Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quyền được chăm sóc sức

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền được chăm sóc sức khảo của người cao tuổi (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)

1.3. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quyền được chăm sóc sức

được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏecủa người cao tuổi của người cao tuổi

1.3.1.1. Khái niệm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Về mặt thuật ngữ, Từ điển luật học đưa ra định nghĩa về pháp luật là“những quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra để hướng dẫn cách xử sự bắt buộc mọi người, mọi tập thể, tổ chức và là căn cứ để xử lí những xử sự khơng đúng với các quy định ấy”22. Trong khoa học pháp lý, pháp luật được hiểu là “hệ thống các qui tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”23. Như vậy, hiểu một cách khái quát, pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của xã hội và vì lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong lĩnh vực quyền con người, pháp luật xác lập các quy tắc cư xử chung để đảm bảo nhân phẩm và các quyền tự nhiên, chính đáng của mọi cá nhân đều được tôn trọng và bảo vệ; cũng như các cơ chế, biện pháp, chế tài để bảo đảm các quy tắc cư xử chung đó được thực hiện24.

Trên cơ sở nhận thức lý luận chung về pháp luật và quyền con người, tác giả đưa ra khái niệm: pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là những

22Từ điển luật học(1999), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr. 365.

23Nguyễn Ngọc Điệp (1999),1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh, tr. 254.

quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm xác lập, bảo vệ và bảo đảm thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.

1.3.1.2. Đặc điểm của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Là một lĩnh vực pháp luật cụ thể, trước hết, pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT mang đầy đủ các thuộc tính chung của pháp luật như: tính bắt buộc chung (là phương thức ứng xử điển hình, phổ biến trong xã hội, pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT tạo ra khn mẫu pháp lý điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể trong xã hội bảo đảm việc tôn trọng và thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT); tính được xác định chặt chẽ về mặt hình thức (dù tồn tại trong nhiều loại văn bản khác nhau nhưng các quy phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT ln có mối liên hệ hữu cơ với nhau và nội dung pháp luật ln được thể hiện dưới những hình thức nhất định như luật, nghị định, thông tư, quyết định... tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT); được nhà nước bảo đảm thực hiện (được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước). Bên cạnh đó, pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT cịn có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất,là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT luôn phải phù hợp với cơ sở hạ tầng - trình độ phát triển kinh tế. Khi kinh tế phát triển thì đời sống xã hội được cải thiện cùng với sự tiến bộ vượt bậc của hệ thống dịch vụ y tế, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe con người nói chung và NCT nói riêng. Do đó, các quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT cũng thay đổi theo hướng mở rộng quyền cho NCT, bảo đảm cho họ có điều kiện tiếp cận và thụ hưởng quyền này tốt hơn. Điều này thể hiện rõ nét qua sự thay đổi trong các quy định về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe của NCT tương ứng với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ nhất định.

Thứ hai, pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT có quan hệ hữu cơ với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như trình độ phát triển văn hóa - xã hội, truyền thống đạo đức dân tộc... Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ, các quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT ln có xuất phát điểm từ những giá trị nhân văn về truyền thống “kính lão, trọng thọ” của dân tộc. Mặt khác, những giá trị văn hóa, đạo đức về chăm sóc, phụng dưỡng NCT sẽ được

bảo tồn và phát huy trong thực tế cuộc sống thông qua các quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Trong giai đoạn hiện nay, trước tác động mạnh mẽ của q trình già hóa dân số, các chính sách pháp luật về NCT nói chung và pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT nói riêng đã có sự điều chỉnh tích cực trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ cao niên trong xã hội.

Thứ ba,pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT khơng chỉ thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn phản ánh các giá trị, tư tưởng nhân văn về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT đã được thừa nhận trong cộng đồng thế giới. Nói cách khác, mặc dù do Nhà nước ban hành và chỉ áp dụng ở cấp độ quốc gia nhưng nội dung các quy định pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT phải phù hợp các quy tắc, chuẩn mực về chăm sóc sức khỏe của NCT đã được ghi nhận trong pháp luật nhân quyền quốc tế mà quốc gia là thành viên. Dưới góc độ này thì pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT chính là cơng cụ để các quốc gia thực hiện trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền được chăm sóc sức khảo của người cao tuổi (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)