Các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền được chăm sóc sức khảo của người cao tuổi (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 30)

1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe

1.2.3. Các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm

khỏe của người cao tuổi

19 “Bệnh không lây nhiễm”, Văn phòng đại diện WHO Việt Nam, 11/3/2013,

1.2.3.1. Khái niệm bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Trong lĩnh vực quyền con người, được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội chính là biểu hiện cho sự tồn tại của một quyền con người cụ thể nhưng sự tồn tại này sẽ trở nên vô nghĩa nếu như quyền đó khơng được tơn trọng và thực thi trên thực tế. Cũng như mọi quyền con người khác, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó được bảo vệ khỏi các nguy cơ xâm phạm, được tơn trọng và hiện thực hóa.Bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là việc tiến hành những biện pháp, cách thức cụ thể về mặt pháp lý, chính trị, kinh tế, xã hội để thúc đẩy sự tơn trọng và thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT trên thực tế.

Về mặt pháp lý, pháp luật là công cụ quan trọng không thể thiếu trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người nói chung. Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT, pháp luật xác lập những quy tắc xử sự chung về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT cũng như các biện pháp tổ chức, thực hiện các quy tắc chung ấy. Từ đó, giúp cho việc tơn trọng và bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được thực hiện một cách đầy đủ thông qua cơ chế bắt buộc và áp dụng thống nhất cho mọi chủ thể trong xã hội.

Về mặt chính trị,bất kỳ một chính sách, pháp luật nào cũng đều chịu sự chi phối của quyền lực chính trị, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Trong lĩnh vực quyền con người, những chủ trưng, đường lối trong cương lĩnh chính trị của giới cầm quyền sẽ là tiền đề quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT nói riêng. Vì những tư tưởng đó sẽ được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật của một quốc gia, và được triển khai tổ chức, thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Về mặt kinh tế, nếu chỉ có các chủ trưng, chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe của NCT mà quốc gia khơng có sự đầu tư thỏa đáng vào hệ thống y tế thì NCT sẽ khó có thể tiếp cận và thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe của mình. Sự đóng góp của nền tảng kinh tế vào việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT thể hiện ở chỗ tạo ra tiền đề vật chất, đảm bảo những điều kiện về mặt tài chính, hạ tầng cơ sở, giúp hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.

Về mặt xã hội, đồng thuận xã hội là một bảo đảm quan trọng cho sự tồn tại trên thực tế của mọi quyền con người nói chung. Thơng qua các hoạt động tun truyền, phổ biến, giáo dục để tác động đến nhận thức và điều chỉnh hành vi của các

chủ thể trong xã hội tôn trọng và không xâm phạm quyền của chủ thể khác, đồng thời giúp cho bản thân chủ thể có quyền tự bảo vệ và thực hiện quyền của mình tốt hơn. Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT cũng vậy, khi được tất cả các thành viên trong xã hội thừa nhận, quyền này sẽ có điều kiện được bảo đảm thực thi bằng chính nguồn lực của cộng đồng xã hội.

Như vậy, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được bảo đảm thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp pháp lý giữ vai trị quan trọng nhất vì khơng chỉ là nền tảng để hiện thực hóa quyền này, pháp luật cịn tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội phát huy vai trò của mình. Trong các biện pháp pháp lý thì các biện pháp pháp lý hành chính là nhóm biện pháp có tính bao quát nhất. Do phạm vi chuyên ngành, đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.

1.2.3.2. Các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam

Các biện pháp đó bao gồm:

Một là, thể chế hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT thành những quy định pháp luật.

Cơ sở pháp lý vững chắc là điều kiện tiên quyết cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Do đó, để bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT thì trước hết, cần phải thể chế hóa quyền này thành những quy định pháp luật. Đây không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận vào trong hệ thống pháp luật mà biện pháp này cịn địi hỏi sự hồn thiện của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Điều đó có nghĩa là quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT cần phải được ghi nhận một cách đầy đủ vào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ Hiến pháp, Luật, đến các văn bản dưới luật. Đồng thời, các văn bản pháp luật về quyền này phải được quy định thống nhất, đồng bộ, không được mâu thuẫn, chồng chéo nhau và phải phù hợp với điều kiện thực tế cũng như nhu cầu của NCT Việt Nam.

Hai là, thiết lập các điều kiện bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.

