CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.3. Hình thức để thừa kế quyền sử dụng đất
2.3.1. Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là một hình thức thừa kế quan trọng trong chế định thừa kế. Theo Điều 609 và Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc và “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho ngƣời khác sau khi chết”. Đây là cơ sở của thừa kế theo di chúc nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc nói riêng.
Dƣới góc độ lý luận có thể hiểu thừa kế theo di chúc “là phƣơng thức dịch chuyển di sản do ngƣời chết để lại, theo ý nguyện của ngƣời đó lúc cịn sống đƣợc thể hiện trong di chúc, cho ngƣời thừa kế đƣợc chỉ định trong di chúc đó”57. Và thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc là thừa kế theo di chúc có di sản là quyền sử dụng đất.
2.3.1.1. Quyền của ngƣời lập di chúc
Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, ngƣời lập di chúc sẽ có các quyền sau:
56 Điểm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 57 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr. 216
32
- Chỉ định ngƣời thừa kế; truất quyền hƣởng di sản của ngƣời thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng ngƣời thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho ngƣời thừa kế;
- Chỉ định ngƣời giữ di chúc, ngƣời quản lý di sản, ngƣời phân chia di
sản;
Với các quyền này, có thể khẳng định rằng, ngƣời lập di chúc có quyền quyết định mọi khía cạnh trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Thậm chí, ngay trong trƣờng hợp đối với những cá nhân rơi vào trƣờng hợp không đƣợc hƣởng di sản theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, ngƣời lập di chúc vẫn có quyền cho phép họ hƣởng thừa kế nếu ngƣời lập di chúc biết về hành vi của những ngƣời đó.
Tuy nhiên, nhằm bảo vệ những nhóm đối tƣợng đặc thù, pháp luật đã có quy định hạn chế quyền tự định đoạt này của ngƣời lập di chúc, đó là quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trƣờng hợp con chƣa thành niên, con thành niên mà khơng có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng, nếu những đối tƣợng này không từ chối nhận di sản hoặc không thuộc những trƣờng hợp khơng có quyền đƣợc hƣởng di sản, thì họ vẫn đƣợc hƣởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một ngƣời thừa kế theo pháp luật nếu di sản đƣợc chia theo pháp luật, trong trƣờng hợp họ không đƣợc ngƣời lập di chúc cho hƣởng di sản hoặc chỉ cho hƣởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
2.3.1.2. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Để một di chúc đƣợc xem là hợp pháp thì cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, điều kiện về chủ thể lập di chúc
Chủ thể lập di chúc để thừa kế quyền sử dụng đất là ngƣời thành niên58
(ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên59
) và phải là cá nhân sử dụng đất (chủ sở hữu quyền sử dụng đất).
Riêng đối với ngƣời chƣa thành niên từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi thì đƣợc lập di chúc nếu đƣợc cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ đồng ý về việc
lập di chúc60. So với khoản 2 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005, thì quy định này
58 Khoản 1 Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 59 Khoản 1 Điều 2 Bộ luật Dân sự năm 2015 60 Khoản 2 Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015
33
của Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung cụm từ “về việc lập di chúc”, từ đó xác định cụ thể phạm vi và nội dung của sự đồng ý của cha, mẹ, ngƣời giám hộ chỉ là sự đồng ý đối với việc lập di chúc mà không bao gồm cả phần nội dung di chúc. Đây là sự sửa đổi theo hƣớng tích cực, đảm bảo đƣợc sự quản lý của cha, mẹ, ngƣời giám hộ đối với ngƣời chƣa thành niên cũng nhƣ đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của ngƣời chƣa thành niên, đồng thời xóa bỏ những tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau đã tồn tại trƣớc đó về vấn đề này.
Ngồi điều kiện về năng lực chủ thể nói trên thì điều kiện về ý chí của ngƣời lập di chúc cũng phải đƣợc đảm bảo. Theo đó, ngƣời lập di chúc phải sáng suốt,
minh mẫn trong lúc lập di chúc và không bị lừa dối, đe dọa, cƣỡng ép61. Điều kiện
này đặt ra để đảm bảo việc định đoạt tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng là tự nguyện, đúng với ý chí của ngƣời lập di chúc, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự - nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
- Thứ hai, điều kiện về nội dung của di chúc
Tƣơng tự nhƣ thừa kế theo di chúc có di sản là tài sản thông thƣờng, nội dung của di chúc để thừa kế quyền sử dụng đất cần thỏa mãn các điều kiện nhất định.
Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định theo hƣớng di chúc cần có các nội dung về ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cƣ trú của ngƣời lập di chúc; họ, tên ngƣời, cơ quan, tổ chức đƣợc hƣởng di sản; di sản để lại, nơi có di sản; và di chúc cịn có thể có các nội dung khác. Nhƣ vậy, khác với Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định các nội dung bắt buộc phải có và phải đƣợc ghi rõ trong di chúc, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định di chúc cần có những nội dung nhất định nhằm đảm bảo về mặt bản chất của di chúc, còn nếu những nội dung này khơng rõ ràng thì sẽ đƣợc giải thích theo Điều 648 Bộ luật Dân sự năm 2015 chứ không bị tuyên vô hiệu.
Một điều kiện khác về nội dung của di chúc đó là nội dung của di chúc
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội62. Quy định này đảm
bảo nguyên tắc việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không đƣợc xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác63.
- Thứ ba, điều kiện về hình thức của di chúc
61 Điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 62 Điểm b khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 63 Khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015
34
Tƣơng tự nhƣ di chúc thơng thƣờng, di chúc có nội dung để thừa kế quyền sử
dụng đất có thể đƣợc lập dƣới dạng văn bản hoặc di chúc miệng64, và đƣợc xem là
một loại văn bản về thừa kế, cho nên di chúc lúc này phải tuân theo điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất nhƣ sau: “Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đƣợc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự”.
Đây là một quy định khơng rõ ràng, có thể hiểu theo hai hƣớng khác nhau. Theo hƣớng (1) thì di chúc bắt buộc phải đƣợc công chứng, chứng thực và vấn đề thực hiện việc công chứng, chứng thực đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự; hoặc hƣớng (2) là vấn đề có bắt buộc công chứng, chứng thực di chúc hay không sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Vì trƣớc tiên, xét về mặt câu chữ và so sánh với cấu trúc câu của quy tại hai điểm a và điểm b trong cùng khoản 3 Điều này, có thể thấy điểm c có nét khác biệt, đƣợc xây dựng thiên về hƣớng dẫn chiếu đến quy định của pháp luật dân sự về việc xác định liệu có phải cơng chứng, chứng thực hay không.
Thêm và đó, nếu theo quan điểm (1) sẽ tồn tại điểm bất hợp lý vì vấn đề trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Pháp luật dân sự thông thƣờng chỉ quy định việc có bắt buộc công chứng, chứng thực hay khơng.
Ngồi ra, xét thấy việc cơng chứng, chứng thực chủ yếu có mục đích nhằm chứng nhận tính xác thực của văn bản, cho nên yêu cầu bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực trong trƣờng hợp đang xét là không cần thiết khi mà Bộ luật Dân sự năm 2015 đã làm đƣợc điều này. Cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định theo hƣớng di chúc bằng văn bản có thể đƣợc lập dƣới nhiều dạng khác nhau, có thể có hoặc khơng có cơng chứng hoặc chứng thực, và nếu khơng có cơng chứng hoặc chứng thực thì di chúc lúc này phải đƣợc lập theo một trình tự nghiêm ngặt với các yêu cầu về ngƣời làm chứng cho việc lập di chúc, về chữ ký, điểm chỉ, v.v..
Nên, theo quan điểm của tác giả, thì quy định này nên hiểu theo cách (2) sẽ hợp lý hơn. Có nghĩa là, di chúc trong trƣờng hợp này phải tuân thủ về mặt hình thức theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tức là di chúc bằng văn bản có thể lập dƣới dạng di chúc khơng có ngƣời làm chứng65, di chúc có ngƣời làm
64 Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 65 Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015
35
chứng66 (trong hai trƣờng hợp này ngƣời lập di chúc có thể yêu cầu công chứng
hoặc chứng thực67), di chúc dƣới dạng có cơng chứng hoặc chứng thực68
.
Ngoài di chúc bằng văn bản, di chúc cịn có thể đƣợc lập dƣới dạng di chúc miệng trong trƣờng hợp tính mạng một ngƣời bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản69. Về mặt hình thức, di chúc miệng đƣợc coi là hợp pháp nếu ngƣời di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trƣớc mặt ít nhất hai ngƣời làm chứng và ngay sau khi ngƣời di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, ngƣời làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ngƣời di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải đƣợc công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của ngƣời làm chứng70.
Như vậy, về mặt điều kiện có hiệu lực của di chúc, Bộ luật Dân sự năm 2015
đã có những thay đổi hợp lý, vừa đảm bảo đƣợc yếu tố thuận tiện, linh hoạt trong việc lập di chúc của các cá nhân với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, và cũng vừa đảm bảo đƣợc yếu tố minh bạch, xác thực của di chúc.
