1.4. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước trên thế
1.4.1. Kinh nghiệm của các nước Bắc Âu với điển hình của Đan Mạch
Các nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len) đều là những quốc gia hàng đầu thế giới trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống của NCT nên thế hệ cao niên ở đây ln có điều kiện tận hưởng cuộc sống tốt hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Một nét đặc trưng cơ bản trong việc chăm sóc NCT của các nước Bắc Âu là Nhà nước ln đảm nhận trách nhiệm chính trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như thực hiện các phúc lợi xã hội khác cho NCT (điều này khác hẳn với các quốc gia châu Á – thường huy động tồn bộ nguồn lực từ gia đình đến cơng đồng, xã hội và Nhà nước trong việc chăm sóc NCT). Ở Bắc Âu, chăm sóc NCT khơng chỉ là vấn đề của xã hội hiện đại mà đó được xem là một truyền thống lâu đời của người Xcan-đi-na-vi (Scandinavia) và truyền thống này được bảo đảm trước hết là thông qua việc pháp luật ghi nhận, bảo vệ quyền của mọi NCT đều được bình đẳng hưởng thụ sự chăm sóc sức khỏe cũng như tiếp cận các dịch vụ cần thiết khác một cách toàn diện và thỏa đáng. Để bảo đảm cho quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT, các nước Bắc Âu đều triển khai các bệnh viện lão khoa và các khoa chuyên về chứng mất trí, chỉnh hình, nội khoa và chăm sóc giai đoạn cuối. Hệ thống chăm sóc sức khỏe được tổ chức tập trung vào nhu cầu của NCT và việc chăm sóc được thực hiện theo yêu cầu có thể ở các cơ sở đặc biệt hoặc tại nhà để tạo điều kiện cho NCT được điều dưỡng ở nhà của họ trong thời gian lâu nhất có thể. Khi cần sự giúp đỡ hoặc chăm sóc đặc biệt, một đội ngũ y bác sỹ và điều dưỡng công (do thành phố tuyển dụng) sẽ đến khám cho NCT tại nơi người đó sinh sống27.
Quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT ở Đan Mạch
27Lan Hương (2012),“Các nước Bắc Âu với chính sách chăm sóc người cao tuổi”,Cộng sản, Chuyên đề (62) 2/2012, tr. 74 – 76.
Đan Mạch hiện có 24,7% số dân là người từ 60 tuổi trở lên, và là một trong 15 quốc gia đảm bảo chất lượng sống cho NTC tốt nhất thế giới28. Từ lâu, quốc gia này đã rất chú trọng đến việc bảo đảm khả năng tiếp cận và hưởng thụ các quyền, tự do cơ bản của người dân, đặc biệt là đối với lớp NCT. Trong lĩnh vực sức khỏe, Đan Mạch đã có nhiều chính sách pháp luật nhằm bảo vệ và hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Năm 1989, Uỷ ban Chăm sóc sức khoẻ đã đưa ra mơ hình chăm sóc sức khỏe NCT có sự lồng ghép giữa y tế cơng với chăm sóc tại gia đình. Từ năm 1990, tất cả mọi người từ 70 tuổi trở lên, sau khi ra viện vẫn có thể được y tá cơng đến khám trong vịng 3 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe và sẵn sàng trợ giúp tại nhà. Năm 1992, Chính phủ Đan Mạch đã giao cho các thành phố đảm nhận toàn bộ việc tổ chức chăm sóc NCT, trong đó pháp luật quy định các thành phố phải cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cho NCT giữ gìn sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Từ tháng 7 năm 1996, một đạo luật về việc thăm khám, phịng bệnh tại nhà được áp dụng, trong đó quy định hàng năm, những người trên 75 tuổi được khám hai lần tại nhà (dựa vào nguồn lực của thành phố) nhằm theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của nhóm tuổi này, đảm bảo trạng thái an tồn và khỏe mạnh. Trong các bệnh viện đều thiết lập các phân khu cho dành riêng cho NCT là các đơn vị lão khoa có các chun khoa về chứng mất trí, chỉnh hình, đột quỵ, nội khoa chung và chăm sóc giai đoạn cuối. Nhiều chiến lược phòng ngừa về lão khoa được triển khai như các chương trình phịng chống bệnh tim mạch, ốm đau liên quan tới việc mất khả năng hoạt động về thể lực, thoái hoá cột sống29.
