trọng trong chế định thừa kế của Bộ luật Dân sự hiện hành. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi xác định chủ thể là ngƣời thừa kế không phải là cá nhân. Quan điểm thứ nhất cho rằng ngƣời thừa kế khơng phải là cá nhân chính là pháp nhân, vì hiện nay Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ công nhận hai chủ thể của quan hệ dân sự là cá nhân và pháp nhân. Quan điểm thứ hai cho rằng, ngồi pháp nhân thì có thể cịn có thể bao gồm các đối tƣợng khác nhƣ cơ quan, tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân, v.v..

Xuất phát từ lịch sử pháp luật thừa kế, từ ý chí của ngƣời để lại di sản cũng nhƣ xét các quy định liên quan khác của Bộ luật Dân sự năm 2015, và đặc biệt là các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2013, tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai nêu trên. Chúng ta nên theo hƣớng xác định không chỉ cá nhân, pháp nhân mà các chủ thể khác vẫn có thể có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Điều này tạo ra đƣợc sự phù hợp, thống nhất giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 với Luật Đất đai năm 2013, giữa luật chung và luật riêng, khi mà theo Luật Đất đai năm 2013, tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cƣ có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất48.

Một vấn đề khác trong phạm vi chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nữa là quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo hiện vẫn đang để ngỏ, trong khi đó, trên thực tế, vẫn tồn tại khả năng chủ thể để thừa kế mong muốn để thừa kế quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo (điển hình là nhà chùa). Theo quan điểm của tác giả, pháp luật cần thiết phải dự liệu trƣờng hợp này, và nên theo

hƣớng ghi nhận thêm quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo. - Về quyền nhận thừa kế của với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ: Theo điểm d khoản 1 Điều 169 Luật đất đai năm 2013, thì các đối tƣợng này đƣợc nhận thừa kế quyền sử dụng đất và pháp luật đã không đặt thêm những điều kiện riêng khác, chẳng hạn nhƣ điều kiện về loại đất đƣợc thừa kế quyền sử dụng. So sánh quy định này với Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, ta thấy, mặc dù với cùng đối tƣợng nhƣng quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất đã đƣợc quy định một cách thoáng hơn so với quyền nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Điều này thể hiện ở điểm để có thể nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, các đối tƣợng đang xét còn cần phải thỏa mãn điều kiện không rơi vào những trƣờng hợp không đƣợc phép nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đƣợc dự liệu tại Điều 191 Luật Đất đai năm 2013.

26

- Về quyền nhận thừa kế của ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi:

Luật Đất đai năm 2013 có sự khác nhau trong quy định quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất giữa ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trong đó:

+ Đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc diện đƣợc sở

hữu nhà ở tại Việt Nam: Quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất của đối tƣợng này đƣợc đề cập rải rác tại điểm đ khoản 1 Điều 169, điểm đ khoản 1 Điều 179 và Điều 186 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, khi xem xét các quy định này lại thấy có tồn tại sự không thống nhất trong các quy định. Cụ thể, theo điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 thì ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam đƣợc phép nhận thừa kế quyền sử dụng đất không phân biệt loại đất. Điều này tạo ra mâu thuẫn với Điều 169 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất. Vì theo quy định này, đối tƣợng là ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ đƣợc nhận thừa kế quyền sử dụng đất trong trƣờng hợp nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Theo quan điểm của tác giả, xét thấy, xuất phát từ tính chất đặc biệt của đất

đai, của quyền sử dụng đất, của chủ thể đặc biệt là ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài cũng nhƣ trên tinh thần quy định mang tính chất tổng quát của Điều 169 Luật Đất đai năm 2013, thì nên xác định theo hƣớng, đối tƣợng này hiện chỉ đƣợc phép nhận thừa kế quyền sử dụng đất trong trƣờng hợp nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Và các nhà làm luật cũng nên điều chỉnh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 cho thống nhất so với các quy định còn lại.

+ Đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi khơng thuộc diện đƣợc

sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Theo pháp luật đất đai, nếu những cá nhân thuộc đối tƣợng này đƣợc nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở thì họ chỉ đƣợc hƣởng giá trị của phần thừa kế đó49.

Mở rộng vấn đề trong trƣờng hợp chủ thể nhận thừa kế là ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi khơng thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam, có thể thấy, căn cứ vào các khoản 3, 4 và 5 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013, những đối tƣợng này mặc dù không đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhƣng họ đƣợc đứng tên trong hợp đồng chuyển nhƣợng, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất này. Và nếu nhƣ họ chƣa tiến

27

hành chuyển nhƣợng, tặng cho thì lúc này, họ hoặc ngƣời đại diện đăng ký quyền thừa kế này vào Sổ địa chính. Đồng thời họ có quyền ủy quyền bằng văn bản cho ngƣời khác trông nom hoặc tạm sử dụng đất. Quy định này của Luật Đất đai năm 2013 vẫn còn một số điểm hạn chế.

Thứ nhất, pháp luật không giới hạn thời hạn để thực hiện việc chuyển

nhƣợng, tặng cho trong trƣờng hợp này. Điều này dễ dẫn đến hệ quả khiến cho mục đích chính của quy định này có thể khơng đạt đƣợc, khi mà về cơ bản những quyền của ngƣời thừa kế lúc này không quá khác so với quyền cơ bản của ngƣời sử dụng đất.

Và thứ hai, pháp luật vẫn đang để ngỏ trong trƣờng hợp nếu nhƣ khi họ chƣa

tặng cho, chuyển nhƣợng mà họ chết thì quyền sử dụng đất này đƣợc xử lý nhƣ thế nào? Những ngƣời thừa kế của họ sẽ đƣợc thừa kế quyền sử dụng đất hay là thừa kế giá trị của quyền sử dụng đất này?

Theo quan điểm của tác giả, để giải quyết bất cập này, trƣớc tiên cần phải

đặt ra một giới hạn thời gian cụ thể để thực hiện việc chuyển nhƣợng, tặng cho. Đồng thời dự liệu hƣớng giải quyết đối với trƣờng hợp những chủ thể này chết trƣớc khi họ chƣa kịp tặng cho, chuyển nhƣợng phần quyền sử dụng đất mà họ đƣợc nhận thừa kế. Lúc này nên theo hƣớng di sản đƣợc xác định là quyền sử dụng đất và tiếp tục giải quyết nhƣ trƣờng hợp thừa kế quyền sử dụng đất thông thƣờng.

- Đối với ngƣời nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài:

Nhìn chung, theo Luật Đất đai năm 2013 thì ngƣời nƣớc ngồi chỉ đƣợc hƣởng giá trị quyền sử dụng đất đƣợc để thừa kế mà không đƣợc nhận quyền sử dụng đất đó50, cịn quyền thừa kế quyền sử dụng đất của tổ chức nƣớc ngoài vẫn đang để ngỏ, chƣa đƣợc quy định.

Nhƣng riêng đối với đất ở, xem xét Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Nhà ở, thì ngƣời nƣớc ngồi, tổ chức nƣớc ngoài thuộc diện đƣợc phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam vẫn có thể đƣợc nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Nhƣ vậy, ở đây đã tồn tại mâu thuẫn, theo quan điểm của tác giả, thiết nghĩ pháp luật đất đai nên đƣợc điều chỉnh theo tinh thần của pháp luật nhà ở hiện hành, đồng thời bổ sung các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất của tổ chức nƣớc ngoài.

28

Như vậy, từ các phân tích trên, có thể đƣa ra nhận xét chung về chủ thể nhận

thừa kế quyền sử dụng đất nhƣ sau: Quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất của các đối tƣợng khác nhau đƣợc quy định khác nhau. Những quy định này hiện vẫn đang tồn tại nhiều điểm bất cập, cũng nhƣ vẫn còn những “mảng trống” cần đƣợc điều chỉnh cho hợp lý, phù hợp với tinh thần chung của pháp luật đất đai nói riêng và chính sách đất đai nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)