2.3.1.3. Hiệu lực pháp luật của di chúc
Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc thì thừa kế quyền sử dụng đất giống so với thừa kế có di sản là tài sản thơng thƣờng. Theo đó, di chúc có hiệu lực từ thời
điểm mở thừa kế71. Và để di chúc phát sinh hiệu lực thì di chúc phải hợp pháp theo
Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 (đã phân tích tại mục 2.2.1.2) và khơng rơi vào những trƣờng hợp đã đƣợc dự liệu tại khoản 2 và khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự. Có nghĩa là bên cạnh điều kiện di chúc hợp pháp thì các yếu tố về việc tại thời điểm mở thừa kế, cá nhân nhận thừa kế có cịn sống hay khơng, cơ quan, tổ chức nhận thừa kế có cịn tồn tại hay khơng hoặc di sản thừa kế có cịn hay không cũng đƣợc xem là cơ sở để di chúc có hiệu lực.
Di chúc có thể khơng có hiệu lực tồn bộ hoặc khơng có hiệu lực một phần
(nếu phần di chúc khơng có hiệu lực khơng ảnh hƣởng đến phần còn lại)72.
66
Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015 67 Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2015
68 Điều 636, Điều 637, Điều 638 và Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015 69 Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015
70 Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 71 Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015
36
2.3.1.4. Vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng là quyền sử dụng đất
Thờ cúng tổ tiên là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng, về “đất hƣơng hỏa” đã đƣợc ghi nhận, điều chỉnh rất lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam (ngay từ Quốc triều hình luật thì vấn đề này đã đƣợc điều chỉnh). Hiện nay, khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng ghi nhận ngƣời lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Tuy nhiên, quy định cụ thể về vấn đề này vẫn còn nhiều điểm cần đƣợc làm rõ, đặc biệt là khi di sản dùng vào việc thờ cúng là quyền sử dụng đất. Cụ thể:
- Phân tích đoạn đầu khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Trƣờng hợp ngƣời lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó khơng đƣợc chia thừa kế và đƣợc giao cho ngƣời đã đƣợc chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu ngƣời đƣợc chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những ngƣời thừa kế thì những ngƣời thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho ngƣời khác quản lý để thờ cúng”.
Áp dụng quy định trên trong trƣờng hợp di sản dùng vào việc thờ cúng là quyền sử dụng đất, thì có thể thấy, do đây là một loại tài sản phải đăng ký nên sẽ có nhiều rắc rối hơn so với những di sản thƣờng đƣợc dùng vào việc thờ cúng mà khơng cần phải đăng kí nhƣ lƣ đồng, tủ thờ, v.v..
Cụ thể, do phần quyền sử dụng đất của đất đƣợc dùng vào việc thờ cúng này sẽ không đƣợc chia thừa kế mà sẽ đƣợc giao cho cá nhân quản lý để thực hiện mục đích thờ cúng cho nên lúc này “di sản thờ cúng đƣợc lập, quản lý, chuyển dịch nhƣ một khối tài sản vừa khơng có chủ sở hữu vừa thuộc về tất cả những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên”73. Điều này cũng có nghĩa là, về mặt pháp lý, sẽ không xác định đƣợc cụ thể chủ sở hữu tiếp theo của quyền sử dụng đất này cũng nhƣ không xác định đƣợc quyền sử dụng đất này sẽ thuộc quyền sở hữu chung của gia đình, dịng tộc hay thuộc sở hữu riêng của ngƣời quản lý.
Nếu theo hƣớng xác định thuộc sở hữu riêng, ngƣời quản lý sẽ đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và trở thành chủ sở hữu của phần quyền sử dụng đất. Về mặt pháp lý, với quyền năng của một chủ sở hữu, ngƣời quản lý sẽ có thể định đoạt phần quyền sử dụng đất theo ý mình, mục đích dùng vào việc thờ cúng (có thể) sẽ khơng đƣợc đảm bảo.
73
Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 223
37
Còn nếu theo hƣớng sẽ thuộc quyền sở hữu chung của gia đình, dịng tộc thì theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, khơng có quy định về ngƣời sử dụng đất là gia đình, dịng tộc sử dụng đất dùng để thờ cúng. Luật Đất đai năm 2013 chỉ mới quy định về việc sử dụng đất của chủ thể là cộng đồng dân cƣ có chung dịng họ.
Đây là một bất cập vốn đã tồn tại trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và đến Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn khơng có sự sửa đổi. Và hiện nay, thực tiễn theo hƣớng phần quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng không thuộc sở hữu của một ngƣời