1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước phát triển ở châu Á
1.4.2.1. Nhật Bản
Từ năm 2010, Nhật Bản đã chính thức trở thành nước có dân số “rất già” với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 30,5%. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ NCT cao nhất thế giới với 33,1% số dân ở độ tuổi 60 trở lên, đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về tuổi thọ trung bình – 83,5 tuổi. Điều đáng lưu ý là kỳ vọng sống của NCT ở tuổi 60 rất cao, đến 26 năm trong đó có đến 20,3 năm sống khỏe
28 HelpAge International (2015), Global AgeWatch Index 2015: Insight report,
http://www.helpage.org/global-agewatch/reports/, tr. 4 và tr. 25.
29Mary E . Jarden and Jens Ole Jarden – Nguyễn Trung Kiên dịch (2004),“Chính sách chăm sóc sức khỏe và chính sách xã hội đối với người cao tuổi ở Đan Mạch”, Dân số và phát triển, (11),
http://www.gopfp.gov.vn/so-11-
44?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized&p_p_mode...pId=18&_62_INS TANCE_Z5vv_articleId=1838&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0.
mạnh30. Những số liệu trên cho thấy Nhật Bản là nước đã sớm bước vào giai đoạn già hóa dân số và đã rất thành cơng trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống của NCT. Có thể nói, Nhật Bản là quốc gia có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc xây dựng và triển khai các chính sách về chăm sóc, bảo đảm quyền của NCT, đặc biệt là quyền được chăm sóc sức khỏe. Ở Nhật Bản, NCT từ 65 tuổi trở lên thường xuyên thăm khám bác sĩ (ít nhất là mỗi tháng một lần). Tuổi càng cao thì tỷ trọng sử dụng chi phí y tế càng lớn. Sớm nhận thức được vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các chính sách bảo hiểm thích hợp nhằm đáp ứng khả năng chi trả cho các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân lúc về già. Có thể coi đây là điểm nhấn lớn nhất trong việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT Nhật Bản. Từ năm 1961, Nhật Bản đã thiết lập hệ thống BHYT toàn dân để mọi cơng dân có thẻ BHYT cơng đều được chăm sóc y tế trên tồn quốc mà chỉ phải chi trả một phần phí dịch vụ. Những NCT từ 65 đến 74 tuổi sẽ được hưởng bảo hiểm từ các hình thức bảo hiểm mà họ đã tham gia trước khi về hưu, còn những NCT từ 75 tuổi trở lên được nhận bảo hiểm từ “Hệ thống chăm sóc y tế cho người cao tuổi”31. Năm 2000, Nhật Bản đã ban hành Luật Bảo hiểm cho NCT quy định việc chăm sóc NCT sẽ được tiến hành dựa trên sự ủng hộ của toàn xã hội theo cơ cấu: 50% bảo hiểm được trích từ tiền lương hàng tháng của những người tham gia bảo hiểm trên 40 tuổi, 50% còn lại do Nhà nước, các tỉnh và thành phố đóng góp từ việc thu thuế. Những NCT có giấy chứng nhận chăm sóc y tế chỉ phải trả 10% phí chăm sóc – chữa bệnh, 90% còn lại sẽ do bảo hiểm thanh tốn32.
Việc thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội (đặc biệt là BHYT, Bảo hiểm chăm sóc, Bảo hiểm hưu trí đối với NCT) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy tuổi già khỏe mạnh trong xã hội Nhật Bản. Bên cạnh tác dụng làm giảm gánh nặng chi phí trong chăm sóc sức khỏe, các chính sách trên đã góp phần bảo đảm cho NCT có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao.
1.4.2.2. Hàn Quốc
30UNDESA Population Division (2013),World Mortality Report 2013, United Nations, New York, tr. 77;
HelpAge International (2015), tlđd 28 ,tr. 8 và tr. 25.
31 Đinh Huy Dương (2012), “Vấn đề già hóa dân số ở Nhật Bản”, Dân số và phát triển, (6),
http://www.gopfp.gov.vn/so-6-
135?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=vi...=18&_62_INST ANCE_Z5vv_articleId=205987&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0.
