1.3. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về
1.3.3. Vai trò của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của
khỏe người cao tuổi; trạm y tế xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính cho người cao tuổi tại địa phương theo mẫu quy định của Bộ Y tế”.
5) Các quy định về các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam.
Để tạo cơ sở pháp lý toàn diện cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe NCT trên thực tế, pháp luật không chỉ ghi nhận nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT mà còn quy định cụ thể các điều kiện, biện pháp bảo đảm hiện thực hóa quyền này. Trước hết là các quy định về chính sách BHYT cho NCT nhằm giảm nhẹ gánh nặng chi phí y tế cho NCT, giúp họ có cơ hội tiếp cận, thụ hưởng quyền được chăm sóc sức khỏe dễ dàng và thuận lợi hơn (xem thêm phụ lục 5). Mặt khác, pháp luật còn đặt ra nhiều quy định nhằm huy động sự chung tay, góp sức của cộng đồng vào việc chăm sóc sức khỏe NCT, tạo điều kiện để NCT được chăm sóc sức khỏe hiệu quả và tồn diện hơn nhờ vào nguồn lực xã hội. Cụ thể như các quy định về khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho NCT và khám bệnh, chữa bệnh cho NCT tại nơi cư trú trong Khoản 3 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 của Luật người cao tuổi Bộ Y tế 2009; hay quy định về việc xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho NCT dựa vào cộng đồng trong Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020. Bên cạnh các điều kiện trên, pháp luật có nhiều quy định về các biện pháp bảo đảm cụ thể để hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT như: quy định việc tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT tại cơ cở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng; quy định các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT; quy định biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
1.3.3. Vai trò của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người caotuổi tuổi
Trước hết, pháp luật là phương tiện chính thức hóa, tạo nên tính pháp lý cho các giá trị xã hội về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
Ở Việt Nam, chăm sóc, giúp đỡ NCT là biểu hiện của đạo lý “kính lão trọng thọ” – một giá trị nhân văn truyền thống của người dân Việt Nam. Trong đó, phụng dưỡng, săn sóc và bảo vệ sức khỏe cho NCT, giúp NCT được sống an vui, khỏe mạnh là những đạo lý tốt đẹp, đã tồn tại từ rất lâu trong đời sống xã hội. Song những quy tắc đạo đức này khơng mang tính bắt buộc chung nên chúng không đủ mạnh mẽ để ràng buộc nghĩa vụ của tồn bộ xã hội trong việc tơn trọng và bảo đảm cho NCT được hưởng quyền được chăm sóc sức khỏe một cách trọn vẹn. Về nguyên tắc, nhà nước chỉ bảo đảm thực hiện những quyền pháp lý, tức là những quyền đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ25. Do đó, chỉ khi quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được “soi rọi” dưới lăng kính pháp luật, trở thành một quyền pháp lý thì nó mới có đầy đủ giá trị hiện thực. Vì khi được pháp luật quy định thì quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT sẽ trở thành sự đồng thuận chung của toàn xã hội, được xã hội tuân thủ, được nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Như vậy, pháp luật là cơng cụ chuyển hóa các giá trị đạo đức về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT thành những giá trị pháp lý có tính bắt buộc chung giúp bảo đảm cho quyền này được đi vào thực tế cuộc sống.
Thứ hai, pháp luật là cơ sở hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
Như đã trình bày ở trên, khi được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật thì quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được bảo đảm thi hành trên thực tế thông qua quyền lực nhà nước. Với tư cách là người đại diện chính thống của tồn xã hội, nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền cai trị xã hội bằng pháp luật. Bằng những công cụ quản lý mang tính quyền lực và cưỡng chế, nhà nước có đủ sức mạnh để triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, đảm bảo cho những quyền và lợi ích chính đáng của người dân nước mình. Do đó, pháp luật chính là cơ sở để nhà nước bảo vệ và bảo đảm cho các quyền và tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Nói cách khác, pháp luật tạo ra nền tảng quan trọng khơng thể thiếu trong việc hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
Thứ ba, pháp luật là công cụ bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT khỏi sự xâm phạm từ các chủ thể khác.
Mặc dù nhà nước là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và bảo đảm thực thi các quyền con người nói chung cũng như quyền được chăm sóc sức khỏe nói riêng của NCT nhưng nhà nước cũng có thể trở thành nguyên nhân chính gây ra sự tổn hại về quyền của NCT do sự tùy tiện, lạm quyền của các chủ thể mang quyền lực nhà nước. Bên cạnh đó, bản thân NCT là một nhóm yếu thế trong xã hội nên khả năng tự bảo vệ và thực hiện quyền của họ rất yếu, các quyền của NCT rất dễ bị tổn hại bởi các thành viên khác trong xã hội. Nên chỉ khi được ghi nhận trong pháp luật, trở thành khuôn khổ pháp lý thì quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT mới được bảo vệ khỏi sự xâm hại từ bên ngồi. Bởi vì “pháp luật là đại lượng mang
giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự cơng bằng, do đó có thể đo được hành vi của mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước”26. Như vậy, pháp luật đóng vai trị là thước đo để vạch ra hành lang an toàn giúp cho NCT thực hiện và bảo vệ quyền của mình khỏi sự xâm hại từ các chủ thể khác.
Thứ tư, pháp luật là tiền đề, điều kiện để các bảo đảm về mặt chính trị, kinh tế, xã hội phát huy được vai trị thúc đẩy và hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Cụ thể:
- Đối với bảo đảm chính trị, pháp luật tạo ra tính pháp lý cho các đường lối chính trị, chuyển hóa chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật quốc gia để các tư tưởng của Đảng về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được đi vào cuộc sống thực tiễn.
- Đối với bảo đảm kinh tế, pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là cơ sở để ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhờ đó, biện pháp kinh tế có thể phát huy vai trị của mình, tạo điều kiện vật chất để bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
- Đối với bảo đảm xã hội, tính bắt buộc chung của pháp luật có tác dụng điều chỉnh ý thức và hành vi của các cá nhân trong xã hội, giúp hình thành văn hóa ứng xử chung của cộng đồng trong việc tơn trọng và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
26Nguyễn Quang Hiền (2004),“Pháp luật là phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con người”,Khoa học
pháp lý, (1),
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=95:ctc20041&id =307:tc2004so1plptqtbvcn&Itemid=107
Như vậy, ở Việt Nam, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT bởi vì pháp luật là phương tiện pháp lý hóa các giá trị xã hội của quyền này, từ đó tạo cơ sở hiện thực hóa quyền và bảo vệ quyền của NCT khỏi sự xâm phạm của các chủ thể khác. Bên cạnh đó, pháp luật cũng tạo ra tiền đề thúc đẩy vai trò của các điều kiện bảo đảm khác của quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.