Đó là việc tạo ra những tiền đề, cơ sở cần thiết cho việc thực thi và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Có rất nhiều điều kiện bảo đảm quyền này, trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến điều kiện về chế độ Bảo hiểm y tế (viết tắt là BHYT) và điều kiện về nguồn lực xã hội. Vì đây là hai điều kiện cụ thể có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận và thụ hưởng quyền được chăm sóc sức khỏe

của NCT. Trong đó, BHYT được hiểu là một hình thức huy động nguồn tài chính từ cộng đồng để chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe. Đây là hình thức hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẽ rủi ro bệnh tật của những người tham gia bảo hiểm, tạo điều kiện để mọi người dân, đặt biệt là những người nghèo, người khơng có thu nhập hoặc có thu nhập thấp vẫn có thể tiếp cận với dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe khi ốm đau. Với ý nghĩa to lớn ấy, BHYT đã trở thành điều kiện quan trọng, không thể thiếu trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Còn về nguồn lực xã hội, ở nước ta, việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người của NCT không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà cịn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và tồn thể xã hội. Do đó sự “chung tay, góp sức” của cả cộng đồng xã hội là một điều kiện cần thiết cho sự nghiệp chăm sóc, phát huy vai trị của NCT nói chung và việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe cua NCT nói riêng.

Ba là, tổ chức thực hiện các quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.

Sự ghi nhận quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT vào trong pháp luật mới chỉ là điều kiện cần, để bảo đảm cho sự tôn trọng và thực thi quyền này thì điều kiện đủ là phải có biện pháp tổ chức thực hiện quyền trên thực tế. Về nguyên tắc, mọi thành viên trong cộng đồng xã hội đều có trách nhiệm tơn trọng và bảo đảm cho quyền con người nói chung cũng như quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT nói riêng. Song, đây trước hết là trách nhiệm của Nhà nước thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó chủ yếu tập trung vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vì các cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong việc nghiên cứu chính sách, pháp luật về cơng tác NCT để trình cơ quan lập pháp ban hành, đồng thời đây cũng chính là chủ thể chịu trách nhiệm triển khai, thi hành các quy định của pháp luật và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cơng tác NCT nói chung và chăm sóc sức khỏe của NCT nói riêng.

Cụ thể, để thực hiện biện pháp này Nhà nước phải quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước tương ứng từ Trung ương tới địa phương những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, rõ ràng, chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Bên cạnh đó, đặc biệt quan trọng là tổ chức ra mạng lưới các tổ chức, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe của NCT, nhất là hệ thống bệnh viện và các trạm y tế xã.

Bốn là, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe của NCT.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe của NCT là các biện pháp được tiến hành để xem xét, đánh giá việc tuân thủ và thực thi các quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe của NCT trong q trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, giúp tìm ra những sai phạm để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Mặc dù được tiến hành bởi các chủ thể khác nhau, phạm vi và hình thức tác động cũng khác nhau nhưng các hoạt động này đều có chung một mục đích là bảo đảm cho pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được tuân thủ và chấp hành một cách nghiêm minh, triệt để và chính xác.

Với tư cách là phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước20, thanh tra, kiểm tra, giám sát là những biện pháp không thể thiếu trong việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Bởi vì các hoạt động này giúp ngăn ngừa, phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót, vi phạm phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật về chăm sóc sức khỏe của NCT, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, từ đó góp phần thúc đẩy việc bảo vệ và bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Để đạt được điều này đòi hỏi việc thanh tra, kiểm tra, giám sát cần phải được tiến hành một cách toàn diện, thường xuyên và liên tục.

Năm là, xử lý vi phạm hành chính về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.

Hiểu theo cách đơn giản thì vi phạm pháp luật là làm trái với quy định được xác định trong quy phạm pháp luật21. Vi phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là hành vi có hại vì nó đi ngược lại ý chí của nhà nước và sự đồng thuận chung của xã hội về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT, xâm hại đến quyền con người cơ bản của NCT đã được pháp luật bảo vệ. Do đó, chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do nhà nước cưỡng chế thực hiện. Trong các vi phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT thì vi phạm hành chính là hành vi phổ biến nhất nên xử lý vi phạm hành chính là loại biện pháp được áp dụng nhiều nhất trên thực tế. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà chủ thể vi phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT bị áp dụng

20Nguyễn Cửu Việt (2008),Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội,

tr. 450.

21Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995),Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà Nước và Pháp luật,

biện pháp xử lý hành chính khác nhau. Việc áp dụng biện pháp xử lý, truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Bởi vì biện pháp này có tác dụng ngăn ngừa sự tiếp tục vi phạm, đồng thời cải tạo, giáo dục ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm minh pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Để đạt được tác dụng phòng ngừa, giáo dục cao địi hỏi việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, cơng bằng, chính xác và các hành vi vi phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT phải bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền được chăm sóc sức khảo của người cao tuổi (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)