1.3. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về
1.3.2. Nội dung của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của
cao tuổi
Là cơ sở pháp lý cho việc tôn trọng và thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT ở Việt Nam, nội dung của pháp luật về quyền này thể hiện qua các quy định về các quyền cụ thể và các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền này. Cụ thể:
1) Các quy định về quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe
Ở Việt Nam, pháp luật bảo vệ quyền của NCT được bình đẳng trong việc tiếp cận và thụ hưởng sự chăm sóc sức khỏe như mọi chủ thể khác trong xã hội. Điều này được thể hiện thông qua nguyên tắc hiến định trong Khoản 1 Điều 38 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế”. Trên cơ sở đó, Điều 9 Luật khám bệnh,
chữa bệnh năm 2009 quy định về quyền của người bệnh được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh không bị kỳ thị, phân biệt đối xử; được tơn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng. Mặt khác, do vị thế đặt thù của NCT là nhóm xã hội dễ bị tổn thương về quyền, nên bên cạnh các quy định về bình đẳng chung, pháp luật cịn dành sự ưu tiên cho nhóm đối tượng này nhằm giúp họ có khả năng thụ hưởng quyền được chăm sóc sức khỏe một cách đầy đủ như mọi
thành viên khác trong xã hội. Điều này thể hiện qua các quy định về ưu tiên cho NCT trong khám bệnh, chữa bệnh (theo Luật người cao tuổi năm 2009 và Thông tư sô 35/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe của NCT) và các ưu đãi đặc biệt cho NCT yếu thế như miễn phí cấp thẻ BHYT cho NCT từ đủ 80 tuổi trở lên, NCT thuộc hộ nghèo... (theo Điều 9 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội); hay quy định hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và một phần chi phí trong khám, chữa bệnh cho NCT nghèo (theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo).
2) Các quy định về quyền được phòng bệnh, được theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ
Trước hết, Khoản 2 Điều 41 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định: “Bộ Y tế, Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi và giải trí để phòng, chống các bệnh người già”. Tiếp đến, khi Luật
người cao tuổi năm 2009 được ban hành, thì các vấn đề liên quan đến quyền phòng bệnh của NCT càng được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết hơn thơng qua các quy định về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT như: tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khỏe NCT; tạo điều kiện giúp NCT rèn luyện, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; và theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NCT. Cụ thể, theo các điểm a, b, d Khoản 1 Điều 13 Luật người cao tuổi năm 2009 thì trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm bảo đảm quyền được phịng bệnh, được theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ của NCT thơng qua việc “Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thơng về chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ”; “Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ người cao tuổi”và “Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi”.
3) Các quy định về quyền được khám bệnh, chữa bệnh
Luật người cao tuổi năm 2009 đã dành riêng một điều luật (Điều 12) để quy định việc khám bệnh, chữa bệnh cho NCT. Trong đó bao gồm các nội dung như: ưu tiên khám trước cho NCT từ đủ 80 tuổi trở lên; bố trí giường nằm phù hợp cho NCT
khi điều trị nội trú; các bệnh viện (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi) phải tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị cho NCT; phải phục hồi sức khỏe cho NCT sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình; kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là NCT. Không chỉ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Luật người cao tuổi năm 2009 còn bảo đảm quyền được khám bệnh, chữa bệnh của NCT tại cộng đồng khi quy định trách nhiệm của trạm y tế xã, phường, thị trấn trong việc khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho NCT (điểm c Khoản 1 Điều 13). Đặc biệt, Khoản 2 Điều 13 Luật này còn quy định trường hợp NCT cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì trạm y tế xã, phường, thị trấn phải cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú cho NCT. Ngoài ra, Luật cịn quy định việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho NCT và khám bệnh, chữa bệnh cho NCT tại nơi cư trú (Khoản 3 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13). Trên cơ sở quy định của Luật người cao tuổi năm 2009, ngày 22 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1781/QĐ-TTg để phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020. Trong đó, đề ra chỉ tiêu cụ thể để bảo đảm quyền được khám bệnh, chữa bệnh của NCT như sau: đến năm 2015 phải bảo đảm “100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm
sóc của gia đình, cộng đồng”; đến năm 2020 “90% tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi, bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có quy mơ từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và 100% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh có khoa lão khoa”.
4) Các quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe lâu dài
Luật người cao tuổi năm 2009 đã ghi nhận và bảo đảm quyền được chăm sóc lâu dài đối với bệnh mạn tính của NCT thơng qua việc quy định trách nhiệm của Bộ Y tế trong chăm sóc sức khỏe NCT. Trong đó, tại các điểm a, b Khoản 2 Điều 29 quy định Bộ Y tế có trách nhiệm“hướng dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của người cao tuổi” đồng thời “xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phịng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (alzheimer) và các bệnh mạn tính khác, bệnh về sức khoẻ sinh sản của người cao tuổi”.Cụ thể hơn, Khoản 6
Điều 3 Thông tư số 35/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế còn quy định việc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng NCT bị tàn tật để phòng ngừa và phục hồi các di chứng do các bệnh tai biến mạch máu não và bệnh mạn tính khác. Bên cạnh đó, Điều 6 của Thơng tư này cũng quy định chi tiết việc quản lý bệnh mạn tính cho NCT như sau “Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và các bệnh viện khác lập sổ