32Nguyễn Quốc Anh (2011),“Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi”,Dân số và phát triển, (8), http://www.gopfp.gov.vn/so-8- 125?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=vi...Id=18&_62_INS TANCE_Z5vv_articleId=69765&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.1.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với tỷ lệ NCT 60 tuổi trở lên là 18,5% năm 2015, theo dự báo đến năm 2030 con số này sẽ tăng mạnh lên 31,4% và đến năm 2050 Hàn Quốc sẽ có gần một nữa số dân là NCT (chiếm tỷ lệ 41,5% tổng dân số)33. Sự chuyển đổi mạnh mẽ về nhân khẩu học đã đặt ra nhiều thách thức cho quốc gia này trong việc xây dựng và triển khai chính sách ứng phó với già hóa dân số, bảo đảm chất lượng cuộc sống của NCT. Trong thời gian qua, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch về chăm sóc NCT, đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của NCT dựa trên nền tảng pháp lý của Luật Phúc lợi cho NCT năm 1981 và Luật Chăm sóc NCT năm 1993. Liên quan đến việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT, Hàn Quốc đã thực hiện các biện pháp như: Nhà nước chu cấp toàn bộ cho các đối tượng là NCT bệnh tật, ốm đau, không tự ăn, không tự phục vụ và tự nuôi sống bản thân. Nhà nước cũng hỗ trợ BHYT lâu dài cho những NCT 65 tuổi trở lên gặp khó khăn trong việc tự phục vụ hằng ngày và những người dưới 65 tuổi mang bệnh mạn tính. Nguồn bảo hiểm này được chi trả theo cơ cấu 62,1% từ Quỹ bảo hiểm; 25,4% do Chính phủ trợ cấp; và 12,5% là từ cá nhân người sử dụng. Những đối tượng hưởng bảo hiểm sẽ nhận được sự chăm sóc tại các cơ sở y tế, chăm sóc tại nhà, được sử dụng các phương tiện phục hồi chức năng cho NCT. Ngoài ra, Hàn Quốc cịn khuyến khích hình thức chăm sóc NCT tại nhà có chun mơn y tế (gồm các y tá và điều dưỡng viên). Hoạt động của các trung tâm chăm sóc NCT này chủ yếu dựa vào nguồn lực của cộng đồng, được Nhà nước hỗ trợ trả lương từ ngân sách34.
1.4.3. Kinh nghiệm của các quốc gia khu vực Đông Nam Á
1.4.3.1. Singapore
Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân Singapore đạt tới 82,2 tuổi và kỳ vọng sống của NCT ở độ tuổi 60 cũng rất cao, đến 24,5 năm. Xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có tuổi thọ trung bình dân số cao nhất thế giới35, Singapore cũng được đánh giá là có nhiều thành cơng trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống của NCT. Đặt biệc là trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, Chính phủ Singapore đã thực hiện nhiều chính sách pháp luật quan trọng để bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Ở Singapore, NCT được kiểm tra sức khỏe cơ bản với mức phí rất
33 UNDESA Population Division (2015), World population prospects: the 2015 revision, DVD edition.
Trích theo HelpAge International (2015), tlđd 28, tr. 25.
34Nguyễn Thị Lan (2009),“Các chính sách đối với người cao tuổi ở Hàn Quốc và khả năng vận dụng vào Việt Nam”,Lao động và Xã hội, (373), tr. 29 – 30.
thấp. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Singapore đã triển khai Chương trình tồn diện trong việc chăm sóc sức khỏe cho những NCT ốm yếu, bao gồm các hoạt động: cung cấp giường bệnh chăm sóc lão khoa cho NCT; chăm sóc tại gia đình; chăm sóc ban ngày36. Từ năm 2000, Chính phủ thành lập Quỹ chăm sóc NCT để tài trợ cho các cơ sở chăm sóc NCT tại cộng đồng như: nhà dưỡng lão, bệnh viện cộng đồng... Mọi công dân Singapore từ 60 tuổi trở lên đều được nhận một khoản trợ cấp bằng 75% các khoản phí chi trả trong việc khám, chữa bệnh37.
1.4.3.2. Thái Lan
Là quốc gia đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên (sau Singapore), Thái Lan đã và đang thực hiện nhiều chính sách tích cực để bảo đảm chất lượng cuộc sống của NCT, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề sức khỏe của nhóm dân cư này. Từ năm 1989, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện Chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho NCT nghèo, đến năm 1992, Chương trình mở rộng phạm vi chi trả cho tất cả NCT Thái Lan. Theo đó, tất cả những người từ 60 tuổi trở lên, có “Thẻ NCT” sẽ được các bệnh viện và trung tâm y tế công cung cấp cung cấp dịch vụ y tế miễn phí. Tiếp đó, Thái Lan cho triển khai Kế hoạch quốc gia chăm sóc dài hạn NCT năm 2001 và Chiến lược quốc gia về già hóa dân số năm 2003 để khuyến khích việc chăm sóc NCT tại nhà, giúp NCT được ở nhà trong thời gian lâu nhất có thể. Năm 2005, Bộ y tế Thái Lan đã ban hành Thông báo yêu cầu các dịch vụ y khoa, y tế cơng phải tạo điều kiện giúp NCT có thể tiếp cận một cách tiện lợi và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cho những bệnh nhân cao tuổi điều trị ngoại trú ở 90% các bệnh viện công trong cả nước. Hiện nay, Thái Lan đang chú trọng phát triển dịch vụ y tế cho NCT theo hướng chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng phục hồi cho NCT tại gia đình. Từ năm 2010, Bộ Y tế Thái Lan triển khai mô hình “Bệnh viện tăng cường sức khỏe” trên tồn quốc, gồm một đội các bác sỹ, y tá, một nhân viên xã hội và một chuyên gia trị liệu để đến khám cho bệnh nhân tại gia đình (các bệnh viện này chỉ phục vụ tại nhà nên khơng bố trí giường bệnh điều trị nội trú)38.
36Kaliani K. Mehta, IDRC (2002),National Policies on Aging and Longterm care in Singpore, a case of catious wisdom, Madrid. Trích theo Phạm Vũ Hồng, tlđd 11, tr. 44 – 45.
37Bùi Thị Hương Trầm (2011),“Chăm sóc người cao tuổi ở một số nước châu Á”,Cộng sản, (56) 8/2011, tr. 75 – 77.
38Sutthichai Jitapunkul MD (2013),“Xây dựng và thực thi chính sách hướng tới dân số già của Thái Lan”,
Dân số và phát triển, (8), http://www.gopfp.gov.vn/so-8- 149?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=vi...=18&_62_INST ANCE_Z5vv_articleId=728907&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0.
Nhìn chung, các quốc gia châu Á (đặc biệt là khu vực Đơng Á) đều có một điểm chung là huy động tồn bộ nguồn lực (Chính phủ, gia đình và xã hội) để chăm sóc NCT. Việc Nhà nước sớm quan tâm đến các chính sách về NCT nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền, tự do cơ bản của NCT, đặc biệt là quyền được chăm sóc sức khỏe đã có tác dụng tích cực trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống cho lực lượng cao niên trong xã hội, giúp nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh của người dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
NCT là một nhóm xã hội đặc trưng, chỉ những người đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình sống với những thay đổi về tâm sinh lý và xã hội theo chiều hướng đi xuống. Tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng suy giảm, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống cũng như khả năng hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của NCT. Do đó, việc tơn trọng, bảo vệ và thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được đặt ra như một yêu cầu thiết yếu đối với cuộc sống của NCT, góp phần mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và có phẩm giá cho NCT. Với cách tiếp cận khái niệm sức khỏe theo nghĩa hẹp, là trạng thái khỏe mạnh và không bệnh tật, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT bao gồm các quyền cụ thể sau: quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe; quyền được phịng bệnh, được theo dõi sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ; quyền được khám bệnh, chữa bệnh; và quyền được chăm sóc lâu dài đối với bệnh mạn tính.
Ở Việt Nam, việc tơn trọng và hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được bảo đảm thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có các biện pháp pháp lý hành chính cụ thể như: thể chế hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT thành quy định pháp luật; thiết lập các điều kiện bảo đảm quyền này; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật vào thực tế cuộc sống; tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT và xử lý vi phạm hành chính về quyền này.
Trên thế giới, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của NCT đang dần trở thành xu hướng chung trong việc ứng phó với sự già hóa dân số, bảo đảm cuộc sống cho NCT. Tùy vào điều kiện, đặc điểm cụ thể ở từng nơi mà pháp luật mỗi nước quy